Làm cao tốc Bắc -Nam: 'Dùng vốn Trung Quốc thì phải chọn thêm rủi ro'
Trước việc nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến cao tốc Bắc - Nam, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, hiện nay nói không với vốn Trung Quốc cũng khó. Còn TS Huỳnh Thế Du thì khẳng định: Dùng vốn Trung Quốc phải cân đong thêm rủi ro, nếu chi phí rủi ro dưới hiệu quả, mới nên chấp nhận.
Xung quanh chủ đề đang được dư luận quan tâm hiện nay khi ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng, doanh nghiệp trong nước không có khả năng tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, trong khi nhà đầu tư Trung Quốc rất quan tâm, nhiều luồng ý kiến khác nhau đã được đưa ra.

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện CIEM, chuyên gia kinh tế quốc tế
Xin trích đăng sơ lược ý kiến của hai chuyên gia kinh tế Việt Nam về vấn đề sử dụng và quản lý vốn Trung Quốc tại Việt Nam.
Nói "Không" với vốn Trung Quốc: Tưởng dễ nhưng lại khó
TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Thế giới hiện nay tồn tại các thái cực khác nhau, trong đối tác có đối tượng và ngược lại, nên Việt Nam cần tỉnh táo, khôn ngoan và chính sách thông minh. Ai cũng biết Trung Quốc gắn liền với các dự án xấu, kém hiệu quả, làm ăn lèm bèm, đội vốn, thua lỗ. Đối với Trung Quốc, ngoại giao kinh tế phải bằng cả trái tim và trí óc".
Trả lời câu hỏi của PV về việc quản lý thế nào các dự án có vốn liên quan đến doanh nghiệp Trung Quốc để không bị thua lỗ, kéo dài tiến độ, ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước và phá vỡ quy hoạch của Việt Nam?
TS Thành cho rằng: Với nhà đầu tư Trung Quốc, chiêu bài bỏ thầu thấp luôn được đem ra thí điểm ở Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã sửa và khắc phục nhưng cơ bản chúng ta vẫn phải đối phó với nhiều kiểu biến hóa.
"Nói "No"- "không" với các nhà đầu tư Trung Quốc tưởng dễ, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là khó, phải có luật lệ, quy định, phải dựa vào đâu? Còn nếu nói "Yes" với họ, phải làm rõ 4 vấn đề thuyết phục thì mới cho làm là: Tính hiệu quả của đồng vốn, của dự án; sức lan tỏa của dự án; giải quyết đầu tư công và đặc biệt là phải làm rõ và minh bạch với người dân", ông Thành nói.
Theo TS Thành, sử dụng vốn Trung Quốc hiệu quả hay không và có cơ chế nào giám sát họ làm tốt hay không, cơ bản là do chính sách và các quản lý của Việt Nam.
Ông Thành nói: "Vay nước nào cũng là nợ, chỉ có điều là trọng số "nặng" - "nhẹ" thôi. Nếu chúng ta có có sách lược rõ ràng, có luật lệ quy định chi tiết, khi làm hợp đồng phải thương thảo cụ thể, thì sẽ hạn chế nhiều phát sinh".
Dùng vốn Trung Quốc phải "cân đong" thêm rủi ro
Trả lời câu hỏi về luồng vốn Trung Quốc, đã, đang gây nhiều điều tiếng xấu tại Việt Nam như đội vốn, chậm tiến độ, máy móc linh kiện cũ, TS Huỳnh Thế Du cho rằng: Đây là bài toán lợi ích cần được tính về hiệu quả trước khi đặt bút ký phê duyệt, đầu tư.

TS Huỳnh Thế Du, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam
"Ví dụ Việt Nam tiếp nhận các nguồn vốn ODA của Đức, Pháp, Nhật, chỉ cần chúng ta phân tích lợi ích của nguồn vốn này A, B, C. Nhưng với nguồn vốn của Trung Quốc, chúng ta phải chọn thêm rủi ro D nữa. Đại khái, nếu chi phí lợi ích trừ đi rủi ro, ra con số dương, thấy hiệu quả thì nên triển khai, còn nếu chi phí rủi ro lớn hơn lợi ích thì chúng ta không nên triển khai", TS Du nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam cũng nhận rất nhiều quả đắng từ các đại dự án do vốn Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc mang lại như: sự chậm chễ và đội vốn tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông; các đại dự án về xăng sinh học Ethanol, gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, phân bón DAP Ninh Bình - Lào Cai... Dư luận đang rất lo lắng nếu tiếp tục cho nhà đầu tư Trung Quốc thầu các dự án riêng lẻ của Cao tốc Bắc Nam, kịch bản cũ sẽ lặp lại: đội vốn, chậm tiến độ và đặc biệt là làm chậm quá trình phát triển, lớn mạnh của Việt Nam.
Ông Huỳnh Thế Du thừa nhận: "Các dự án Trung Quốc thời gian qua đã để lại khá nhiều thông tin không mấy tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng phải công bằng, ngay ở đường sắt số 1 TP.HCM: Bến Thành - Suối Tiên cũng bị chậm tiến độ, đội vốn. Dự án đường sắt của Nhổn - ga Hà Nội, dự án đường sắt số 2 của TP.HCM có vốn của Đức cũng bị đội vốn.... Đây là vấn đề của chính sách, quản lý của Việt Nam và là vấn đề của đầu tư công của Việt Nam".
"Nhiều dự án vay ODA và dự án đầu tư công của Việt Nam đều có trục trặc" và "những phát sinh hệ quả xấu liên quan đến vốn và dự án Trung Quốc chính là do chính sách và năng lực quản lý của Việt Nam", TS Du thừa nhận.
TS Du khái quát: Nếu chúng ta không có cái nhìn toàn diện, không giải quyết được đâu là nguyên nhân thì càng tạo làn sóng phải đối những gì liên quan đến Trung Quốc ngày càng lớn ở Việt Nam.
Trên thực tế, nhiều chuyên gia cảnh báo, vốn và dự án Trung Quốc thắng thầu ở Việt Nam có thể liên quan đến vấn nạn tham nhũng, lót tay. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phỏng đoán, chưa có bất kỳ công bố nào chính thức cả.
Đáng lo ngại trong đầu tư hạ tầng đường bộ là doanh nghiệp có vốn ít, nhỏ vay từ 50 - 70% từ tổ chức tài chính, chủ yếu là trong nước. Trường hợp nếu nhà thầu Trung Quốc thắng trong một hay nhiều gói thầu đường cao tốc Bắc Nam, họ sẽ vay vốn tại các ngân hàng trong nước và rủi ro về nợ, chi phí dự án và mất vốn là khá lớn. Theo ông Du, điều này khó ngăn chặn được.
"Tôi thấy vấn đề này là của thị trường, do thị trường quyết định, không phải doanh nghiệp Việt không vay vốn ngân hàng để làm đường BOT, thậm chí họ còn vay nhiều hơn. Nếu doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận vốn trong nước, cũng đơn giản là do cung cầu, do ngân hàng chứ chúng ta không có luật nào, quy định nào cấm họ làm cách này cả", TS Du nói.
(Theo Dân trí)
- Cùng chuyên mục
Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Đầu tư - 08/06/2025 16:54
Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/06/2025 06:48
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới
Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.
Đầu tư - 07/06/2025 10:59
Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô
Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư - 07/06/2025 09:16
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Đầu tư - 07/06/2025 06:45
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
Đầu tư - 06/06/2025 19:14
Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử
Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Đầu tư - 06/06/2025 11:20
Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long
UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.
Bất động sản - 06/06/2025 11:18
VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Đầu tư - 06/06/2025 10:50
Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Đầu tư - 06/06/2025 06:45
Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.
Đầu tư - 05/06/2025 17:02
TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm
Đại diện Sở NN&MT TP.HCM cho biết, 3 lô đất tại Thủ Thiêm sẽ đưa đấu giá vào đầu tháng 12 năm nay thay vì quý II như dự kiến.
Đầu tư - 05/06/2025 16:56
Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố.
Đầu tư - 05/06/2025 16:35
Thanh hoá sắp có khu đô thị biển hơn 500ha
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu G, khu nhà ở, dịch vụ, trung tâm văn hóa thể thao và cây xanh TP. Sầm Sơn.
Đầu tư - 05/06/2025 14:47
Đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất ray đường sắt 10.000 tỷ đồng của Hoà Phát
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ đạo về việc tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất.
Đầu tư - 05/06/2025 13:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago