Khó như tuân thủ pháp luật khi giải thể

LS.TRƯƠNG THỊ HIỀN
10:20 20/06/2021

Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh càng lúc càng nghiêm trọng, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Một quá trình chuẩn bị thủ tục phức tạp kéo dài cùng sự bất hợp lý của pháp luật khiến việc giải thể trở thành một nỗi ám ảnh với doanh nghiệp.

4d36c_giaithe_ktsg

Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh càng lúc càng nghiêm trọng, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Trong khi đó, giải thể doanh nghiệp là cả một quá trình thủ tục dài và phức tạp mà nhiều khi trở thành nỗi ám ảnh của những người có liên quan. Các quy định bất hợp lý của pháp luật cũng góp phần vào nỗi ám ảnh đó.

Trong phạm vi bài viết này, người viết xin tập trung vào những quy định bất hợp lý về các hoạt động bị cấm kể từ khi doanh nghiệp có quyết định giải thể.

Cấm chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực

Điểm e khoản 1 điều 211 của Luật Doanh nghiệp 2020 (LDN) quy định: kể từ khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm “chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực”. Quy định này kế thừa nguyên vẹn điều 205 của LDN 2014.

Trước khi phân tích sự bất hợp lý của điều cấm này, xin được tóm tắt trình tự giải thể doanh nghiệp tự nguyện theo LDN như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể;

Bước 2: Doanh nghiệp gửi thông báo giải thể cho phòng đăng ký kinh doanh (PĐKKD), cơ quan thuế có thẩm quyền và người lao động của doanh nghiệp;

Bước 3: Doanh nghiệp tổ chức thanh lý tài sản, thu hồi nợ, trả nợ, trả lương/thưởng/trợ cấp cho người lao động, quyết toán thuế... (bao gồm việc ký kết/chấm dứt các hợp đồng cần thiết để thanh lý tài sản, tất toán các nghĩa vụ theo hợp đồng...), chia tài sản còn lại cho chủ doanh nghiệp;

Bước 4: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể cho PĐKKD;

Bước 5: PĐKKD ra thông báo giải thể.

Như vậy, theo điều cấm nêu trên, doanh nghiệp sau khi ban hành quyết định giải thể (tương ứng bước 1) thì không được chấm dứt các hợp đồng đang có hiệu lực, nhưng đó lại là việc cần phải thực hiện để hoàn tất bước 3. Trên thực tế, doanh nghiệp gần như không thể không vi phạm điều cấm này trừ khi họ không có bất kỳ hợp đồng nào đang có hiệu lực vào ngày ra quyết định giải thể. Còn nếu tuân thủ quy định này, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với đối tác/nhà cung cấp/người lao động theo các hợp đồng đang có hiệu lực sẽ vẫn tiếp tục, và do đó, doanh nghiệp cũng sẽ không thể thực hiện được bước 4 để hoàn tất việc giải thể.

Để tránh vi phạm điều cấm này, có ý kiến cho rằng doanh nghiệp nên cố gắng chấm dứt các hợp đồng đang có hiệu lực trước khi ra quyết định giải thể. Khi ấy, việc gì xảy ra?

Đối với các hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thuê tài sản..., việc chấm dứt hợp đồng hoàn toàn khả thi. Dựa trên các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không có lý do, doanh nghiệp chỉ có rủi ro tổn thất về tài chính do bị đối tác/nhà cung cấp phạt vi phạm hợp đồng hay bị yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện và sẵn lòng chi trả, bồi thường thì sẽ không dẫn đến các khả năng tranh chấp, kiện tụng.

Đối với hợp đồng thuê đất/văn phòng làm trụ sở, việc chấm dứt hợp đồng cũng hoàn toàn khả thi theo Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Tuy nhiên, xét theo LDN và trên thực tế, việc này không thể thực hiện, vì ở thời điểm này doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và không thể đăng ký bỏ địa chỉ trụ sở trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; không thể không có nơi cất giữ tài sản, giấy tờ của doanh nghiệp, nơi cho người lao động làm việc...

Đối với hợp đồng lao động (HĐLĐ), việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn hoặc chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn mà không có lý do theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ) sẽ gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp, chưa kể việc doanh nghiệp không thể chấm dứt HĐLĐ nếu người lao động không đồng ý. Việc chấm dứt HĐLĐ phải tuân theo các trường hợp chấm dứt HĐLĐ hoặc các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo BLLĐ, nếu không sẽ bị xem là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo điều 41 BLLĐ.

Quy định riêng về việc chấm dứt HĐLĐ theo BLLĐ

Khoản 7, điều 34 BLLĐ quy định HĐLĐ sẽ chấm dứt trong trường hợp “người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”. Còn theo điều 45 của bộ luật này, “thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động”. Đối chiếu với quy định của LDN, người ta không xác định được “thông báo chấm dứt hoạt động” tại điều 45 BLLĐ thuộc văn bản nào theo quy trình giải thể 5 bước.

Giả sử có hướng dẫn “thông báo chấm dứt hoạt động” là quyết định giải thể của doanh nghiệp theo bước 1 thì hướng dẫn này lại mâu thuẫn với điều cấm của LDN được nêu ở trên. Và chắc hẳn không thể có hướng dẫn về “thông báo chấm dứt hoạt động” là thông báo giải thể của PĐKKD theo bước 5, vì điều đó sẽ không có ý nghĩa, bởi doanh nghiệp phải chấm dứt tất cả các HĐLĐ tại bước 3 mới có thể có thông báo giải thể theo bước 5.

Trên thực tế, từng có một doanh nghiệp có vốn nước ngoài bị một số người lao động khởi kiện về việc chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật dù doanh nghiệp đó có ra quyết định giải thể và có thông báo chấm dứt HĐLĐ với người lao động trước thời hạn theo đúng quy định. Tòa án sơ thẩm đã bác đơn khởi kiện của những người lao động vì cho rằng doanh nghiệp đã ra quyết định giải thể thì được quyền chấm dứt HĐLĐ với người lao động để tất toán các nghĩa vụ của doanh nghiệp và giải thể.

Tuy nhiên, khi những người lao động đó kháng cáo, Tòa án phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo và tuyên doanh nghiệp đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật vì đã vi phạm điều 205 LDN 2014 (mặc dù điều 41 BLLĐ 2012 có quy định rõ “đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của bộ luật này”).

Bản án này đã gây xôn xao dư luận. Một số người cho rằng nó được ban hành không đúng theo quy định của pháp luật vì đã không căn cứ vào các quy định của BLLĐ để quyết định về một vấn đề hoàn toàn thuộc phạm vi điều chỉnh của BLLĐ. Một số người khác lại cho rằng thẩm phán có cơ sở pháp lý khi không công nhận một hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, vì doanh nghiệp không chỉ phải tuân thủ pháp luật lao động mà còn phải tuân thủ các pháp luật khác trong đó có LDN.

Các hành vi bị cấm khác

Theo khoản 1 điều 205 LDN 2014, khoản 1 điều 211 LDN 2020, ngoài bị cấm chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực, doanh nghiệp khi giải thể còn bị cấm một số hoạt động khác. Như việc doanh nghiệp bị cấm “từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ”. Đây là điều cấm không hợp lý đối với trường hợp doanh nghiệp đã tất toán hết các nghĩa vụ và đang có một số đối tác còn nợ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xóa hoặc giảm nợ để chấm dứt hợp đồng với đối tác nhằm hoàn tất việc giải thể thì sẽ vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp cũng bị cấm “ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện việc giải thể doanh nghiệp”. Điều cấm này cũng không hợp lý đối với trường hợp doanh nghiệp cần chuyển trụ sở, như chuyển đến địa điểm nhỏ hơn để cắt giảm chi phí thuê văn phòng.

Điều cấm khác là cấm “cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản”. Điều này cũng không hợp lý đối với doanh nghiệp cần thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình để thu xếp tài chính, hoặc có tài sản cho thuê trong thời gian chờ giải thể, nhất là khi thời gian giải thể có thể sẽ kéo dài vì còn phải thực hiện việc quyết toán thuế với cơ quan thuế địa phương.

Ngoài ra, điều cấm doanh nghiệp “huy động vốn dưới mọi hình thức” cũng không hợp lý đối với những doanh nghiệp cần thu xếp nguồn tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong thời gian chưa thanh lý được tài sản hay thu hồi được nợ.

Có thể thấy những quy định bất hợp lý này không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà còn ẩn chứa rủi ro bất ổn về mặt xã hội, dẫn đến các tình huống khiếu kiện không cần thiết. Thiết nghĩ chúng cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn để vừa tăng tính khả thi, vừa tạo sự an tâm cho doanh nghiệp một khi họ đã chẳng đặng đừng phải làm các thủ tục đóng cửa doanh nghiệp.

(Theo TBKTSG)

  • Cùng chuyên mục
Trái chiều dự báo biến động tỷ giá

Trái chiều dự báo biến động tỷ giá

Nửa cuối năm 2025 là một giai đoạn khó khăn với chính sách tiền tệ, điều hành tỷ giá trong bối cảnh các chỉ tiêu tăng trưởng được đặt ở mức cao nhưng bối cảnh trong nước và quốc tế lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tài chính - 26/06/2025 09:16

543 căn thấp tầng dự án Hoàng Huy New City II được phép kinh doanh

543 căn thấp tầng dự án Hoàng Huy New City II được phép kinh doanh

543 căn nhà ở thương mại (nhà ở thấp tầng) hình thành trong tương lai, thuộc dự án Hoàng Huy New City II của CRV, đã đủ điều kiện được bán.

Tài chính - 26/06/2025 06:44

Cổ phiếu LIZEN ‘ngủ đông’ đến khi nào?

Cổ phiếu LIZEN ‘ngủ đông’ đến khi nào?

Tình hình hoạt động kinh doanh của LIZEN dần cải thiện nhưng cổ phiếu lầm lũi đi xuống, hiện đã rớt xuống dưới mệnh giá.

Tài chính - 25/06/2025 06:45

Nhà đầu tư lo lắng, Chủ tịch Danh Khôi trấn an bằng kế hoạch mới

Nhà đầu tư lo lắng, Chủ tịch Danh Khôi trấn an bằng kế hoạch mới

Chủ tịch Tập đoàn Danh Khôi Lê Thống Nhất cho rằng, năm 2024, do bối cảnh kinh tế tiếp tục có nhiều biến động, điều kiện thị trường không thuận lợi để triển khai phát hành theo kế hoạch. Do đó, HĐQT Tập đoàn Danh Khôi thống nhất phương án hủy phương án 100 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng.

Tài chính - 24/06/2025 17:48

Tăng 2 phiên liên tiếp, VN-Index áp sát mốc 1.370 điểm

Tăng 2 phiên liên tiếp, VN-Index áp sát mốc 1.370 điểm

Sau 2 phiên đầu tuần tăng điểm liên tục, VN-Index đang ở vùng giá cao nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.

Tài chính - 24/06/2025 16:22

Chủ tịch Gemadept: Nửa đầu năm rất tốt nhưng phải thận trọng với thuế quan

Chủ tịch Gemadept: Nửa đầu năm rất tốt nhưng phải thận trọng với thuế quan

Năm 2025, Gemadept lên kế hoạch lợi nhuận cơ bản 1.800 tỷ đồng nhưng phấn đấu đạt 2.000 tỷ đồng. Nửa đầu năm ước thực hiện 61% kế hoạch.

Tài chính - 24/06/2025 14:25

Nhà đầu tư nên hành động như nào trong giai đoạn hiện nay?

Nhà đầu tư nên hành động như nào trong giai đoạn hiện nay?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích BSC cho rằng thị trường chứng khoán sẽ giữ được đà đi lên, vượt qua những thách thức từ bên ngoài và nhà đầu tư nên nhìn vào tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn.

Tài chính - 24/06/2025 13:42

Ông Trump tuyên bố Iran và Israel ngừng bắn, cổ phiếu dầu khí lao dốc

Ông Trump tuyên bố Iran và Israel ngừng bắn, cổ phiếu dầu khí lao dốc

Trong khi các cổ phiếu dầu khí đồng loạt lao dốc, thì chỉ số đại diện sàn HoSE tăng hơn 5 điểm với số mã tăng lên đến 181 cổ phiếu.

Tài chính - 24/06/2025 11:07

Cổ phiếu VIC sẽ tiếp tục 'kéo' VN-Index?

Cổ phiếu VIC sẽ tiếp tục 'kéo' VN-Index?

Nhiều công ty chứng khoán lạc quan đánh giá VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm trong các phiên tới, song một số đơn vị cho rằng vùng giá hiện tại không đủ hấp dẫn để giải ngân mua mới.

Tài chính - 24/06/2025 06:45

Động lực giúp VN-Index lên vùng cao nhất 3 năm

Động lực giúp VN-Index lên vùng cao nhất 3 năm

VN-Index tiếp tục lên vùng cao mới với động lực đến từ nhóm Vingroup, dầu khí và bất động sản khu công nghiệp. Câu chuyện thuế quan sẽ là tâm điểm tuần này.

Tài chính - 23/06/2025 16:07

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí 'hút tiền'

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí 'hút tiền'

Trong khi chỉ số đại diện sàn HoSE điều chỉnh nhẹ, nhiều cổ phiếu dầu khí tăng điểm mạnh, có mã còn tăng hết biên độ.

Tài chính - 23/06/2025 11:58

Lộ diện nhóm nhà đầu tư nước ngoài muốn tái cơ cấu SCB, bà Trương Mỹ Lan có động thái mới

Lộ diện nhóm nhà đầu tư nước ngoài muốn tái cơ cấu SCB, bà Trương Mỹ Lan có động thái mới

Thông qua sự hợp tác cùng các đối tác trong và ngoài nước, nhóm nhà đầu tư của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã đề xuất phương án tỷ USD nhằm tái cơ cấu ngân hàng SCB.

Tài chính - 23/06/2025 08:17

Một 'chương' mới của Hoàng Huy Group

Một 'chương' mới của Hoàng Huy Group

Bước hợp nhất CRV vào HHS đánh dấu hoàn tất quá trình tái cấu trúc hệ sinh thái Hoàng Huy Group, mở ra giai đoạn phát triển mới với nhiều kỳ vọng cho tập đoàn này.

Tài chính - 23/06/2025 07:02

Qua ‘bể dâu’, loạt doanh nghiệp tri ân nhân viên bằng cổ phiếu

Qua ‘bể dâu’, loạt doanh nghiệp tri ân nhân viên bằng cổ phiếu

Nhiều doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu thưởng hoặc chào bán giá ưu đãi cho nhân viên, số lượng lên đến hàng chục triệu đơn vị như Novaland, TTC AgriS, HAGL.

Tài chính - 23/06/2025 06:45

Giữ tỷ trọng hợp lý để hạn chế rủi ro thị trường

Giữ tỷ trọng hợp lý để hạn chế rủi ro thị trường

Trong bối cảnh nhiều yếu tố rủi ro vẫn hiện hữu, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ danh mục ở trạng thái cân bằng, tránh gia tăng tỷ trọng quá mức.

Tài chính - 22/06/2025 09:09

Nhiều doanh nghiệp trong nhóm FLC triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Nhiều doanh nghiệp trong nhóm FLC triệu tập đại hội cổ đông bất thường

Các công ty FLC Group, FLC Faros (ROS), HAI Agrochem (HAI) và FLC Stone (AMD) đã đồng loạt ra nghị quyết triệu tập ĐHĐCĐ bất thường.

Tài chính - 22/06/2025 06:45