Lên phương án giải phóng mặt bằng 12 dự án cao tốc Bắc - Nam

NHÓM PV
12:02 04/12/2021

Các địa phương có tuyến cao tốc đi qua đang lên phương án, sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đảm bảo mục tiêu, tiến độ.

12 dự án thành phần còn lại thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2022 có chiều dài 729 km với tổng diện tích đất chiếm dụng ước khoảng gần 5.500 ha.

len-phuong-an-gpmb

Kinh nghiệm cho thấy, quá trình thực hiện GPMB làm cao tốc, sự chủ động và quyết liệt của địa phương đóng vai trò then chốt (Trong ảnh: Thi công cao tốc Mai Sơn - QL45). Ảnh: Tạ Hải

Rốt ráo chuẩn bị mặt bằng sạch

Trong tổng diện tích 5.500 ha, đất trồng lúa hai vụ khoảng 1.532 ha, đất nông nghiệp khoảng 1.280 ha, đất dân cư khoảng 502 ha, rừng phòng hộ khoảng 110 ha, đất khác khoảng 621 ha.

Số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng gần 15.000 hộ, số hộ tái định cư là hơn 11.900 hộ. Kinh phí GPMB, tái định cư khoảng hơn 19.000 tỷ đồng.

Công tác GPMB thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên trước một số hạng mục khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án như: Khu vực phải xử lý nền đất yếu, khu vực đông dân cư, các khu tái định cư, khu vực đổ vật liệu thừa, mỏ vật liệu...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội để nghe báo cáo một số nội dung lớn về dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Chủ tịch Quốc hội đồng ý về nguyên tắc có thể đầu tư toàn bộ các dự án thành phần của dự án theo hình thức đầu tư công. Đối với công tác GPMB của dự án, đề nghị phân cấp triệt để cho các địa phương và cần phải có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt nhằm nâng cao công tác phối hợp giữa các cơ quan thực hiện để bảo đảm được tiến độ.

Liên quan vấn đề này, ông Phan Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, địa phương vừa có văn bản gửi Bộ KH&ĐT thống nhất với chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tuyến cao tốc qua Quảng Bình sẽ chia làm 3 dự án thành phần gồm: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh và Vạn Ninh - Cam Lộ. Nếu được Quốc hội thông qua, 3 đoạn này sẽ bắt đầu thực hiện GPMB trong giai đoạn 2021-2025 và triển khai xây dựng vào năm 2026.

“Về mặt bằng phục vụ thi công dự án, khi Bộ GTVT bàn giao sơ đồ thiết kế tuyến và mốc GPMB, tỉnh sẽ có những biện pháp để bảo vệ và đảm bảo tiến độ GPMB đúng hạn”, ông Hùng nói.

Một cán bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ngay sau khi Chính phủ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị chuẩn bị các điều kiện triển khai.

Cụ thể, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở GTVT là đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ GTVT và tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để cung cấp các thông tin về tọa độ, hướng tuyến.

Việc này nhằm thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng và kiểm đếm xác định sơ bộ khối lượng, kinh phí bồi thường, GPMB, tái định cư.

UBND các huyện, thị xã trên cơ sở hướng tuyến đã được xác định trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đối với công tác quản lý đất đai, quy hoạch.

Giữ nguyên hiện trạng, không bố trí thực hiện các công trình, dự án; không để các tổ chức, cá nhân xây dựng, cơi nới các công trình trong phạm vi hướng tuyến dự án,

Bà Nguyễn Thị Thanh Phương, Giám đốc Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang cho biết, bên cạnh vận động các hộ dân trong diện GPMB, kinh nghiệm của tỉnh Tiền Giang là liên hệ chặt chẽ với bộ, ngành các cấp.

Tỉnh cũng chủ động thành lập tổ công tác giúp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác GPMB, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục.

Bố trí tái định cư tốt, GPMB mới hiệu quả

Một lãnh đạo điều hành dự án cao tốc Mai Sơn - QL45 (một trong 11 thành phần dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020) nhận định, dự án có tỷ lệ mặt bằng sạch cao không chỉ giúp nhà thầu có công địa triển khai thi công đại trà nhiều mũi cùng lúc mà còn có thể triển khai xử lý các khu vực cần nhiều thời gian như đất yếu một cách chủ động, hiệu quả hơn.

“Quá trình thực hiện GPMB, địa phương đóng vai trò then chốt. Nếu chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh vào cuộc tích cực, tỷ lệ GPMB sẽ cao”, vị này nói, đồng thời, dẫn chứng công tác GPMB tại tỉnh Thanh Hóa. Khi nhà thầu vào thi công, công tác GPMB đã hoàn thiện 96 - 97%.

Một số huyện ở Thanh Hóa có cách làm rất sáng tạo như huyện Đông Sơn. Ngoài việc GPMB, chính quyền địa phương còn có gói dọn dẹp mặt bằng, thuê một nhà thầu để thực hiện phá dỡ các công trình trên phạm vi dự án đến cốt 0.

Nhờ sự chủ động của địa phương, thời điểm dự án bắt đầu thi công, việc người dân chây ì, ỷ lại việc phá dỡ gây khó khăn cho chủ đầu tư, nhà thầu gần như không có.

“Công tác chuẩn bị tái định cư cũng phải nhanh và song hành với GPMB. Thông thường, thủ tục để thực hiện một khu tái định cư từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành phải mất hơn một năm” vị này nói và cho rằng, việc đòi hỏi 100% mặt bằng sạch dự án là khó khả thi.

Thay vào đó, cần quy định mức GPMB tối thiểu. Đối với diện tích chưa thực hiện GPMB, địa phương cần phải có lộ trình, phương án và cam kết cụ thể.

Chuyên gia kinh tế, TS. Ngô Trí Long nhận định, hai nguyên nhân chính khiến công tác GPMB chậm trễ là do đơn giá đền bù chưa thỏa đáng, bố trí khu tái định cư chậm trễ hoặc bố trí rồi nhưng người dân thấy không thỏa đáng, không chấp thuận.

“Vì vậy, chính quyền địa phương có cao tốc đi qua cần sớm có giải pháp thúc đẩy tiến độ các khu tái định cư. Điều chỉnh hợp lý nếu giá đất thời điểm địa phương công bố định kỳ và thời điểm lập dự án có sự chênh lệch. Đối với các vướng mắc nảy sinh, nếu liên quan đến cơ chế vượt thẩm quyền, cần sớm báo cáo cấp quản lý cao hơn để tháo gỡ”, TS. Long nói.

Theo Tờ trình của Chính phủ, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam bằng hình thức đầu tư công gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.

Dự kiến công tác chuẩn bị dự án thực hiện trong năm 2021-2022; giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022-2023; khởi công giữa năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.

(Theo Báo Giao thông)

  • Cùng chuyên mục
Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính

Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính

Đến nay đã có hơn 10 nhà đầu tư, trong đó có 3 liên doanh các nhà đầu tư (Makara Capital, Terne Holding, Trump Organization) muốn được lựa chọn làm nhà đầu tư chiến lược để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng.

Đầu tư - 06/07/2025 16:54

GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%

GDP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế (GDP) toàn cầu và khu vực giảm, GDP 6 tháng đầu năm 2025 của Việt Nam tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.

Đầu tư - 06/07/2025 10:28

Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp FDI lạc quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp FDI lạc quan nhất với 81,0% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và giữ ổn định hơn.

Đầu tư - 06/07/2025 06:45

Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị

Quảng Châu - Trung Quốc muốn hợp tác với Hà Nội phát triển đường sắt đô thị

Lãnh đạo TP. Quảng Châu (Trung Quốc muốn đẩy mạnh tăng cường hợp tác phát triển giao thông với Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là đường sắt đô thị.

Đầu tư - 05/07/2025 14:13

Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI

Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI

6 tháng đầu năm 2025, Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024, đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Đầu tư - 05/07/2025 06:45

Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm

Vốn FDI nửa đầu năm 2025 đạt hơn 21 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ trong 16 năm

Cả vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng cho thấy niềm tin ngày càng gia tăng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế với Việt Nam.

Đầu tư - 04/07/2025 16:19

OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam

OBC Holdings ra mắt thị trường địa ốc phía Nam

Công ty CP OBC Thuận An (OBC Holdings) - một thương hiệu địa ốc mới vừa ra mắt thị trường bất động sản phía Nam, với dự án đầu tay là A&K Tower, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 04/07/2025 11:28

EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh

EuroCham: Gánh nặng hành chính là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh

Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh khu vực đang chạy đua để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, theo EuroCham.

Đầu tư - 04/07/2025 11:08

Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng

Nhờ tháo gỡ 70 dự án, TP.HCM khơi thông hơn 400.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết, TP.HCM đã tháo gỡ được 70 dự án để khơi thông nguồn lực trên 400.000 tỷ đồng, tạo lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn tiếp tục tin tưởng và quay lại thành phố để đầu tư.

Đầu tư - 04/07/2025 09:59

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI nhờ chi phí cạnh tranh

Lợi thế chi phí giúp Việt Nam thuộc top các quốc gia có lợi thế cạnh tranh dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tốt nhất, bất chấp giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% từ 2019.

Đầu tư - 04/07/2025 07:34

Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'

Thị trường bất động sản có thể sớm chuyển từ khủng hoảng 'thiếu cung' sang 'thừa cung'

TS. Lê Xuân Nghĩa tin rằng, thị trường bất động sản sắp tới sẽ "bội cung", ngược lại tình trạng "thiếu cung" trong vài năm trở lại đây.

Đầu tư - 04/07/2025 07:27

Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế

Cần hơn 14.000 tỷ để đầu tư vào hệ thống cảng biển ở Huế

Thời kỳ 2021 – 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển của Huế khoảng 14.050 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho bến cảng khoảng 12.790 tỷ đồng.

Đầu tư - 03/07/2025 09:38

Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư

Hà Nội quyết định thành lập 126 ban quản lý dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường.

Đầu tư - 03/07/2025 07:28

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu: Yêu cầu báo cáo lại với Chính phủ

Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trước ngày 5/7.

Đầu tư - 02/07/2025 15:11

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Gặp khó trong tuyển dụng lao động, Luxshare-ICT đề nghị Nghệ An hỗ trợ

Luxshare-ICT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An đề xuất các nội dung nhằm hỗ trợ công ty giải quyết vấn đề khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

Đầu tư - 02/07/2025 13:01

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Mục tiêu GDP 8% năm 2025: Cơ hội đầu tư từ đâu?

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm 2025 với lực đẩy từ đầu tư công cùng loạt chính sách tài khóa mở rộng, nhiều ngành kinh tế và nhóm cổ phiếu như hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng đang đứng trước chu kỳ tăng trưởng mới, tạo cơ hội cơ cấu lại danh mục đầu tư trung – dài hạn cho nhà đầu tư.

Đầu tư thông minh - 02/07/2025 11:33