Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Bước đột phá chiến lược
30 năm trước, Việt Nam tạo đột phá với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nay chúng ta tiếp tục bước đột phá mới khi bắt đầu xây dựng Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, góp phần kiến tạo những mô hình phát triển mới, tạo nền tảng cho sự cất cánh nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Tiếp nối hành trình Đổi mới
Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được xây dựng vào đúng thời điểm Việt Nam chuẩn bị tổng kết 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vì thế, dù Dự thảo Luật phải tới tháng 10 năm nay mới chính thức được trình ra Quốc hội lần đầu tiên và nhiều khả năng phải đến giữa năm sau mới được xem xét thông qua, song dư luận đã ngay lập tức tìm ra sợi dây gắn kết kỳ diệu giữa hai dự luật này và cho rằng, hai dự luật đã và sẽ ghi nhận những bước đột phá về tư duy chiến lược phát triển của Việt Nam.
Ba mươi năm trước, vào cuối năm 1987, khi Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua, nền kinh tế Việt Nam chìm trong vòng xoáy khủng hoảng, với lạm phát phi mã, sản xuất và lưu thông chậm phát triển, làm không đủ ăn… Khi ấy, Việt Nam vẫn bị cấm vận kinh tế, quan hệ đối ngoại hầu như chỉ bó hẹp trong khung khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế với 12 nước xã hội chủ nghĩa (cũ).

Phú Quóc sẽ phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, tập trung vào dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí hiện đại. Ảnh: Lê Toàn
So sánh với hiện tại thì hẳn nhiên đã rất khác. Bởi sau 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, xét cả về vị thế và quy mô nền kinh tế, Việt Nam đã có thể cạnh tranh ngang ngửa với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thành tựu của 30 năm Đổi mới là điều đã luôn được khẳng định.
Nhưng nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhiều lần trầm ngâm rằng, nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phát triển chậm lại, năng lực cạnh tranh thấp. Và rằng, việc khai thác các tiềm năng tĩnh, lợi thế tự nhiên và nguồn lực của đất nước, những động lực đổi mới đã đến ngưỡng giới hạn; môi trường đầu tư của Việt Nam cũng đang mất dần tính hấp dẫn do bị cạnh tranh quốc tế...
Vì thế, việc xây dựng một mô hình phát triển mới với cơ chế, chính sách có tính đột phá để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và tạo động lực mới đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, là hết sức cần thiết. Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là nền tảng quan trọng để thiết lập mô hình phát triển mới đó - các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Vân Đồn, ở Bắc Vân Phong và ở Phú Quốc.
Ba mươi năm trước, ngay sau khi được ban hành, Luật Đầu tư nước ngoài đã được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tư duy đột phá chiến lược của Việt Nam trong sẵn sàng mở cửa cho các đối tác nước ngoài đã kéo theo hơn 308 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam kể từ thời điểm đó tới nay. Dù mới chỉ hơn phân nửa số ấy được giải ngân, nhưng tất cả các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách đều thừa nhận, không có đầu tư nước ngoài, kinh tế Việt Nam không thể có bước phát triển nhanh ngày hôm nay.
Những kỳ vọng tương tự cũng đang được đặt vào Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, dù luật này không có phạm vi điều chỉnh lớn như Luật Đầu tư nước ngoài từ 3 thập kỷ trước, mà chỉ đối với 3 đặc khu kinh tế. “Chúng sẽ tạo nên một sức hút cực lớn, các khoản đầu tư sẽ bùng nổ trong các năm tới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nói như vậy.
Nhưng hơn cả chuyện thu hút đầu tư đơn thuần, sự hình thành 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong, dựa trên nền tảng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, sẽ góp phần quan trọng kiến tạo những cực tăng trưởng mới, với tốc độ cao và duy trì trong một thời gian ổn định; tạo ra được giá trị mới và giá trị gia tăng cao trong một thời gian ngắn để bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bước đột phá chiến lược
Khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bắt đầu được dự thảo, có một câu chuyện đã luôn được nhắc tới. Đó là, các nước trên thế giới hiện nay có xu thế chủ động tạo dựng “sân chơi mới”, chủ động kiến tạo phát triển qua việc thường xuyên cập nhật mô hình phát triển mới, với thể chế, chính sách vượt trội, hướng trọng tâm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Việt Nam cũng phải bắt kịp xu thế đó, chủ động xây dựng, kiến tạo một mô hình đặc khu kinh tế mới, với những thể chế, chính sách vượt trội, với môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, minh bạch để cạnh tranh và hợp tác phát triển.
Quan điểm xây dựng Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là sẽ tạo các thể chế, chính sách vượt trội so với hiện nay và đảm bảo cạnh tranh với khu vực và quốc tế.
Thậm chí, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược còn nhiều lần khẳng định rằng, việc này đáng lẽ phải làm từ lâu. Chuyên gia này nhắc tới ý tứ mà TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam từng so sánh - đó là xây dựng đặc khu kinh tế chẳng khác nào xây tổ cho phượng hoàng đến đẻ trứng - để nhấn mạnh rằng, xây dựng đặc khu kinh tế, muốn vời phượng hoàng đến, mà lại làm tổ như cho chim sẻ thì không được.
Không nói tới chim sẻ hay phượng hoàng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ khẳng định một điều, quan điểm xây dựng Luật là sẽ tạo các thể chế, chính sách vượt trội so với hiện nay và đảm bảo cạnh tranh với khu vực và quốc tế.
Và đúng như “lời hứa” của Bộ trưởng, khi những điều luật đầu tiên của Dự thảo Luật được hé lộ, đã bắt đầu nhận thấy những sự vượt trội và đột phá. Từ chuyện tạo môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt thuận lợi, thông thoáng thông qua việc thu hẹp ngành nghề kinh doanh xuống chỉ còn 69 ngành nghề; hay xây dựng thủ tục đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đảm bảo chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được phân cấp đủ thẩm quyền cho việc cung cấp dịch vụ hành chính một cửa tại chỗ… Rồi chuyện cho phép thời hạn sử dụng đất tới 99 năm đối với một số ngành nghề ưu tiên phát triển. Hay tăng thời hạn miễn, giảm thuế, áp dụng chính sách bầu trời mở. Thậm chí, đề xuất áp dụng mô hình cơ quan hành chính không có hội đồng nhân dân…
Các cơ chế, chính sách này được đánh giá là cao hơn, vượt trội và cũng thuận lợi hơn so với các quy định hiện hành áp dụng đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao... Thậm chí, các cơ chế, chính sách này cũng được đánh giá là tương đương, hoặc cao hơn, thuận lợi hơn so với các đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore...
Có thể, không thể so sánh với các quần đảo BVI và Cayman hay Khu thương mại tự do Dubai (tại UAE)..., nhưng thể chế, chính sách cho “phượng hoàng tới làm tổ” thì đã có, ít nhất là trên Dự thảo Luật.
Ở đây, chưa bàn tới từng điều luật cụ thể, bởi tất cả mới chỉ đang là đề xuất, sẽ còn góp ý, thảo luận và chỉnh sửa. Điều quan trọng nhất là bước đột phá trong tư duy chiến lược phát triển của Việt Nam. Đầu tiên là chấp nhận một mô hình phát triển mới - đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, để từ đó xây dựng khung khổ pháp lý mới cho sự phát triển của mô hình này.
Dù dư luận vẫn gọi là các đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nhưng nói chính xác, đó là các “đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”. Có nghĩa rằng, các đơn vị này không chỉ là đặc khu kinh tế, mà còn là những đặc khu hành chính. Vị trí chiến lược, đặc biệt của cả 3 đặc khu này cho phép Việt Nam có thể thực hiện các cơ chế, chính sách mới, đột phá, đặc biệt về kinh tế - xã hội.
Và chấp nhận các thể chế, chính sách vượt trội, chứ không chỉ là ưu đãi vượt trội. Trao đổi điều này, chuyên gia Vũ Thành Tự Anh khẳng định, đó mới là điều quan trọng nhất. Bởi nếu chỉ là ưu đãi vượt trội, có thể dẫn tới hệ quả ngược, đó là chỉ thu hút được các doanh nghiệp “chân chạy”, chạy từ chỗ này qua chỗ khác, từ nước này qua nước khác để tìm kiếm ưu đãi vượt trội. Quá trình 30 năm thu hút FDI của Việt Nam đã cho thấy bài học kinh nghiệm về những nhà đầu tư đến Việt Nam để “hớt váng” ưu đãi...
Hiện thực hóa giấc mơ đặc khu
Mới chỉ là dự thảo đầu tiên của một dự luật được xây dựng trong một thời gian rất ngắn, khiến Ban Soạn thảo Luật phải làm việc đêm ngày. Nghe nói, Tổ Tư vấn, bao gồm các chuyên gia kinh tế hàng đầu, cũng đã thường xuyên có mặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng thảo luận, phác thảo từng điều luật.
Nhưng ngay bản dự thảo đầu tiên đã được đánh giá cao. Vì thế, dư luận đang kỳ vọng, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ sớm góp phần hiện thực hóa giấc mơ xây dựng các đặc khu hành chính - kinh tế của Việt Nam, biến Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong trở thành những cực tăng trưởng mới của đất nước.
“Trong chung có riêng” là điểm đặc biệt của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ngoài các quy định áp dụng chung, lại có những quy định riêng áp dụng cho từng đặc khu, phù hợp với định hướng phát triển chiến lược của mỗi đặc khu đó. Ví dụ, với Vân Đồn, sẽ là các chính sách để biến nơi này thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo; trung tâm dịch vụ hàng không, cảng biển, logistics, dịch vụ thương mại và mua sắm quốc tế... Với Phú Quốc, sẽ là thể chế, chính sách để phát triển thành trung tâm dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí hiện đại; hội nghị, triển lãm; trung tâm thương mại - dịch vụ cao cấp... Còn Bắc Vân Phong, sẽ có cơ chế để phát triển cảng biển nước sâu; dịch vụ logistics cảng biển; hình thành trung tâm thương mại - tài chính - dịch vụ cảng biển tự do…
Cả ba đặc khu này, để đảm bảo có tầm nhìn phát triển dài lâu, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho thuê tư vấn nước ngoài xây dựng quy hoạch. Các nhà đầu tư chiến lược với các dự án động lực cũng đã bắt đầu xuất hiện, đủ để đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành các đặc khu kinh tế…
Trung Quốc đã mất 30 năm để biến làng chài thành Đặc khu kinh tế Thâm Quyến phát triển như ngày hôm nay. Năm ngoái, đặc khu này đạt tổng GDP tới 294 tỷ USD, cao hơn Bồ Đào Nha, Việt Nam...
Việt Nam cũng đã có 30 năm để tiếp tục hành trình Đổi mới, từ Luật Đầu tư nước ngoài đến Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Liệu có thể kỳ vọng một tương lai phát triển rực rỡ của Việt Nam trong viễn cảnh gần?.
(Theo Báo Đầu tư)
- Cùng chuyên mục
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
Theo ông Phan Văn Mãi, mặt hàng nước giải khát mới được bổ sung vào đối tượng chịu thuế nên cần có lộ trình thực hiện để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, từng bước chuyển đổi sang các sản phẩm có hàm lượng đường thấp.
Pháp luật - 09/05/2025 09:50
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
Trung tâm xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thốt Nốt chưa được UBND TP. Cần Thơ cho thuê đất tại KCN Thốt Nốt (giai đoạn 3), chưa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp nhưng đã ký hợp đồng cho thuê lại đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê cho 2 doanh nghiệp, với diện tích 7,01 ha.
Pháp luật - 08/05/2025 06:59
Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu - Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu, với nội dung điều chỉnh 4,56 ha từ chức năng Bungalow - biệt thự nghỉ dưỡng sang chức năng đất ở biệt thự. Song, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc điều chỉnh này làm thay đổi chức năng sử dụng đất, không đảm bảo căn cứ lập quy hoạch, vi phạm quy định Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Pháp luật - 07/05/2025 13:22
Đà Nẵng hủy 27 cuộc thanh tra tại nhiều đơn vị trong năm 2025
TP. Đà Nẵng đã hủy 27 cuộc thanh tra tại các sở, ngành, địa phương do chủ trương về sắp xếp bộ máy, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, phường và tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, giám sát...
Pháp luật - 07/05/2025 07:30
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013
Nhadatu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Pháp luật - 06/05/2025 10:28
Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa bị cáo buộc nhận hối lộ 6 tỷ đồng và 20.000 USD
Cáo trạng xác định, để được trúng thầu gói thầu số 12 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bờ Nam sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Hậu đã đưa cho cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa 6 tỷ đồng và 20.000 USD. Qua đó, Hậu hưởng lợi bất chính 93,7 tỷ đồng từ nguồn tiền chủ đầu tư thanh toán.
Pháp luật - 06/05/2025 06:49
Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội thông qua 2 Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Pháp luật - 05/05/2025 19:06
Trình Quốc hội sửa, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Pháp luật - 05/05/2025 12:57
Triệt phá băng nhóm tội phạm quốc tế chuyên tống tiền doanh nhân
Bằng thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm, nhóm tội phạm đe doạ tống tiền cán bộ, doanh nhân. Ước tính số tiền bị băng nhóm tội phạm này chiếm đoạt lên đến 200 tỷ đồng.
Pháp luật - 04/05/2025 18:13
Bộ Công an cảnh báo, 'bóc trần' thủ đoạn thao túng tâm lý của tội phạm công nghệ
Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác khi giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn khi chưa xác định chính xác nhân thân, lai lịch của người đó.
Pháp luật - 03/05/2025 08:37
Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ
Bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".
Pháp luật - 02/05/2025 07:58
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5
Từ đầu tháng 5/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Chính phủ sửa đổi quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tổ chức tín dụng Việt Nam; Quy định mới về chế độ công tác phí, chi hội nghị; Chính sách mới đối với thí sinh thi đại học...
Pháp luật - 01/05/2025 06:00
741 phạm nhân kinh tế được đặc xá
Có 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 1 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2025.
Pháp luật - 29/04/2025 16:45
Cựu thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận án 6 năm tù
TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) mức án 6 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Pháp luật - 29/04/2025 11:05
Buộc Công ty LDG phải trả hơn 500 tỷ cho khách hàng
Trong vụ án xảy ra tại Khu dân cư Tân Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bị cáo Nguyễn Khánh Hưng, nguyên Chủ tịch HĐQT LDG bị tuyên án 16 tháng tù; Nguyễn Quốc Vy Liêm, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối kinh doanh - tiếp thị LDG tuyên án 12 tháng tù về tội "Lừa dối khách hàng".
Pháp luật - 28/04/2025 15:13
Khởi tố 2 bị can mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng
Công an tỉnh Lâm Đồng vừa khởi tố hai bị can về hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng. Các đối tượng đã móc nối, bán khoảng 50 tài khoản cho người Trung Quốc, thu lợi bất chính hơn 79 triệu đồng.
Pháp luật - 28/04/2025 13:47
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago