Lợi nhuận ngân hàng khả quan là tín hiệu đáng mừng

PHƯƠNG LINH
15:27 21/06/2021

Theo các chuyên gia, ngân hàng được xem là huyết mạch của nền kinh tế, ở tầm vĩ mô, khi hoạt động ngân hàng ổn định, lợi nhuận khả quan thì sẽ tạo nền tảng vững chắc để ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô.

photo1624231849848-16242318500181645996060

Mới đây, Moody’s đã nâng triển vọng tín nhiệm của 15 ngân hàng Việt Nam. Tính đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hàng tín nhiệm, gồm Moody’s, S&P và Fitch Ratings đồng loạt nâng triển vọng lên tích cực, qua đó các tổ chức đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh và ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới.

Ngân hàng khỏe – Nền tảng vững chắc để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Nhìn vào báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cuối năm 2020 và đầu năm 2021, ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam-cán bộ nghiên cứu cao cấp của Trường Harvard Kenedy thuộc Đại học Harvard, nêu quan điểm, trong bối cảnh chung hiện nay, việc các ngân hàng thương mại đạt được tỷ suất lợi nhuận bình quân cao là rất tích cực, đảm bảo sức mạnh, sức khỏe của các ngân hàng. Ông nói: "Trước đây khoảng 10 năm, chúng ta từng lo lắng cho sức khỏe ngân hàng khi nhiều ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu. Trong những năm gần đây, các ngân hàng còn phải đảm bảo đủ vốn, đáp ứng theo chuẩn Basel II. Việc lợi nhuận cao sẽ giúp ngân hàng bổ sung vốn. Việc ngân hàng có đủ vốn, hoạt động lành mạnh là cơ sở vững chắc để trong giai đoạn hậu Covid-19, hệ thống ngân hàng có thể hỗ trợ rất nhiều cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế".

Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng có báo cáo tài chính là khoảng 14,5%. Tỷ suất này chỉ nhỉnh hơn một chút so với một số ngành khác như mức 13,8% của logistic và hàng tiêu dùng hay mức 12% của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chế biến, nhưng cũng thấp hơn một số ngành khác cụ thể là ngành bất động sản (17%). "Tỷ suất lợi nhuận 14,5% cũng rất khả quan trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động tiêu cực từ Covid-19"- ông đánh giá.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, ngành ngân hàng được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng và phục hồi kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô. Nếu ngân hàng có kết quả kinh doanh khả quan thì sẽ có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, thông qua giảm lãi suất, cung ứng vốn và nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp. Ở tầm vĩ mô, cùng với kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng ổn định, lành mạnh sẽ góp phần gia tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đối với hệ thống tài chính tiền tệ và môi trường đầu tư của Việt Nam, điều đó có ý nghĩa trong việc duy trì và nâng xếp hạng tín nhiệm của quốc gia, từ đó thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành nhận định, khác với những nền kinh tế khác, ngành tài chính ngân hàng Việt Nam ít chịu tác động trong ngắn hạn của Covid-19. Các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục có thể đẩy mạnh tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt thực hiện mục tiêu kép ( vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi, vừa phải kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô). Với việc giảm lãi suất đầu vào cũng giúp ngân hàng duy trì tỷ lệ lãi ròng (chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay) từ đó giữ được lợi nhuận khả quan.

Thực tế, nhìn vào nội bộ ngành, tỷ suất lợi nhuận cũng biến thiên giữa các ngân hàng. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành cho biết, nhóm top đầu tỷ suất lợi nhuận có thể lên tới 20-27%, nhóm cuối chỉ từ 5-7%. "Nhóm ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, điều này có thể đến từ việc quản trị, đổi mới các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, nhiều ngân hàng cắt giảm chi phí hoạt động, mở rộng được thị trường, tiếp cận được doanh nghiệp tốt, phát triển tín dụng tiêu dùng, đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán số thường có mức lợi nhuận cao" - ông Thành nói.

Còn TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu nhìn vào kết quả tín dụng so với cùng kỳ năm 2020 thì có thể nói, lợi nhuận của các ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2021 có một phần vẫn đến từ hoạt động cho vay. Đến hết quý I/2021, tín dụng đã dần hồi phục khi gần đạt mức 3% (cao hơn mức 1,3% cuối tháng 3/2020 và gần bằng mức tăng 3,26% vào cuối tháng 6/2020), đến cuối tháng 6/2021, tín dụng toàn nền kinh tế ước tăng 6% so với cuối năm 2020.

Thêm nữa, sự cải thiện kết quả kinh doanh của hệ thống TCTD còn đến từ hoạt động phi tín dụng như dịch vụ, nhờ đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán.

Ông Nguyễn Trí Hiếu phân tích, trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị, điều hành, tích cực chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm được chi phí, nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận. Các ngân hàng đã ứng dụng nhiều công nghệ đột phá vào hoạt động nghiệp vụ để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện lợi mang lại trải nghiệm, lợi ích thiết thực cho khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng, từ đó thu hút lượng lớn khách hàng, gia tăng lợi nhuận từ dịch vụ.

Ngoài ra, kênh bancassurance (phân phối bảo hiểm qua ngân hàng) đang là động lực giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Một số phân tích khác cho rằng, nhiều ngân hàng thương mại có lợi nhuận "khủng" thời gian qua là do thị trường chứng khoán bùng nổ. Nhóm cổ phiếu ngân hàng lên mạnh chính là kênh tạo lợi nhuận khá lớn cho các ngân hàng. Còn Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng giải thích thêm nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận "khủng" của nhiều ngân hàng thương mại còn do kết quả thu hồi nợ xấu, khi các ngân hàng đã nỗ lực với việc bán, phát mại tài sản này và thu về được khoản lợi nhuận khổng lồ, hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, các ngân hàng thương mại hiện không bị áp lực trích lập dự phòng khi lộ trình trích lập dự phòng được kéo dài trong 3 năm và cho phép giữ nguyên nhóm nợ với nhiều khoản vay bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Điều này cũng hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trong Quý I/2021.

Ngân hàng đang "tiết kiệm" được khoản trích lập dự phòng rủi ro

Cụ thể, theo các chuyên gia, kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại thời gian gần đây chỉ là kết quả được ước tính từ chênh lệch thu - chi và thường sẽ thấp hơn khi các ngân hàng công bố báo cáo tài chính, nhất là vào cuối năm khi các ngân hàng trích lập đủ dự phòng rủi ro, khi đó con số lợi nhuận sẽ giảm.

Hơn nữa, rủi ro liên quan đến giảm lợi nhuận của tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn còn lớn khi các khoản lãi dự thu, các khoản nợ xấu tiềm ẩn vẫn ở mức cao, đặc biệt khi thực hiện theo quy định tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (có hiệu lực từ 17/5/2021) trong đó yêu cầu các TCTD phải thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo lộ trình. Cụ thể, Thông tư 03 yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung và thực hiện phân bổ số tiền này trong 3 năm, tối thiểu 30% tại thời điểm cuối năm 2021, tối thiểu 60% tại thời điểm cuối năm 2022 và 100% tại thời điểm cuối năm 2023.

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) nhận xét, báo cáo lợi nhuận của hệ thống ngân hàng chưa phản ánh đầy đủ, bởi vì vào cuối năm các ngân hàng mới trích lập đủ dự phòng rủi ro, khi đó các khoản lãi sẽ giảm.

Ông Lực phân tích: "Thông tư 03 của NHNN cho phép ngân hàng chưa phải chuyển nhóm nợ với các khoản nợ cơ cấu lại, khoảng 357.000 tỉ, để cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay. Đó là chính sách tôi cho là khá nhân văn. Đến cuối năm nay, các ngân hàng bắt buộc phải trích lập dự phòng rủi ro cho phần tín dụng tiềm ẩn nợ xấu (khoảng 40.000 - 44.000 tỷ đồng). Khoản này sẽ được trừ vào lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng sẽ không còn mức lãi "khủng" như báo cáo".

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, với những quy định tại Thông tư 03, khách hàng vay, chủ yếu là các doanh nghiệp chính là người hưởng lợi trước tiên từ chính sách này, còn TCTD vẫn phải có trách nhiệm thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản vay này (theo lộ trình), khi đó, con số lợi nhuận sẽ giảm tại một số TCTD. Đối với doanh nghiệp, phạm vi khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ được mở rộng hơn so với Thông tư 01. Do vậy, Thông tư 03 sẽ hỗ trợ được nhiều khách hàng (doanh nghiệp) hơn trong việc cơ cấu lại dòng tiền, phục hồi sản xuất kinh doanh. Đồng thời, khách hàng được cơ cấu lại nợ phù hợp với dòng tiền do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn. Quy định mới còn khuyến khích TCTD cho vay mới khách hàng để duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua khó khăn, thực hiện trả nợ đúng hạn cho TCTD theo thời hạn cơ cấu lại do tạm thời chưa phải ghi nhận rủi ro thực tế đối với số dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 (thông qua việc giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng).

Ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc thực hiện quy định tại Thông tư 03 nói trên giúp các ngân hàng "tiết kiệm" được chi phí dự phòng cho năm 2021 và 2022, đồng nghĩa với lợi nhuận ngân hàng "phình" lên cho năm nay và năm sau từ khoản "tiết kiệm" này. Ông nói: "Các khoản nợ xấu nếu không được cải thiện thì sự thiệt hại không đến trước cũng sẽ đến sau. Điều này còn liên quan đến sức khỏe của doanh nghiệp khi chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 làm suy giảm khả năng trả nợ, nguy cơ nợ xấu sẽ gia tăng trong tương lai. Nếu bây giờ dự phòng ít (của để dành ít) thì trong tương lai phải lấy lợi nhuận ra bù đắp cho thiệt hại khi nợ xấu không thu hồi được".

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành cũng nhìn nhận, hiện nay, các ngân hàng dù vẫn tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro nhưng nợ xấu dưới tác động của Covid-19 chưa xuất hiện nhiều, cuối năm 2020 và Quý I năm 2021 lợi nhuận thời điểm này chưa phản ánh được nợ xấu có thể phát sinh. Trong thời gian tới, dưới tác động của Covid vẫn tiếp diễn rất phức tạp, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại có thể không được cao như cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã có những chính sách, giải pháp kịp thời, thiết thực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19, điển hình là việc ban hành Thông tư 01 và Thông tư 03 sửa đổi Thông tư 01.

Theo số liệu của NHNN, đến ngày 17/5/2021, các TCTD đã triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, trong đó cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 260 nghìn khách hàng với dư nợ trên 347 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất vay vốn cho hơn 675 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1, 2 triệu tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến cuối tháng 5/2021 đạt trên 3,4 triệu tỷ đồng cho hơn 476 nghìn khách hàng.

Ngoài ra, để giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và người dân, NHNN đã điều chỉnh giảm 3 lần lãi suất điều hành trong năm 2020, theo đó, mặt bằng lãi suất liên tục giảm (đến cuối tháng 4/2021, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm khoảng 0,3% so với cuối năm 2020). Nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, các ngân hàng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, cũng như nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay.

(Theo Nhịp sống kinh tế)

  • Cùng chuyên mục
BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp

BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp

BVBank sẽ thực hiện chuyển sàn năm nay để đón đầu các triển vọng khởi sắc sắp tới. Đồng thời, ngân hàng chào bán tiếp cổ phiếu cho cổ đông và ESOP để tăng vốn lên 7.676 tỷ đồng.

Tài chính - 16/04/2025 08:23

Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%

Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình khẳng định mục tiêu kinh doanh năm 2025 dù khó khăn, song Tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá.

Tài chính - 15/04/2025 17:40

Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu

Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu

Giá lao dốc sau biến cố thuế quan, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu bất chấp việc giảm vốn. Các lãnh đạo cũng dự chi hàng chục tỷ gom cổ phiếu.

Tài chính - 15/04/2025 13:16

Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Dù TTCK trong nước đã có những biến động do sự kiện áp thuế đối ứng, song HĐQT Chứng khoán MB nhìn nhận vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi và thông tin hỗ trợ tích cực như Chính phủ giảm chi phí, thuế, nâng hạng thị trường chứng khoán...

Tài chính - 15/04/2025 12:50

Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu

Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu

Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng nhà đầu tư cá nhân không nên tham gia lướt sóng hay sử dụng margin vào lúc này vì rủi ro biến động giá vẫn rất cao.

Tài chính - 15/04/2025 10:47

Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết

Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là một biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để giải quyết hữu hiệu vấn đề "chuyển giá".

Tài chính - 15/04/2025 07:41

‘Vững vàng’ như cổ phiếu VIC

‘Vững vàng’ như cổ phiếu VIC

Với diễn biến tích cực của VIC, VHM và VRE, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (theo Forbes) hiện đạt 8,4 tỷ USD, đứng thứ 344 top người giàu trên thế giới.

Tài chính - 14/04/2025 15:32

Chủ tịch Hưng Thịnh Incons: ‘Chậm lại là để đi nhanh hơn’

Chủ tịch Hưng Thịnh Incons: ‘Chậm lại là để đi nhanh hơn’

Hưng Thịnh Incons đánh giá ngành xây dựng có triển vọng tích cực năm nay. Doanh nghiệp đã tiến hành tái cấu trúc và kỳ vọng có sự chuyển mình mạnh mẽ.

Tài chính - 14/04/2025 11:10

Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán

Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán

Sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo và giải chấp ngắn hạn, niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán khi VN-Index tăng liên tiếp trong 2 phiên 10/4 và 11/4.

Tài chính - 14/04/2025 06:45

Cơ hội vàng để sở hữu ngân hàng 100% vốn ngoại

Cơ hội vàng để sở hữu ngân hàng 100% vốn ngoại

Suốt 8 năm qua, không có thêm ngân hàng 100% vốn nước ngoài nào được thành lập tại Việt Nam. Do vậy, giấy phép ngân hàng 100% vốn ngoại là cơ hội vàng cho nhà đầu tư.

Tài chính - 13/04/2025 13:05

Lộ diện những khoản chia thưởng ‘khủng’ sau mùa đại hội

Lộ diện những khoản chia thưởng ‘khủng’ sau mùa đại hội

Hàng loạt doanh nghiệp lớn lên kế hoạch chia thưởng khủng cho 2024 như Đạm Phú Mỹ, Vinamilk, Sabeco, IDICO… Có đơn vị tăng đáng kể cổ tức so với kế hoạch ban đầu.

Tài chính - 13/04/2025 09:17

Đồng đô la đang mất dần vị thế như một tài sản trú ẩn an toàn

Đồng đô la đang mất dần vị thế như một tài sản trú ẩn an toàn

Đồng đô la đã trở thành nạn nhân mới nhất của tình trạng hỗn loạn của thị trường trong tuần này khi cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng tồi tệ, có nguy cơ làm chệch hướng tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

Tài chính - 13/04/2025 09:16

Việt Nam cần chủ động các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Việt Nam cần chủ động các kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Những khó khăn, thách thức mới phát sinh từ chính sách thuế quan của Mỹ cũng là cơ hội lớn để Việt Nam nhanh chóng điều chỉnh chính sách phát triển, chủ động các định hướng giải pháp lớn.

Tài chính - 12/04/2025 12:14

Sân chơi 'tài chính thông minh' cho thế hệ Z, Alpha

Sân chơi 'tài chính thông minh' cho thế hệ Z, Alpha

Tạo sân chơi "Tài chính thông minh" nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của thế hệ Z, Alpha về tài chính cá nhân hướng tới mục tiêu phát triển tài chính toàn diện.

Ngân hàng - 11/04/2025 16:49

Chứng khoán tăng mạnh, nhà đầu tư nên giao dịch thế nào?

Chứng khoán tăng mạnh, nhà đầu tư nên giao dịch thế nào?

Theo các chuyên gia, nhà đầu tư nên có tâm lý thận trọng, không nên phản ứng thái quá như bán tháo khi tin xấu xuất hiện hoặc mua đuổi khi thị trường tăng nóng.

Tài chính - 11/04/2025 15:40

Lọc cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực

Lọc cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực

Diễn biến tăng điểm của VN-Index được dự báo sẽ còn được duy trì trong các phiên tới. Nhà đầu tư được khuyến nghị nên chọn lọc giải ngân các cổ phiếu có hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, ít chịu sự tác động trực tiếp từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Tài chính - 11/04/2025 14:08