Khủng hoảng Evergrande phơi bày các 'thị trấn ma'

KIM NGÂN
06:05 17/10/2021

Rủi ro phá sản của Evergrande vẫn đang thu hút sự chú ý của toàn cầu, nhưng những rắc rối của công ty bất động sản gánh nợ lớn nhất Trung Quốc này chỉ là một phần của vấn đề lớn hơn nhiều.

244542466_2808517049448483_885495839515603545_n

Các tòa nhà chung cư ở Bắc Kinh, ngày 17/9/2021. Ảnh: CNN

Nhiều tuần nay, tên tập đoàn bất động sản ốm yếu này xuất hiện liên tục trên tít của các báo lớn khi các nhà đầu tư chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra với núi nợ khổng lồ của doanh nghiệp này. Khi cuộc khủng hoảng Evergrande chầm chậm phơi bày, các nhà phân tích đang chỉ ra một vấn đề cơ bản, sâu xa hơn: thị trường bất động sản Trung Quốc đang giảm nhiệt sau nhiều năm cung vượt cầu.

Các dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện. Trước sự sụp đổ của Evergrande, hàng chục triệu căn hộ được cho là đã bị bỏ không trên khắp đất nước. Những năm gần đây, vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, ước tính Trung Quốc vẫn còn khoảng 30 triệu bất động sản chưa bán được, tương đương với nơi ở của 80 triệu người, tức toàn bộ dân số Đức.

Trên hết, khoảng 100 triệu bất động sản có thể đã được mua nhưng không có người ở, có thể chứa 260 triệu người, theo ước tính của Capital Economics. Những dự án như vậy đã thu hút sự giám sát trong nhiều năm, và thậm chí còn được gọi là "các thị trấn ma" của Trung Quốc.

Dưới đây là thông tin về một số trong số những dự án đó và vấn đề bắt nguồn như thế nào.

Bất động sản và các lĩnh vực liên quan là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc, chiếm tới 30% GDP. Theo Williams, tỷ trọng này "cao hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác". Trong nhiều thập kỷ, điều này đã giúp Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Nhưng nhiều năm nay, các nhà phê bình đặt câu hỏi liệu động cơ tăng trưởng đó có đang tạo ra một quả bom hẹn giờ cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay không. Đó một phần vì khoản nợ khổng lồ mà nhiều nhà phát triển bất động sản đang gánh để tài trợ cho các dự án của họ.

Nhà phát triển bất động sản mang nợ nhiều nhất Trung Quốc, Evergrande, đã trở thành đứa con điển hình của sự tăng trưởng không bền vững, với khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Tuy nhiên, "Evergrande không phải là doanh nghiệp duy nhất trong cơn nguy khốn", Christina Zhu, nhà kinh tế học tại Moody’s Analytics, nói. Trong vài ngày qua, một loạt nhà phát triển bất động sản khác đã tiết lộ các vấn đề về dòng tiền của họ, đề nghị các chủ nợ cho thêm thời gian để trả nợ hoặc cảnh báo về khả năng vỡ nợ.

Trong một báo cáo gần đây, Zhu viết 12 công ty bất động sản Trung Quốc không có khả năng thanh toán trái phiếu với tổng trị giá khoảng 19,2 tỷ nhân dân tệ (gần 3 tỷ USD) trong nửa đầu năm. "Con số này chiếm gần 20% tổng số vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm, cao nhất trong tất cả các lĩnh vực" ở Trung Quốc đại lục, bà nói thêm.

Đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động xây dựng tạm thời bị đình trệ. Nhưng hoạt động xây dựng sau đó đã quay trở lại khi Trung Quốc mở cửa trở lại và thị trường bất động sản của nước này đã có một sự phục hồi ngắn hạn. Tuy nhiên, kể từ đó, thị trường lại "khục khặc", và không có dấu hiệu thuyên giảm ngay lập tức.

Trong vài tháng qua, "các giải pháp tăng giá, khởi động lại hoạt động xây dựng nhà và bán hàng" đã giảm đi đáng kể. Trong tháng 8, doanh số bán bất động sản, tính theo diện tích sàn bán được, đã giảm 18% so với cùng thời điểm năm trước, bà cho biết. Cùng tháng đó, giá nhà mới tăng 3,5% "so với một năm trước đó, mức tăng nhỏ nhất kể từ khi thị trường bất động sản phục hồi từ đại dịch vào tháng 6 năm 2020", Zhu viết.

Williams viết trong một báo cáo: "Nhu cầu nhà ở Trung Quốc đang bước vào thời kỳ suy giảm kéo dài. Ông gọi đây là "gốc rễ của những rắc rối từ Evergrande - và của những nhà phát triển có đòn bẩy tài chính cao khác". Sau đó là vấn đề các dự án dở dang, dù thị trường có nhu cầu. Phần lớn các bất động sản mới ở Trung Quốc - khoảng 90% - được bán trước khi hoàn thành, có nghĩa là bất kỳ trở ngại nào đối với các nhà phát triển bất động sản đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người mua, theo các nhà kinh tế.

Williams nói: "[Điều này] thúc các nhà chức trách đảm bảo rằng các dự án đang triển khai sẽ tiếp tục khi các nhà phát triển ốm yếu được tái cấu trúc". Theo phân tích mới đây của Bank of America, Evergrande đã bán được 200.000 căn nhà chưa bàn giao cho người mua. Điều này làm trầm trọng thêm lo ngại rằng người mua nhà có thể trắng tay vì chủ đầu tư bất động sản lớn thứ hai của đất nước.

Trong những tuần gần đây, chính phủ đã tập trung vào việc hạn chế tác động từ cuộc khủng hoảng và bảo vệ dân thường. Trong một tuyên bố cuối tháng trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ "duy trì sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà".

Mặc dù ngân hàng trung ương không đề cập cụ thể đến Evergrande, cơ quan này đã bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính để giúp ổn định tình hình và xoa dịu lo lắng. Không phải tất cả các công ty đều gặp khó khăn nghiêm trọng. Theo Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics, trong khi một số doanh nghiệp rõ ràng đang gặp khó khăn, "hầu hết các nhà phát triển không có nguy cơ vỡ nợ".

Ông nói trong một báo cáo ngắn gửi khách hàng: "Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, hầu hết các chủ đầu tư lớn đều có tình hình tài chính mạnh hơn Evergrande nhiều và có thể sẽ vượt qua mức tăng đột biến tạm thời trong chi phí vay trong bối cảnh có lo ngại về tác động từ vụ Evergrande". Điều đó sẽ cung cấp một số đảm bảo "trong bối cảnh thị trường bất ổn hiện tại", ít nhất trong ngắn hạn, ông nói thêm.

Về lâu dài, có thể có vấn đề nhỏ. Evans-Pritchard viết: "Điều hướng thành công sự sụt giảm cơ cấu về nhu cầu nhà ở trong thập kỷ tới sẽ thách thức hơn. Hoạt động sáp nhập trong lĩnh vực này, kéo dài nhiều năm, dường như có nhiều khả năng hơn là sẽ có một làn sóng các nhà phát triển bất động sản thất bại".

(Theo CNN)

  • Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đầu tư - 06/05/2025 11:58

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.

Đầu tư - 06/05/2025 10:53

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.

Đầu tư - 06/05/2025 06:35

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.

Đầu tư - 06/05/2025 06:00

 Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.

Đầu tư - 05/05/2025 20:34