Khu vực FDI với dịch COVID-19

GS.TSKH NGUYỄN MẠI
09:48 03/05/2020

Dịch COVID-19 đã tác động đến kinh tế quý I/2020: GDP tăng 3,82%, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,51%, dịch vụ tăng 3,2%; khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) cũng chịu tác động tiêu cực.

Thu hút FDI giảm

Vốn đăng ký và vốn thực hiện quý I thấp hơn quý I/2019. Tính đến 20/3/2020, vốn thực hiện đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93,4%, vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 8,55 tỷ USD,bằng 79,1% cùng kỳ năm 2019.

Nhờ có dự án nhà máy khí hóa lỏng (LNG) Bạc Liêuvới vốn đăng ký là 4 tỷ USD, nên vốn đăng ký đạt 5,5 tỷ USD cho 758 dự án mới; như vậy 757 dự án còn lại có vốn đăng ký 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi dự án khoảng2 triệu USD, quá nhỏ so với những năm trước.

Có 236 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư 1,07 tỷ USD, bằng 82% cùng kỳ năm 2019.

Có 2.523 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp gần 2 tỷ USD, bằng 34,4%, bình quân 0,78 triệu USD/ lượt góp vốn (quý I năm 2019 là 3,4 triệu USD).

Kinh doanh gặp khó khăn

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) đạt 40,4 tỷ USD, bằng 97,1% quý I/2019; chiếm 70,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 33,18tỷ USD, bằng 99,2% quý I/2019; chiếm 59% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Lần đầu tiên xuất nhập khẩu của khu vực FDIgiàm sau nhiều năm liên tục tăng; tuy vậy,vẫn xuất siêu 7,2 tỷ USD, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 4,4 tỷ USD.

Sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp FDI chịu tác động không giống nhau giữa các ngành, lĩnh vực và trong các tháng của quý I. Ngành dêt may, da giày, túi xách, bia, thủy sản, khách sạn, văn phòng cho thuê chịu tác động tiêu cực hơn ngành điện tử, máy tính, điện tử dân dụng.

Diễn biến tình hình sản xuất tháng 1 và tháng 2 khác với tháng 3. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào trong tháng 1 và tháng 2 do dịch bùng phát ở Trung Quốc- thị trường chính nguyên phụ liệu dệt may, da giày, linh kiện điện tử, thậm chí có doanh nghiệp dự kiến tạm ngừng sản xuất do hết nguyên liệu vào giữa tháng 3, thì từ đầu tháng 3 đến nay trong khi đã nối lại giao thương với thị trường Trung Quốc nên không thiếu nguyên liệu đầu vào thì dịch tràn đến Châu Âu và Mỹ, làm cho nhiều đối tác ở EU và Mỹ giảm hoặc ngừng đặt hàng cho doanh nghiệp Việt Nam, gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa sang các nước này.

Một số doanh nghiệp FDI thiếu hụt chuyên gia, kỹ thuật viên cao cấp người nước ngoài (nhất là người Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc) do chính sách hạn chế đi lại, dừng cấp Giấy phép lao động từ các nước có dịch. Đại sứ quán Hàn Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, Tập đoàn LG,Foxconn, Samsung và các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã có văn bản phản ánh về vấn đề này.

Chủ trương hạn chế đi lại, hội họp đã làm đình trệ hoạt động xúc tiến đầu tư, nhiều chuyến công tác tìm hiểu cơ hội đầu tư tại nước ta của các nhà đầu tư tiềm năng như Apple, ExxonMobil…bị hủy bỏ hoặc trì hoãn, ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định đầu tư.

Do khó khăn trong vận chuyển và thông quan nên tác động đến tình hình nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu, một số doanh nghiệp FDI sản xuất cầm chừng hoặc tạm dừng hoạt động, cũng như triển khai các dự án mới. Apple buộc phải hoãn dự kiến tăng 20% số lượng đơn hàng sản xuất tại Việt Nam.

Nike ước tính có khoảng 10 triệu đôi giày và hàng may mặc bị chậm sản xuất tại Việt Nam và Indonesia.

Việc tìm nguồn cung ngoài Trung Quốc trong ngắn hạn đối với một số sản phẩm của Foxconn, Apple, Nike làm tăng chi phí, không ổn định về số lượng và chất lượng.

Nhiều doanh nghiệp giảm nguồn thu đáng kể đối với hàng hóa xuất khẩu sang các nước có dịch như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.

Hàng chục nghìn lao động bị mất việc làm, không có thu nhập nên đời sống gặp nhiều khó khăn.

photo1521686750699-15216867506991751719279

Dịch COVID-19 đã tác động đến kinh tế quý I/2020: GDP tăng 3,82%, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,51%, dịch vụ tăng 3,2%; khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) cũng chịu tác động tiêu cực.

Xu hướng chuyển sản xuất sang Việt Nam tăng

Tập đoàn Yura có 3 DN ở Việt Nam và 10 DN tại Trung Quốc, sản phẩm của tập đoàn được cung cấp độc quyền cho nhiều hãng ô tô lớn như Kia, Huyndai. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp của Trung Quốc phải ngừng sản xuất, do đó Công ty TNHH Yura Việt Nam trong KCN Phú Thái đang phải tăng ca hết công suất để có đủ sản phẩm cung cấp cho đối tác. Trước Tết, các dây chuyền sản xuất của công ty chỉ hoạt động khoảng 60% công suất nên công nhân làm trong giờ hành chính, nhưng từ sau Tết đến nay, máy móc chạy hết công suất, công nhân làm tăng ca hết thời gian theo quy định.

Tập đoàn Samsung đã chuyển nhà máy sản xuất smarphone từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận hưởng giá nhân công của nước ta chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc, có tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp khá cao; ngày 7 tháng 3 đã đình chỉ hoạt động nhà máy ở thành phố Kumi, gần tâm dịch Covid-19 Daegu, khi phát hiện một công nhân dương tính với covid 19; sẽ chuyển dây chuyền sản xuất một số điện thoại thông minh cao cấp từ Hàn Quốc sang Việt Nam để tránh trường hợp xấu nhất.

Theo Reutes, trong 10 năm qua, Samsung đã chuyển phần lớn dây chuyền sản xuất smart phone sang Việt Nam; các nhà máy Samsung tại Việt Nam sản xuất trên 50% số điện thoại của cả tập đoàn và ít gặp gián đoạn.

Giải pháp cấp bách

Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương đã có chủ trương và thi hành một số giải pháp miễn giảm thuế, hạ lãi suất tiền vay, trợ cấp thất nghiệp, giảm thiểu thủ tục hành chính, hổ trợ doanh nghiệp khi xuất khẩu qua biên giới…đã có tác động làm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, một số giải pháp như thuế, tín dụng, trợ cấp thất nghiệp chậm được triển khai làm cho số doanh nghiệp có nguy cơ ngừng hoạt động có xu hướng gia tăng.

Kiến nghị Chính phủ cần có chính sách và cơ chế hỗ trợ thích ứng với thực trạng sản xuất và kinh doanhcủa từng loại hình doanh nghiệp và từng ngành, nghề để xử lý kịp thời khó khăn mới xuất hiện.

Việc hạ thấp lãi suất tín dụng mới áp dụng cho khoản vay mới, trong khi nhiều doanh nghiệp dù khó khăn nhưng không thể vay thêm vì đến hạn trả nợ cũ.

Đa số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không thể vay được khoản vay ưu đãi, lãi suất thấp vì không có tài sản thế chấp, trong khi có doanh nghiệp chỉ cần vay 300-500 triệu đồng để trả lương, làm vốn lưu động là có thể vượt quá khó khăn để khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Ngân hàng nhà nước cần hướng dẫn các ngân hàng thương mại phối hợp với các hiệp hội nghền ghiệp tại địa phương để nhận biết thực chất nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ- những doanh nghiệp có nguy cơ phá sản lớn nhất để xử lý từng trường hợp theo hướng giãn thời gian trả nợ đến hạn, không để rơi vào nhóm nợ xấu; thực hiện vay lãi suất ưu đãi, giảm lãi suất vay đối với cả nợ cũ và tín dụng mới.

Korcham, Eurocham kiến nghị các ngân hàngthương mại gia hạn khoản nợ vay ngân hàng, giảm lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp FDI.

Bộ Tài chính cần ban hành kịp thời chủ trương giảm, miễn thuế đối với các ngành nghề, lĩnh vực chịu tác động khác nhau. Trong đó giảm thuế giá trị gia tăng có tác động thiết thực, kích thích nhu cầu tiêu dùng đối với thị trường trong nước, giảm thuế xuất khẩu hàng hóa làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng cần tính đến, nhưng chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Thời gian miễngiảm thuế có thể đến cuối quý II hoặc cuối quý III.

Cho phép các doanh nghiệp gặp khó khăn giãn thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, thuếnhập khẩu đến cuối quý III hoặc quý IV.

Chính phủ cần hướng dẫn UBND tỉnh, thành phố có dư địa về ngân sách địa phương đề ra chính sách và cơ chế hổ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong khung khổ pháp luật, để không làm nảy sinh tình trạng thiếu thống nhất trong cả nước, thậm chí vi phạm luật pháp nhà nước.

Đối với việc nhập cảnh của các chuyên gia trong các dự án ĐTNN đề nghị cho phép áp dụng thống nhất như trường hợp của Tập đoàn Samsung: nhập cảnh theo hình thức đặc biệt vào Việt Nam sau khi có xét nghiệm âm tính, làm việc tại khu độc lập, tự cách ly, do UBND tỉnh bảo lãnh và giám sát. (công văn số1746/VPCP-QHQT ngày 6/3/2020 và công văn số 1849/VPCPQHQT ngày11/3/2020).

Các chuyên gia, kỹ thuật nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp ĐTNN được gia hạn Giấy phép lao động để tạm thay thế cho những người chưa được nhập cảnh.

Áp dụng thủ tục thông quan nhanh đối với nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất trong thời gian đang có dịch. Các doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Trong trường hợp kết quả hậu kiểm sau thông quan phát hiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Ban Quản lý KCN, KKT cần làm việc với nhà đầu tư xin giãn tiến độ thực hiện dự án do khó khăn dịch bệnh, kéo dài thờihạn nộp tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án để xử lý theo pháp luật hiện hành; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để xử lý.

Giải pháp sau khi hết dịch

Khó dự báo thời điểm thế giới kết thúc đại dịch COVID-19, do đó để chủ động trong các tình huống, kể cả tình huống xấu nhất, nước ta cần nghiên cứu với cách tiếp cận đa chiều từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, quan hệ đa phương và song phương để đề ra chủ trương, giải pháp ứng phó.

Từ diễn biến dịch COVID trên thế giới vào đầu tháng 4, có thể dự báo Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản đang có chuyển biến tích cực, sản xuất kinh doanh trong nước, xuất nhập khẩu hàng hóa từng bước được phục hồi có tác động đối với quan hệ thương mại vàđầu tư với Việt Nam. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã có số công nhân đến làm việc đạt trên90%, trong khi thị trường Mỹ và EU có khó khăn thì ASEAN trở thành thị trường chính của nước này, do đó cần hướng dẫn các doanh nghiệp định hướng mới khi khôi phục quan hệ du lịch, thương mại với doanh nghiệp và FDI với nhà đầu tư Trung Quốc.

Mỹ và nhiều nước ở Châu Mỹ đang phải đối mặt với dịch COVID-19 thời kỳ cao điểm, có thể kéo dài đến cuối quý II, tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu và FDI của nước ta. CPTPP trải qua hơn một năm nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội, nay lại gặp dịch, do đó các nước Châu Mỹ như Canada, Mehico gặp khó khăn khi thực hiện CPTPP ( Canada đã kiến nghị hoãn thực thi USMCA-NAFTA mới) do đó cần hướng dẫn các doanh nghiệp tìm hướng đị thích hợp với tình hình quý II, đồng thời chuẩn bị đón cơ hội mới khi dập tắt dịch, khôi phục quan hệ thương mại và đầu tư vào nửa cuối năm.

EU áp dụng biện pháp cách ly, hạn chế đi lại ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh bình thường; do đó mặc dù CPTPP đã thực hiện được hơn một năm, EVFTA có thể có hiệu lực từ đầu tháng 7 nhưng để tận dụng cơ hội mới sau khi dịch đã qua thì cần hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu kỹ đối tác đang có quan hệ thương mại để biết được tình hình cụ thể (tồn tại, khó khăn, phá sản), tìm kiếm đối tác mới đáng tin cậy để mở rộng xuất nhập khẩu với EU.

  • Cùng chuyên mục
Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi (TP.HCM) tiếp tục là con đường đắt đỏ nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu. Còn phố Tràng Tiền (Hà Nội) đứng thứ 18 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đầu tư - 21/11/2024 08:50

 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đầu tư - 19/11/2024 14:57

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43