Kiểm toán Nhà nước: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ là do Bộ GTVT

Nhàđầutư
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Đoàn Xuân Tiên cho rằng, trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ của dự án Cát Linh-Hà Đông thuộc về khâu thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chậm của Bộ GTVT.
KHÁNH AN
06, Tháng 07, 2019 | 15:20

Nhàđầutư
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Đoàn Xuân Tiên cho rằng, trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ của dự án Cát Linh-Hà Đông thuộc về khâu thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chậm của Bộ GTVT.

Tại buổi họp báo chiều ngày 5/7, trả lời về việc dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đội vốn hơn 9.000 tỷ đồng, ông Trần Hải Đông, Trưởng đoàn kiểm toán dự án này, cho biết nguyên nhân là do quá trình lập dự án chưa nghiên cứu kỹ so sánh kỹ thuật và lựa chọn dẫn đến trong quá trình thay đổi phương án thực hiện đã làm tăng chi phí.

Cùng với đó là do bổ sung khối lượng di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật; việc bàn giao mặt bằng chậm và tiến độ thực hiện kéo dài, dẫn đến chi phí nhân công vật liệu tăng cao.

Trong quá trình lập phương án đầu tư cũng còn một số tồn tại, ông Đông cho biết, khi dự án tăng vốn trên 18.000 tỷ đồng, chủ đầu tư chưa báo cáo Chính phủ để xem xét báo cáo, xin chủ trương của Quốc hội.

Cùng với đó, khi phân tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư chưa xem xét về chi phí vận hành chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn khai thác, dẫn đến việc đánh giá về hiệu quả kinh tế kém hiệu quả và không chính xác.

Quá trình lập dự án đầu tư còn một số chi phí phát sinh như thỏa thuận phương án kiến trúc, phê duyệt điều chỉnh dự án, tiến độ bàn giao mặt bằng chậm.

66445562_340746900186714_6197922126373060608_n

Ông Trần Hải Đông, Trưởng đoàn kiểm toán dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, Ảnh Khánh An

Về vấn đề chậm tiến độ dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, ông Trần Hải Đông cho biết dự án ban đầu dự kiến thi công từ 2008 đến 11/2013 là hoàn thành, tuy nhiên sau đó khi ký hợp đồng EPC thì thời gian thực hiện trong 48 tháng, tức 4 năm kể từ 2010. Song, từ đó đến nay, qua rất nhiều lần điều chỉnh dự án vẫn chưa đưa vào khai thác sử dụng.

Theo ông Đông, lý do là bởi đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên thực hiện ở Việt Nam nên các cơ quan thẩm quyền mất nhiều thời gian nghiên cứu để ban hành chính sách áp dụng, như xác định chủ đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế tài chính…

Lý do thứ hai là do quá trình lập dự án đầu tư còn một số tồn tại dẫn đến những phát sinh, như thỏa thuận phương án kiến trúc, phê duyệt điều chỉnh dự án và tiến độ bàn giao mặt bằng chậm từ 1-5 tháng.

Ngoài ra, quy định về hồ sơ thiết kế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có khác biệt, dẫn tới thời gian thiết kế, thẩm tra, thẩm định phê duyệt cũng bị điều chỉnh nhiều lần.

Tổng thầu thực hiện dự án được chỉ định trực tiếp từ Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, chính vì thế tiến độ thực hiện phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài về vốn và về tổng thầu.

Ông Đông cho biết thêm, theo quy định của hợp đồng EPC, thiết kế kỹ thuật tổng dự toán phải được hoàn thành nộp chủ đầu tư trong vòng 9 tháng kể từ ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng (1/1/2010), tuy nhiên thực tế kéo dài thêm 1 năm rưỡi, tức tháng 6/2011, Bộ GTVT buộc phải cho phép thực hiện thiết kế từng phần. Quá trình này ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian thực hiện.

Bên cạnh đó, quá trình chọn nhà thầu cung cấp đoàn tàu cũng chậm, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Trao đổi thêm về vấn đề này, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước ông Đoàn Xuân Tiên, cho rằng, trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ dự án Cát Linh - Hà Đông thuộc về khâu thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán chậm. Lỗi từ đấy dẫn đến cái sai của Bộ GTVT, khi Bộ này chấp thuận sau đó là xóa quy định, hay ký kết, thống nhất Cục đường sắt Việt Nam cho phép thiết kế kỹ thuật từng phần theo tiến độ.

“Người ta phải thiết kế tổng thể xong hết rồi mới theo khuôn khổ thì ông lại cho phép thiết kế từng phần theo tiến độ, chắp vá như thế ảnh hưởng tiến độ và có thể rủi ro cả về vấn đề chất lượng. Đó là vấn đề tôi cho rằng trong quản lý nhà nước, Bộ GTVT cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm” Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ