Lịch sử Apple qua những bức ảnh - Phần 2: Giai đoạn gian truân và sự trở lại của Steve Jobs

Nhàđầutư
Apple đã vượt qua mức vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD vào hôm thứ Sáu, một cột mốc mà hãng này từng đạt được vào năm ngoái nhưng không duy trì được lâu. Cổ phiếu Apple ở mức gần 194 USD, khiến nó trở thành công ty đại chúng đầu tiên đạt mức định giá khổng lồ sau khi thị trường đóng cửa.
CHÍ THÀNH
03, Tháng 07, 2023 | 08:07

Nhàđầutư
Apple đã vượt qua mức vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD vào hôm thứ Sáu, một cột mốc mà hãng này từng đạt được vào năm ngoái nhưng không duy trì được lâu. Cổ phiếu Apple ở mức gần 194 USD, khiến nó trở thành công ty đại chúng đầu tiên đạt mức định giá khổng lồ sau khi thị trường đóng cửa.

Những năm từ 1983 đến 1997 là một giai đoạn đầy khó khăn của Apple khi những người sáng lập ra 'Quả táo' lần lượt ra đi. Nhưng rồi Steve Jobs đã được rộng cửa trở lại để vực dậy Apple và biến thương hiệu này trở lại thời kỳ đình đám.

Xem lại kỳ trước: Lịch sử của Apple qua những bức ảnh: Phần 1: Khởi đầu đầy khó khăn của Steve Jobs

Vào khoảng thời gian ra mắt chiếc Macintosh đầu tiên vào năm 1983, Apple có CEO mới: John Sculley.

JohnSculley-Getty

Steve Jobs và John Sculley, Chủ tịch Apple (bên phải), tạo dáng bên chiếc máy tính cá nhân Macintosh mới. Ảnh Marilyn K. Yee/New York Times Co./Getty Images

Sculley đang là CEO trẻ nhất từ trước đến nay của Pepsi, nhưng Jobs đã xoay xở để đưa anh ta đến Apple với lời chào hàng huyền thoại: "Bạn có muốn bán nước có đường cho đến hết đời không? Hay bạn muốn đến với tôi và thay đổi thế giới?".

Năm 1984, Apple phát hành quảng cáo truyền hình khiến công ty này trở thành một cái tên quen thuộc.

Quảng cáo này, được biết nhiều dưới cái tên "1984", do Ridley Scott đạo diễn và tiêu tốn của công ty 1,5 triệu USD. Nó được phát sóng trong chặng thứ ba của giải đấu Super Bowl XVIII và sau đó không bao giờ được phát sóng nữa.

Đây cũng là lúc căng thẳng giữa Jobs và Bill Gates bắt đầu tăng cao.

Ban đầu, Microsoft đang nỗ lực làm phần mềm cho Macintosh. Nhưng những kế hoạch đó đã sụp đổ tan tành vào năm 1983 khi Microsoft tiết lộ rằng họ cũng đang phát triển một giao diện người dùng đồ họa có tên là Windows.

JobsGateAP

Steve Jobs (trái) và Bill Gates (phải) trong thập niên 1980. Ảnh Kristy MacDonald/AP và Gary Stewart/AP

Macintosh có doanh số cao, nhưng không đủ để phá vỡ sự thống trị của IBM.

Điều này dẫn đến nhiều xích mích giữa Jobs, người đứng đầu nhóm Macintosh, cũng là người thích làm mọi thứ theo cách riêng của mình và Sculley, người muốn giám sát chặt chẽ hơn các sản phẩm trong tương lai do thảm họa Lisa và sự thất vọng về Macintosh.

Sự căng thẳng lên cao đến mức Hội đồng Quản trị của Apple đã chỉ thị cho Sculley "kiềm chế" Jobs.

JobsSculleyWozniac=AP

Jobs, Sculley và Wozniak. Ảnh Sal Veder/AP

Mọi thứ leo thang vào năm 1985 khi Jobs cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính và lật đổ Sculley, nhưng Hội đồng Quản trị của Apple đã đứng về phía Sculley và loại bỏ Jobs khỏi nhiệm vụ quản lý.

Jobs tức giận bỏ việc và tiếp tục thành lập NeXT, một công ty máy tính sản xuất các máy trạm tiên tiến mà ông có toàn quyền kiểm soát.

Jobsin1991-AP

Trong bức ảnh được chụp vào ngày 4/4/1991 này, Steve Jobs của NeXT Computer tạo dáng trước báo chí với chiếc máy tính màu NeXTstation tại trụ sở của NeXT ở Redwood City. Ảnh AP

Wozniak cũng rời đi cùng thời điểm năm 1985, nói rằng công ty đang đi sai hướng. Ông đã bán hầu hết cổ phần của mình.

Wozniac-AP

Wozniak (giữa) với người quảng bá buổi hòa nhạc Bill Graham (trái) và Mickey Hart của Grateful Dead (phải). Ảnh Lennox McLendon/AP

Khi Jobs ra đi, Sculley có toàn quyền tại Apple. Lúc đầu, mọi thứ có vẻ tuyệt vời và Apple đã giới thiệu máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7 vào năm 1991.

Sculley AP

Sculley bên cạnh những chiếc Macintosh chạy hệ điều hành System 7. Ảnh AP

System 7 đã tạo ra màu sắc mới cho hệ điều hành Macintosh và tồn tại (với các bản cập nhật) cho đến khi OS X được phát hành vào năm 2001.

Những năm 1990 chứng kiến Apple thâm nhập vào nhiều thị trường mới, nhưng không thị trường nào thực sự thành công.

MessePad

Một chiếc máy Newton MessagePad. Ảnh SSPL/Getty Images

Thất bại nổi tiếng nhất của Apple trong thập niên 90 là việc ra đời của Newton MessagePad năm 1993, sản phẩm trí tuệ của chính Sculley.

Sản phẩm này thực sự đã tạo ra thị trường cho các thiết bị "trợ lý kỹ thuật số cá nhân", nhưng nó có giá 700 USD và không làm được gì nhiều ngoài việc ghi chú và theo dõi danh bạ cá nhân của bạn.

Nhưng sai lầm lớn nhất của Sculley là dành nhiều thời gian và rất nhiều tiền của Apple để đưa System 7 lên bộ vi xử lý PowerPC mới của IBM/Motorola thay vì kiến trúc bộ xử lý Intel.

Trong khi đó, hầu hết các phần mềm được viết cho bộ vi xử lý Intel, cộng với việc chúng ngày càng rẻ hơn trong những năm đó.

ScullleyMac-LifeMag

Sai lầm lớn nhất của Sculley là chuyển hệ điều hành máy Mac sang bộ vi xử lý PowerPC. Ảnh Rob Kinmonth/The LIFE Collection qua Getty Images/Getty Images

Đồng thời, ảnh hưởng của Microsoft đang gia tăng. Máy Mac cung cấp một thư viện phần mềm tuyệt vời, nhưng lại bị hạn chế vì giá thành đắt đỏ. Trong khi đó, Microsoft đang bán Windows 3.0 trên các máy tính giá rẻ.

Gatesin11992-AP

Bill Gates vào năm 1992. Ảnh AP

Từ những thất bại đình đám và quyết định tốn kém của Sculley khi chuyển sang hệ điều hành PowerPC, Hội đồng Quản trị của Apple đã cảm thấy 'đã quá đủ'.

Sau khi Apple không đạt được doanh thu quý đầu tiên vào năm 1993, Sculley từ chức và vị trí CEO được thay thế bởi Michael Spindler, một người Mỹ gốc Đức đã làm việc cho Apple từ năm 1980.

Spinder

Michael Spindler. Ảnh AP

Spindler đã tiếp tục đi trên vết xe đổ có tên PowerPC của Sculley.

Năm 1994, Macintosh đầu tiên chạy trên PowerPC được phát hành. Nhưng vận may của Apple tiếp tục sa sút khi Windows cất cánh.

Sau khi các cuộc đàm phán mua lại với IBM, Sun MicroSystems và Philips đều thất bại, Hội đồng Quản trị của Apple đã thay thế Spindler bằng Gil Amelio vào năm 1996.

Nhiệm kỳ của Amelio cũng gặp khó khăn không kém.

AmelioJobs AP

Gil Amelio (trái) và Steve Jobs. Ảnh AP

Dưới triều đại của ông, cổ phiếu Apple chạm mức thấp nhất trong 12 năm (phần lớn là do chính Steve Jobs đã bán 1,5 triệu cổ phiếu Apple trong một giao dịch).

Amelio quyết định chi tiền để mua lại công ty máy tính NeXT của Jobs với giá 429 triệu USD vào tháng 2 năm 1997 để đưa ông trở lại Apple.

Jobs-AP

Bằng việc mua lại NeXT, Apple đã thành công trong việc đưa Jobs trở lại. Ảnh Dick Drew/AP

Vào ngày cuối tuần 4/7 cùng năm đó, Jobs tổ chức một cuộc đảo chính trong phòng họp và thuyết phục hội đồng quản trị của Apple bổ nhiệm ông làm giám đốc điều hành tạm thời.

Amelio từ chức một tuần sau đó.

Jobsback

Ảnh Lou Dematteis/Reuters

Năm 1997 cũng chứng kiến sự ra đời của chiến dịch quảng cáo nổi tiếng "Think Difference" của Apple, tôn vinh các nghệ sĩ, nhà khoa học và nhạc sĩ nổi tiếng.

ThinkDifferance Getty

Ảnh Gilles Mingasson/Liaison/Getty Images

Dưới thời kỳ lãnh đạo mới của Jobs, công ty đã làm lành với Microsoft. Công ty của Bill Gates cũng đã đầu tư 150 triệu USD vào Apple vào khoảng năm 1997.

Đó cũng là một kỷ nguyên mới cho phần cứng và phần mềm.

JobsMac AP

Jobs trở lại với hệ điều hành của Intel. Ảnh Mousse Mousse/Reuters

Jobs đã để Jony Ive đi đầu trong việc thiết kế iMac, một chiếc máy tính tất cả trong một được phát hành vào năm 1998.

Năm 2000, Jobs giới thiệu Mac OS X, dựa trên hệ điều hành của NeXT Computers, cuối cùng đã thay thế System 7. Và vào năm 2006, Apple cuối cùng đã chuyển sang kiến trúc hệ thống dựa trên nền tảng của Intel.

(Đón đọc phần 3)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ