Lo công nghệ thải loại tràn vào Việt Nam từ xung đột Mỹ - Trung
Độ mở lên tới hơn 220% trong 9 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt Nam dễ bị cuốn vào vòng xoáy của những biến động kinh tế.
Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ chưa tác động trực tiếp tới Việt Nam trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì có nhiều nguy cơ.
- Xung đột thương mại Mỹ - Trung đang leo thang, nhất là sau khi tuyên bố Mỹ đánh thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc có hiệu lực. Với độ mở kinh tế lớn, điều gì đáng lo ngại với Việt Nam, thưa ông?

Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê. Ảnh: H.Thu/VNE
- Nền kinh tế độ mở lớn cũng sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của những biến động kinh tế. Độ mở nền kinh tế Việt Nam tăng đều qua các năm, 9 tháng đầu năm nay độ mở này đạt 229%, chứng tỏ nền kinh tế tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu.
Theo tôi, hiện tác động của chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung vẫn chưa ảnh hưởng rõ rệt tới Việt Nam. Nhưng về dài hạn sẽ tạo áp lực đến điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, lạm phát và sản xuất trong nước.
Nếu chiến tranh thương mại kéo dài, Mỹ mở rộng bảo hộ thương mại thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu. Nên nhớ Việt Nam đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, thứ 5 quy mô thương mại với Mỹ.
Trước xu hướng chính sách gia tăng bảo hộ thương mại thì rủi ro lớn nhất đó là Mỹ sẽ đưa ra rào cản kỹ thuật, thương mại, thuế... lên hàng hoá các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ hiện nay như dệt may, điện tử, điện thoại, da giày sẽ chịu tác động.
Ngoài ra, xung đột Mỹ Trung đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc, sang các nước khác. Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc nên có thể dòng đầu tư này sẽ chuyển dịch sang nước ta.
Điểm bất lợi ở đây chính là những dự án đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ thấp, gây ô nhiễm... tràn sang Việt Nam.
Vấn đề vốn ô nhiễm (vốn đầu tư vào các dự án gây ô nhiễm) và công nghệ rác thải, kỹ thuật lạc hậu... từ Trung Quốc đã được cảnh báo nhiều năm nay. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tăng khả năng các dự án trên phá sản và buộc chuyển dịch sang nước thứ ba.
Rủi ro nữa về gian lận thương mại khi hàng Trung Quốc vào Việt Nam, núp bóng nhãn hiệu, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để xuất sang Mỹ.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, một số nước lớn, nhất là Trung Quốc sẽ đẩy mạnh liên kết song phương. Do đó, Việt Nam cần tính toán để có đủ điều kiện về năng lực tham gia cuộc chơi này.
- Nhưng chắc chắn nhiều người tin chúng ta sẽ có được cơ hội từ cuộc chiến thương mại này. Ông thấy sao?
- Xung đột Mỹ – Trung cho thấy chiều hướng chiến lược của Mỹ đang kiềm chế Trung Quốc ở nhóm hàng, lĩnh vực công nghệ cao để Trung Quốc không thành công trong chiến lược “Made in China 2015”. Nếu khai thác thì đây là điểm thuận cho phát triển của Việt Nam trong tương lai, nhất là cơ hội thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng chúng ta có lợi thế như dệt may, da giày... sang Mỹ.
Tôi cũng cho rằng, cuộc chiến này sẽ tạo ra động lực mạnh hơn cho Việt Nam trong triển khai liên kết kinh tế, đẩy mạnh đa phương hoá và tìm kiếm thị trường mới. Đơn cử, xung đột Mỹ - Trung sẽ đẩy các nước, trong đó có Việt Nam tiến tới ký và thông qua nhanh các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP... Đây cũng là chủ trương của Chính phủ trong quan hệ ngoại giao, kinh tế.
- Việt Nam cần lưu ý gì để tránh những rủi ro từ cuộc chiến này?
- Cuộc chiến nào cũng sẽ đem lại tác động hai mặt. Chúng ta phải gạn lọc và phát huy cơ hội, hạn chế rủi ro.
Chẳng hạn, trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 9 tháng qua số lượng dự án tăng lên nhưng đã bắt đầu xuất hiện dự án quy mô vốn nhỏ dưới 1 triệu USD. Với số dự án này chúng ta cần rà soát, sàng lọc kỹ để gạt dự án công nghệ thấp, ảnh hưởng môi trường, chất lượng sản phẩm kém... đổ vào Việt Nam.
Thời điểm này chúng ta cần sàng lọc thu hút đầu tư nước ngoài chứ không phải thu hút bằng mọi giá như cách đây 30 năm. Làm được như vậy cũng sẽ ngăn được việc các nước bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến thương mại này lợi dụng và tận dụng Việt Nam như bến đỗ của mình.
- Trở lại với tình hình kinh tế nội tại, tăng trưởng kinh tế (GDP) trong 9 tháng năm 2018 đạt cao nhất 8 năm qua. Trong khi đó, Ngân hàng châu Á (ADB) trong công bố lại vừa hạ tăng trưởng Việt Nam từ 7,1% xuống 6,9%. Ông nghĩ sao về động thái này?
- Trước đây họ thường đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp hơn số liệu của Tổng cục thống kê, nhưng gần đây các dự báo lại thường cao hơn. Việc họ điều chỉnh như vậy theo tôi là bình thường.
Với những số liệu thống kê hiện có, chúng tôi cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ đạt cận trên mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đề ra 6,5- 6,7%.
Tuy vậy, qua tình hình kinh tế 9 tháng, nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhà máy trong ngành chế biến chế tạo, nhà máy thuỷ điện... đã hoàn thành, đưa vào vận hành nên năng lực nền kinh tế đã tăng lên. Đây là cơ sở giúp tăng trưởng kinh tế tốt trong quý IV và năm tới. Với tình hình diễn biến 9 tháng qua thì nhiều khả năng tăng trưởng cả năm 2018 sẽ vượt mục tiêu 6,7%.
- Theo ông giải pháp nào để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng cao năm nay nhưng vẫn kìm giữ lạm phát dưới 4%?
- Chúng ta cũng cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản với hoạt động doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cá thể. Chính sách tiền tệ cũng cần được điều hành linh hoạt, thận trọng; lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường.
Về phía các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường trong nước và thế giới, diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để có ứng phó kịp thời. Bên cạnh củng cố, phát triển thị trường trong nước, chúng ta cũng cần đẩy mạnh tìm kiến, mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho hàng nông sản; kiểm soát chặt hàng nhập khẩu, nhất là hàng tạm nhập, tái xuất, phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
(Theo VnExpress)
- Cùng chuyên mục
Dòng vốn đầu tư vào Bình Định tăng gần 400%
Từ đầu năm tới nay, Bình Định thu hút 42 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 14.331 tỷ đồng. Theo thống kê, số dự án thu hút đầu tư mới tăng 90,9% và tổng số vốn đăng ký đầu tư tăng gần 400% so với cùng kỳ năm 2024.
Đầu tư - 18/05/2025 13:37
'Cha đẻ' Pi Network lộ diện, thừa nhận chưa hoàn toàn 'mở mạng'
Trái với dự đoán sẽ "gây sốt" và giúp vực dậy Pi Network, sự xuất hiện của Nicolas Kokkalis lại làm đồng tiền ảo này rớt giá sâu thêm.
Đầu tư - 18/05/2025 09:24
Quảng Ninh: Điểm đến chiến lược cho dòng vốn đầu tư quốc tế
Với lợi thế hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư minh bạch và chính sách cởi mở, Quảng Ninh đang nổi lên là điểm đến chiến lược cho các nhà đầu tư quốc tế. Từ những dự án hiện đại đến cam kết đồng hành của chính quyền, tỉnh này hứa hẹn trở thành trung tâm thu hút FDI hàng đầu miền Bắc.
Đầu tư - 17/05/2025 15:58
Phó thủ tướng chỉ ra nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao
Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, việc quản lý thị trường chưa hiệu quả là một trong những lý do khiến giá bất động sản tăng cao. Nhiều thủ tục hành chính còn vướng mắc, từ phê duyệt chủ trương đầu tư, quy hoạch, định giá đất…
Đầu tư - 17/05/2025 08:26
Tập đoàn Trump sắp trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất từ trước đến nay tại Hưng Yên
Dự án 1,5 tỷ USD của Tập đoàn Trump ở Hưng Yên có tiến triển mới khi Chính phủ ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 17/05/2025 07:32
THILOGI hoàn thành nạo vét luồng Kỳ Hà, mở tuyến hàng hải tới Ấn Độ
THILOGI hoàn tất nạo vét luồng Kỳ Hà - tuyến luồng chính vào cảng quốc tế Chu Lai; đồng thời mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Chu Lai - Ấn Độ.
Đầu tư - 17/05/2025 07:24
Quảng Ngãi đổi chủ đầu tư đối với 8 dự án nghìn tỷ
8 dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.
Đầu tư - 16/05/2025 15:43
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã hiện diện tại nhiều ngành kinh tế, trải rộng từ thương mại, nông nghiệp đến tài chính, du lịch, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Đầu tư - 16/05/2025 14:19
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ, trao nhiều văn kiện hợp tác kinh tế-đầu tư
Các văn kiện trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, giáo dục, an ninh sẽ tạo tiền đề cho việc cụ thể hóa các nội dung hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Đầu tư - 16/05/2025 14:07
Tăng trưởng kinh tế không thể bám mãi vào 'mặt đất'
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, vùng Thủ đô trong tư duy mới không chỉ là không gian gắn với Hà Nội, mà là trung tâm của trung tâm, là điểm hội tụ và lan tỏa của các nguồn lực phát triển. Tăng trưởng không thể bám mãi vào "mặt đất" với những giới hạn về quỹ đất, hạ tầng, dân số. Do đó, cần mở rộng không gian vật lý sang không gian số, không gian ngầm, không gian trên cao, không gian biển, thậm chí là không gian vũ trụ.
Đầu tư - 16/05/2025 10:58
Bình Định nghiên cứu làm sân golf trên núi Vũng Chua
Bình Định đang nghiên cứu quy hoạch khu vực núi Vũng Chua (TP. Quy Nhơn) thành một tổ hợp đa chức năng, bao gồm: Sân golf, khu đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng…
Đầu tư - 16/05/2025 09:33
Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường kiến nghị nghiên cứu bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số nhóm dự án cụ thể hoặc khoanh vùng phạm vi áp dụng; thí điểm bỏ cấp phép xây dựng với các chủ đầu tư uy tín.
Đầu tư - 16/05/2025 09:02
Toàn cảnh 'siêu thành phố' miền Trung khi hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam
Sau hợp nhất, TP. Đà Nẵng mới có diện tích tự nhiên hơn 11.867km2, quy mô dân số hơn 3 triệu người. Trung tâm chính trị - hành chính sau khi hợp nhất đặt tại quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng hiện nay).
Đầu tư - 16/05/2025 06:45
Thiên Hưng Mỹ Thọ 'trúng' 3 dự án cụm công nghiệp tại Bình Định
Bình Định vừa phê duyệt ba dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 630 tỷ đồng.
Đầu tư - 15/05/2025 20:54
VinaCapital: Nghị quyết 68 tạo sức bật cho nền kinh tế tư nhân
Bộ Chính trị mới đây ban hành Nghị quyết 68 – một chỉ thị quan trọng, được kỳ vọng sẽ tạo sự thay đổi lớn trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Đầu tư - 15/05/2025 13:18
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được mở rộng vào tháng 8/2025
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng để nâng quy mô từ 2 làn lên thành 4 làn xe, dự kiến khởi công vào tháng 8/2025.
Đầu tư - 15/05/2025 10:03
- Đọc nhiều
-
1
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
2
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
3
'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 month ago