Lĩnh vực đang hút dòng vốn FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long

Nhàđầutư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng bức xạ nhiệt cao, 7/13 tỉnh có mặt tiếp giáp biển, khu vực này được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đây là lĩnh vực đang được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
AN HÒA
08, Tháng 08, 2022 | 06:30

Nhàđầutư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng bức xạ nhiệt cao, 7/13 tỉnh có mặt tiếp giáp biển, khu vực này được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đây là lĩnh vực đang được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

dien gio Bac Lieu

Năng lượng tái tạo - động lực mới thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL. Ảnh CTV

Năng lượng tái tạo-động lực mới cho vùng ĐBSCL

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), với đặc điểm thời tiết chỉ có hai mùa mưa và nắng, mỗi năm vùng ĐBSCL nhận trung bình 2.200 - 2.500 giờ nắng, năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày 4,3 - 4,9kWh/m2, hơn 90% số ngày trong năm đều nhận được ánh sáng mặt trời đủ mạnh để vận hành các tấm thu năng lượng mặt trời, rõ ràng tiềm năng khai thác năng lượng ánh sáng rất lớn.

Nghiên cứu của GIZ cho thấy, tiềm năng tổng công suất điện mặt trời vùng này có thể lên tới 136.275MW, điện lượng ước tính 216,5 tỷ kWh/năm, nhiều gấp đôi so với 108 tỷ kWh/năm của 14 nhà máy nhiệt điện than dự kiến xây dựng trong vùng.

Bên cạnh đó, thuận lợi về địa hình và điều kiện gió biển ven bờ mạnh khoảng 5,5 - 6m/giây ở độ cao 80m, tiềm năng khai thác năng lượng gió ven bờ biển có thể đạt từ 1.200 - 1.500MW. Chưa kể năng lượng sóng biển, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh khối rất dồi dào từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp trên 23 triệu tấn/năm chưa có điều kiện đầu tư khai thác. Việc dịch chuyển sang năng lượng tái tạo đang là xu thế phát triển bền vững của các tỉnh ĐBSCL hiện nay.

Còn theo nhận định của nhóm chuyên gia của Đại học Fulbritht thực hiện Báo cáo thường niên ĐBSCL năm 2022, điểm đáng chú ý trong thu hút dòng vốn đầu tư vào ĐBSCL là trong hai năm 2020 và 2021, ngành năng lượng ở ĐBSCL nổi lên như một điểm sáng, tuy chiếm chưa tới 10% số dự án, song lại tiếp nhận tới hơn 60% tổng vốn FDI của toàn Vùng, ngành năng lượng nỗi lên là điểm sáng, động lực tăng trưởng mới cho khu vực này.

Khu vực ĐBSCL có tiềm năng năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời, và điện sinh khối.Theo quy hoạch, ĐBSCL có trên 68.600 MW tiềm năng điện gió trên đất liền và trên 31.500 MW tiềm năng điện mặt trời. Nhờ thế mạnh về nông nghiệp, ĐBSCL cũng có tiềm năng điện sinh khối lớn nhất trong 7 vùng sinh thái trên toàn quốc.

Ông Dinesh Aryal, Chuyên gia Môi trường Cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận định, ngoài tiềm năng điện mặt trời, điện sinh khối, điện gió gần bờ, khu vực ĐBSCL còn có tiềm năng khai thác 10 GW điện gió ngoài khơi, đây sẽ là ngành công nghiệp "tỷ đô" chưa được khai phá tại khu vực này.

du an dien mat troi ket hop san xuat

Dự án điện mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp mang lại lợi ích kép cho nhà đầu tư. Ảnh minh họa

Cần tháo ngòi nỗ cho lĩnh vực đầu tư năng lượng

Theo TS. Michael DiGregorio, Trưởng đại diện Quỹ Châu Á, hiện nay tuy cơ sở hạ tầng khu vực ĐBSCL đang được đẩy mạnh đầu tư nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn về kết nối giao thông, logistics nên cũng hạn chế trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến - lĩnh vực thế mạnh của vùng.

Tuy nhiên, trong điều kiện còn khó khăn về cơ sở hạ tầng, khu vực này vẫn có thể đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 2 lĩnh vực ít phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, đó là phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ thông tin.

Riêng về thu hút đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo, theo TS. Michael DiGregorio, tiềm năng đã rõ nhưng chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, khi các dự án điện mặt trời ban đầu được xây dựng thì không đưa ra quy định chuyên môn về phòng cháy chữa cháy, nhưng đến khi dự án hoàn thành và đi vào vận hành một thời gian thì ngành chức năng mới yêu cầu dự án phải có giấy phép an toàn phòng cháy, chữa cháy mới được tiếp tục bán điện cho ngành điện. Điều mà các nhà đầu tư điện mặt trời "đau đầu" là hiện tại, không có cơ quan nào có thể cấp giấy phép an toàn phòng cháy, chữa cháy hồi tố cho các cơ sở điện mặt trời đã đưa vào sử dụng.

Khó khăn thứ hai trong đầu tư điện mặt trời là quy định "cứng nhắc" về dự án điện mặt trời mái nhà thì bắt buộc phải có mái nhà dù mái nhà đó chỉ là để lắp tấm pin năng lượng. Yêu cầu này làm tăng chi phí không cần thiết và hạn chế phát triển mô hình sản xuất điện kết hợp với sản xuất nông nghiệp.

"Thực tế đã có dự án điện mặt trời bị 'làm khó' từ quy định này đó là Dự án thí điểm 450m2 phát triển điện mặt trời kết hợp nhà lưới nông nghiệp tại tỉnh An Giang. Dự án 'nhà lưới năng lượng mặt trời' có độ che phủ 30% bằng tấm pin năng lượng giúp tăng năng suất cây trồng, sử dụng ít nước hơn và mang lại thu nhập từ việc bán điện và sản phẩm nông nghiệp, rất hiệu quả. Chính quyền tỉnh đã công nhận khả năng giúp xóa đói giảm nghèo của dự án. Tuy nhiên, cách làm này chưa được ngành chức năng công nhận nên không thể bán điện cho EVN, nên các hộ nông dân không thể trả nợ vay và giai đoạn mở rộng của dự án đã bị hủy bỏ", TS. Michael DiGregorio dẫn chứng.

Về khó khăn trong đầu tư điện gió, theo TS. Michael DiGregorio, một dự án điện gió có vốn đầu tư rất lớn từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu USD và thời gian xây dựng lắp đặt thiết bị có thể lên đến 5 -10 năm mới có thể đi vào vận hành. Do vậy nếu chính sách về đầu tư lĩnh vực này quá ngắn hạn thì nhà đầu tư sẽ không dám "rót" vốn đầu tư vì những rủi ro không lường trước được, mà điển hình là có 69 nhà máy điện gió đã đầu tư nhưng hiện nay đã trễ hạn giá FIT (giá bán điện được hỗ trợ) vẫn chưa biết có bán điện được không và bán với giá bao nhiêu.

Theo Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ, dự kiến tỷ lệ công suất nguồn năng lượng gió, mặt trời chiếm tỉ trọng 18-23% tổng công suất hệ thống. Theo danh mục nguồn điện trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII, khu vực Nam Bộ (bao gồm cả Vùng ĐBSCL) dự kiến đến năm 2030 phát triển khoảng gần 8.000 MW điện gió trên bờ và ngoài khơi; điện mặt trời giữ nguyên dự án hiện có tới năm 2030 và chỉ phát triển dự án mới giai đoạn sau năm 2030.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ