Kinh tế - xã hội 2024: Nhiều tín hiệu tích cực, khó khăn - thách thức đan xen

GS-TSKH. NGUYỄN MẠI
17:02 31/08/2024

Kinh tế - xã hội của nước ta 7 tháng năm 2024 duy trì xu hướng quý sau tăng cao hơn quý trước; Bộ KH&ĐT đề ra 2 kịch bản: 1) Quý I tăng 5,66%, quý II tăng 5,85%; quý III tăng 6,22%; quý IV 6,28%; cả năm tăng 6,5%; 2) Quý I tăng 5,66%; quý II tăng 6,32%; quý III tăng khoảng 6,79%; quý IV tăng 7,08%, cả năm tăng 7%, phấn đấu đạt mức cao hơn làm tiền đề cho năm 2025 và kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Tín hiệu tích cực

Sản xuất lúa thu đông và thu hoạch lúa hè thu sớm, chăn nuôi phát triển ổn định, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm được kiểm soát; lâm nghiệp đẩy mạnh công tác trồng rừng tập trung và hoạt động khai thác gỗ; nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tích cực nhờ áp dụng các phương thức nuôi trồng tiên tiến, hiệu quả; khai thác thủy sản biển đạt khá do thời tiết tương đối thuận lợi.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,8%); trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 1,2%), đóng góp 8,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,4% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,4%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,2%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%), làm giảm 0,9 điểm phần trăm.

Số lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp tại thời điểm 1/7/2024 tăng 3,3% so với cùng thời điểm năm trước; trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng tăng 4,3%.

Hơn 95,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 854,6 nghìn tỷ đồng với gần 600,4 nghìn lao động, tăng 2,4% về vốn đăng ký và tăng 2,0% về lao động; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,0 tỷ đồng, giảm 3,6%; hơn 27,1 nghìn doanh nghiệp tăng vốn với 1.773,8 nghìn tỷ đồng, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2023; khoảng 44,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 4,7%, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động gần 139,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân một tháng có hơn 19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Hơn 78 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 16,7%, hơn 35,5 nghìn doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, giảm 1,5%; 11,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước Bình quân một tháng có hơn 17,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 40,6% kế hoạch năm và tăng 2,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

Thu ngân sách Nhà nước với tín hiệu lạc quan ước đạt 1.188,1 nghìn tỷ đồng, bằng 69,8% dự toán năm và tăng 14,6%; chi ngân sách Nhà nước ước đạt 948,3 nghìn tỷ đồng, bằng 44,7% dự toán năm và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.625,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,6% (đã loại trừ yếu tố giá tăng 5,2%). CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,73%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 439,88 tỷ USD, tăng 17,1%; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 226,98 tỷ USD, tăng 15,7%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 212,9 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước; ước tính xuất siêu 14,08 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 16,5 tỷ USD); khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,92 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29 tỷ USD.

Khó khăn, thách thức

(1) Động lực tăng trưởng Nền kinh tế Việt Nam đối mặt với một số khó khăn, thách thức chính:

Cộng đồng doanh nghiệp nhận định, hoạt động đầu tư và kinh doanh có chuyển biến tích cực nhưng còn gặp nhiều khó khăn nên làm cho động lực tăng trưởng khó có bước đột phá để đạt được mục tiêu tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải khí nhà kính, chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Nhà nước đã đề ra chiến lược chuyển sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số với hệ thống giải pháp khá toàn diện nhưng việc thực thi còn chậm, các gói hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) còn nhiều thủ tục phiền hà, nên không hỗ trợ kịp thời cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Mặc dù mong muốn chuyển sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế số mà ngay cả vốn lưu động để bảo đảm kinh doanh hàng ngày, trả lương đúng kỳ hạn cho người lao động cũng không bảo đảm, làm gì có vốn để đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, tham gia có hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm.

Các ngành, lĩnh vực tạo ra động lực mới cho tăng trưởng như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, sản xuất chíp, bán dẫn có nguy cơ không bắt kịp với các nước trên thế giới, khu vực, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước đã đề ra các gói hỗ trợ hàng chục tỷ USD, cơ chế, chính sách khuyến khích nhà đầu tư và doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Theo nhận xét của nhiều nước tiên tiến và một số tổ chức quốc tế thì Việt Nam có cơ hội lớn để bắt kịp các nước trong khu vực dựa trên tài nguyên đất hiếm, sản xuất bán dẫn, công nghệ tương lai nhưng nếu không nhanh chóng chuyển hướng sang đổi mới, sáng tạo, R&D, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có hoài bão đóng góp vào hiện đại hoá đất nước thì không dễ tận dụng được cơ hội mới.

Trong khi 7 địa phương tăng trưởng GRDP khá cao gồm Bắc Giang 14,14%, Khánh Hoà 12,75%, Thanh Hoá 11,5%, Hà Nam 10,35%, Hải Phòng 10,32%, Trà Vinh 10,27%, Hải Dương 10%, thì hai đầu tàu kinh tế là Hà Nội tăng 6% và TPHCM 6,45%.

(2) Kinh tế vĩ mô

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn rủi ro. Dư địa điều hành lạm phát cả năm không còn nhiều (bình quân 5 tháng tăng 4,03% so với cùng kỳ), có những yếu tố tác động lên lạm phát rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới và tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công khá chậm, đầu tư tư nhân trong nước tăng trưởng thấp; do đó hạ tầng giao thông, thông tin, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số chưa được hoàn chỉnh và hiện đại đáp ứng mô hình tăng trưởng lấy khoa học, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực làm nền tảng; hạ tầng năng lượng là lo ngại lớn đối với doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư tiềm năng đối với công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như bán dẫn, AI, Blockchain, Fintech…

Các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đã phát triển bền vững hơn, nhưng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như tăng trưởng tín dụng xanh, xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn; áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp; nâng hạng thị trường chứng khoán…

Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự theo sát, đồng hành cùng doanh nghiệp; chưa coi khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của mình để tháo gỡ, hỗ trợ.

(3) Ứng phó với bối cảnh thế giới và thiên tai

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab đánh giá Việt Nam là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19 nhờ cách tiếp cận toàn diện về quản trị kinh tế vĩ mô, giúp đưa nền kinh tế vượt qua các thách thức của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay.

Tuy vậy, nước ta đang đối mặt với tình hình chính trị, kinh tế, thị trường, thương mại và đầu tư quốc tế biến động nhanh chóng, khó dự báo. Một số cuộc xung đột khu vực với các gói trừng phạt giữa nhiều nước lớn, chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, tác động tiêu cực đến các quốc gia nhất là nước có độ mở như Việt Nam.

Biến đổi khí hậu do con người gây ra làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ trái đất, nước biển dâng cao đe dọa sự tồn vong của loài người mà Liên Hiệp Quốc coi là thách thức lớn nhất đối với nhân loại.

Việt Nam thuộc 5 nước có nguy cơ cao, nếu không kịp thời đề ra hệ thống giải pháp để ứng phó có hiệu quả hạn hán, lũ lụt, bão tố, tình trạng ngập mặn thì thiệt hại do thiên tai gây ra rất lớn, làm giảm tăng trưởng kinh tế, giảm thu nhập của dân cư, khó thoát nghèo bền vững, đe doạ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, Việt Nam đã tăng nhanh nguồn lực quốc gia, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng, dự trữ ngoại hối, ổn định giá trị đồng tiền, tỷ giá hối đoái nhưng vẫn cần nâng cao trình độ dự báo biến động thế giới, thiên tai để chủ động ứng phó với mọi tình huống xấu nhất.

(4) Nền hành chính quốc gia

Công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia theo hướng Chính phủ kiến tạo, Chính phủ điện tử, Chính phủ số đang được triển khai theo các định hướng và mục tiêu hàng năm, trung hạn và dài hạn. Tuy vậy cần có cách tiếp cận mới để tạo ra đột phá chiến lược đạt được đẳng cấp quốc tế để xích gần và tiến kịp trình độ của các nước phát triển trong khu vực và thế giới như chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Thực tế hiện nay thể chế, luật pháp, chính sách vẫn thiếu đồng bộ, hệ thống, mâu thuẫn giữa các luật chuyên ngành, giữa luật với nghị định, thông tư; việc thực thi không nghiêm, kém hiệu quả gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Bộ máy công quyền chậm được cơ cấu lại, phân công, phân nhiệm, phân cấp còn nhiều nhược điểm, đội ngũ công chức, viên chức nhiều nhưng không tinh, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp chậm được đổi mới và sáng tạo, hiệu năng của bộ máy chưa đạt đến đòi hỏi của Chính phủ kiến tạo, Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Môi trường đầu tư và kinh doanh của nước ta cần được cải thiện nhanh hơn và đồng bộ hơn, nhất là đơn giản hóa, minh bạch, công khai thủ tục thuế, cấp phép xây dựng, phòng cháy, đánh giá tác động môi trường, xuất nhập khẩu, đầu tư và bảo hiểm xã hội.

Giải pháp

Theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế, chuyên gia trong nước và nước ngoài, Việt Nam đang đứng trước cơ hội mới để tạo động lực tăng trưởng, chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, bền vững.

Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu:

Nhà nước

Áp dụng hệ thống giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các tháng còn lại của năm nay để đạt tốc độ tăng cả năm 7%, phấn đấu cao hơn làm đà cho năm cuối của kế hoạch 5 năm 2021- 2025 và 5 năm tiếp theo.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ kinh nghiệm thành công đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc, vừa tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, vừa tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý kịp thời các dự án chậm tiến độ không phải vì nguyên nhân khách quan, mà do khuyết điểm chủ quan của các nhà thầu, thu hồi và chuyển cho nhà thầu có đủ năng lực thực hiện.

Sửa đổi quy định luật pháp để hoàn thiện cơ chế Đối tác Công - Tư (PPP), khôi phục phương thức BT đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, công nghệ bán dẫn, công nghệ tương lai như AI, Blockchain, thực tế ảo…

Điều tra tình hình sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp để nhận biết chính xác thực trạng hoạt động của từng ngành nghề; áp dụng cơ chế, chính sách thích hợp tháo gỡ khó khăn cho từng đối tượng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, tập trung hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi cho hàng chục vạn SMEs để có đủ điều kiện vượt qua khó khăn kinh doanh, tích lũy đủ vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị theo hướng công nghệ hiện đại, quản trị doanh nghiệp theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số.

Nhanh chóng sửa đổi, hoàn thiện một số pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Trái phiếu doanh nghiệp và các Nghị định, Thông tư để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đẩy nhanh cải cách nền hành chính quốc gia để thực hiện có kết quả chủ trương của Đảng, Nhà nước về cơ cấu bộ máy, phân công, phân nhiệm, phân quyền đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, tinh giản biên chế, cá thể hóa chức trách, quyền hạn người đứng đầu tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức theo phương thức định lượng bằng thang điểm, hàng quý, sáu tháng, cả năm nhằm đánh giá chính xác những người hoàn thành, không hoàn thành, hoàn thành xuất sắc chức trách quyền hạn từ đó kỷ luật, khen thưởng, nâng lương, đề bạt chính xác, đồng thời áp dụng hệ thống thang lương mới gắn với chức trách, quyền hạn của từng loại công chức, viên chức.

Cắt giảm nhanh hơn thủ tục hành chính, giấy phép con theo hướng Chính phủ kiến tạo, Chính phủ điện tử, Chính phủ số để giảm thiểu thời gian, chi phí giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội mới đóng góp ngày càng nhiều vào mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm, trung hạn và dài hạn.

Doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp, nhất là SMEs cần nhận thức đúng tầm quan trọng của chuyển đổi xanh, kinh tế số, doanh nghiệp số, là định hướng quan trọng liên quan đến sự tồn vong của doanh nghiệp trong tương lai gần; nếu chậm trễ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể phá sản.

Doanh nghiệp từng ngành nghề thông qua Hiệp hội nghề nghiệp hỗ trợ lẫn nhau, nhất là các tập đoàn kinh tế giúp đỡ SMEs vượt qua khó khăn, tham gia từng chuỗi cung ứng sản phẩm, tiếp đó có đủ điều kiện chuyển sang kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số.

Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân nhất là doanh nghiệp lớn cần tăng tỷ lệ vốn đầu tư thành lập các Trung tâm R&D, Trung tâm Đổi mới & Sáng tạo, tạo thuận lợi để SMEs tham gia nhằm thực hiện ý tưởng mới, sản phẩm mới, kiểu dáng mới, rút ngắn thời gian từ nghiên cứu, chế tạo thử đến cung ứng sản phẩm trên thị trường trong nước và thế giới.

Để khắc phục khiếm khuyết về tác động lan tỏa đối với thu hút và sử dụng vốn FDI, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước thay đổi chính sách ưu đãi, cơ chế khuyến khích từ chủ yếu bằng thuế, tiền thuê đất sang ưu đãi tài chính, chi phí, tín dụng trong đó khuyến khích doanh nghiệp FDI nhất là tập đoàn kinh tế hợp tác với doanh nghiệp trong nước, ưu tiên cho SMEs để phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia từng chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu theo hướng tạo ra giá trị gia tăng cao nhằm nhanh chóng nâng cao quy mô, trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp, nhân lực chất lượng của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam.

Nước ta đang đối mặt với thách thức từ biến động nhanh chóng, khó lường của tình hình chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, thị trường thế giới, cũng như trình độ phát triển chưa vượt qua nhóm nước có thu nhập trung bình thấp; đồng thời đứng trước cơ hội thuận lợi do vị thế quốc tế, ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, có điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, AI, Blockchain, thực tế ảo.

Các giải pháp chủ yếu trên đây cần được Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thực thi có kết quả để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội mới, góp phần thực hiện nhiệm vụ của năm 2024, tạo tiền đề để hoàn thành định hướng, mục tiêu của Kế hoạch phát triển 2021- 2025

  • Cùng chuyên mục
HueWaco tham gia tuần lễ nước Quốc tế tại Đài Loan

HueWaco tham gia tuần lễ nước Quốc tế tại Đài Loan

HueWACO đã đến thăm và làm việc với Cục nước Đài Bắc (TWD), đại diện hai đơn vị đã cùng thảo luận, trao đổi và chia sẻ về các vấn đề trong lĩnh vực cấp nước.

Công nghệ - 16/09/2024 14:35

BAF 'bắt tay' tập đoàn chăn nuôi số 1 Trung Quốc Muyuan làm chăn nuôi công nghệ cao

BAF 'bắt tay' tập đoàn chăn nuôi số 1 Trung Quốc Muyuan làm chăn nuôi công nghệ cao

Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) vừa công bố thoả thuận hợp tác với Muyuan (Muyuan Foods Co., Ltd), tập đoàn chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc.

Đầu tư - 16/09/2024 11:39

Cam kết rót 1,34 tỷ USD vào Quảng Nam, Hyosung gặp khó chưa thể tăng vốn

Cam kết rót 1,34 tỷ USD vào Quảng Nam, Hyosung gặp khó chưa thể tăng vốn

Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) cam kết đầu tư 1,34 tỷ USD vào Quảng Nam để triển khai các dự án, tuy nhiên tập đoàn này đang gặp khó khi không thể triển khai các dự án theo đúng kế hoạch.

Đầu tư - 15/09/2024 13:24

Giá thuê mặt bằng cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM hấp dẫn hơn nhiều thị trường

Giá thuê mặt bằng cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM hấp dẫn hơn nhiều thị trường

Giá thuê mặt bằng cao cấp khu trung tâm Hà Nội là 96,4 USD/m2 và TP.HCM là 151 USD/m2. Trong khi, mức giá này tại Kuala Lumpur (Malaysia) là 158,6 USD/m2, Singapore là 399,7 USD/m2 và 289,5 USD/m2 tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

Đầu tư - 15/09/2024 10:00

Apple, Google, Facebook... đã nộp hơn 6.200 tỷ tiền thuế tại Việt Nam

Apple, Google, Facebook... đã nộp hơn 6.200 tỷ tiền thuế tại Việt Nam

8 tháng đầu năm, có 106 nhà cung cấp nước ngoài đã nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng. Luỹ kế từ tháng 3/2022, tổng số tiền thuế các doanh nghiệp nước ngoài đã nộp là hơn 16.800 tỷ đồng

Đầu tư - 15/09/2024 09:15

Dự án hơn 1.800 tỷ của Nông nghiệp Trường Hải Bình Định được gia hạn

Dự án hơn 1.800 tỷ của Nông nghiệp Trường Hải Bình Định được gia hạn

Dự án Trại heo giống cụ kỵ công nghệ cao hơn 1.800 tỷ đồng do Công ty TNHH Nông nghiệp Trường Hải Bình Định làm chủ đầu tư được điều chỉnh thời gian hoàn thành, đưa toàn bộ dự án vào vận hành.

Đầu tư - 14/09/2024 17:21

Thừa Thiên Huế đề nghị công ty Kanglongda Việt Nam chi trả tiền bồi thường cho người dân

Thừa Thiên Huế đề nghị công ty Kanglongda Việt Nam chi trả tiền bồi thường cho người dân

Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu công ty Kanglonda Việt Nam thực hiện chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho người dân với số tiền hơn 8,7 tỷ đồng trong tháng 9/2024.

Đầu tư - 14/09/2024 11:32

Quảng Ninh sẽ sớm khôi phục các hoạt động du lịch sau bão số 3

Quảng Ninh sẽ sớm khôi phục các hoạt động du lịch sau bão số 3

Để sớm khôi phục tất cả hoạt động dịch vụ - du lịch, ngay sau bão, các đơn vị của tỉnh Quảng Ninh đã bắt tay ngay vào công tác khắc phục hậu quả.

Đầu tư - 13/09/2024 16:35

Đà Nẵng giải cơn 'khát' vật liệu cho các dự án trọng điểm

Đà Nẵng giải cơn 'khát' vật liệu cho các dự án trọng điểm

Để đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các dự án trọng điểm, TP. Đà Nẵng sẽ cho phép nâng công suất khai thác, xem xét gia hạn giấy phép cho nhiều mỏ khoáng sản...

Đầu tư - 13/09/2024 11:14

Nhà đầu tư nhà ở xã hội chưa hết băn khoăn

Nhà đầu tư nhà ở xã hội chưa hết băn khoăn

Những chính sách mới về nhà ở xã hội đã được quy định tại Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 100/2024/NĐ-CP, tuy nhiên vẫn còn nhiều "bài toán" tiếp tục cần có lời giải.

Đầu tư - 13/09/2024 11:13

Khẩn trương khắc phục hư hỏng trên quốc lộ đoạn qua Thanh Hoá

Khẩn trương khắc phục hư hỏng trên quốc lộ đoạn qua Thanh Hoá

Do ảnh hưởng từ mưa bão số 3 nên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên Quốc lộ 15 và 15C, tỉnh Thanh Hóa đã bị hư hỏng nhiều vị trí trên tuyến.

Đầu tư - 13/09/2024 09:48

Miếng bánh thị phần xe công nghệ chia lại cho ai?

Miếng bánh thị phần xe công nghệ chia lại cho ai?

Với sự rút lui của Gojek, Grab được cho sẽ vươn lên độc chiếm thị trường vận tải công nghệ của Việt Nam. Song, vẫn còn những sự thách thức đến từ các doanh nghiệp nội như Be, XanhSM, ToGo...

Đầu tư - 13/09/2024 06:58

Đề xuất 60 dự án nhằm 'lột xác' khu vực bờ biển Nha Trang

Đề xuất 60 dự án nhằm 'lột xác' khu vực bờ biển Nha Trang

Loạt dự án trải dài hơn 16km, dọc bờ biển Nha Trang (Khánh Hòa) dự kiến được triển khai bằng ngân sách nhà nước, vốn Trung ương và vốn ngoài ngân sách.

Đầu tư - 12/09/2024 16:13

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhờ 3 yếu tố này?

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhờ 3 yếu tố này?

Giới chuyên gia cho biết, có 3 yếu tố chủ chốt đang thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, gồm quá trình công nghiệp hóa nhanh nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị.

Đầu tư - 12/09/2024 09:03

Đìu hiu 'thung lũng Silicon' trăm triệu USD tại Đà Nẵng

Đìu hiu 'thung lũng Silicon' trăm triệu USD tại Đà Nẵng

Nhiều năm "phơi nắng phơi mưa", Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng - nơi được kỳ vọng là "thung lũng Silicon" của địa phương này rơi vào cảnh đìu hiu, nhiều hạng mục hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng.

Đầu tư - 12/09/2024 07:11

Ba dự án của Bách Đạt An được Quảng Nam gia hạn tiến độ

Ba dự án của Bách Đạt An được Quảng Nam gia hạn tiến độ

Tỉnh Quảng Nam thống nhất điều chỉnh tiến độ cho 3 dự án đô thị của CTCP Bách Đạt An tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, đây là những dự án xảy ra tranh chấp, kiện tụng nhiều năm qua.

Đầu tư - 11/09/2024 17:02