Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030

TS. ĐINH LÂM TẤN (Phó viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ KH&ĐT)
06:30 06/09/2020

Trong các quan điểm phát triển thể hiện trong bản Dự thảo Chiến lược, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào KH, CN&ĐMST được xếp thứ nhất, thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong hành động với KH, CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030.

cong nghe

Trong các quan điểm phát triển thể hiện trong bản Dự thảo Chiến lược, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào KH, CN&ĐMST được xếp thứ nhất, thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong hành động với KH, CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030. Ảnh minh họa

Giai đoạn 2021-2030, Việt Nam chú trọng phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH, CN&ĐMST). Dự thảo Chiến lược phát triển KTXH 2021-2030 (dưới đây viết tắt là Dự thảo Chiến lược) chú trọng phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) gắn với quá trình hội nhập quốc tế, nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để phát triển kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền để phát triển đất nước.

Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội. Ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số, kết nối 5G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, Internet vạn vật, an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.

Trong các quan điểm phát triển thể hiện trong bản Dự thảo Chiến lược, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào KH, CN&ĐMST được xếp thứ nhất, thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong hành động với KH, CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030. Theo đó, phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 gắn với quá trình hội nhập quốc tế, nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội để phát triển kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự thảo Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2030, nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập cao.

Đối với các đột phá KH, CN&ĐMST, Dự thảo Chiến lược xác định tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài cả trong và ngoài nước. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, tiến tới làm chủ một số công nghệ mới; lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần thực hiện để đạt được các mục tiêu KH, CN&ĐMST cho giai đoạn 2021-2030 bao gồm:

- Hoàn thiện thể chế tạo động lực cho phát triển KH&CN và ứng dụng kết quả KH&CN vào sản xuất: Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển nền khoa học Việt Nam; phát triển mạnh KH, CN&ĐMST, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số. Có cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, thúc đẩy triển khai vàứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hìnhkinh doanh mới. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để KH, CN&ĐMST đáp ứng yêu cầu thực sự là động lực chính của mô hình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế số.

- Đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động KH&CN: Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động nghiên cứu, quản lý khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho nghiên cứu, chuyển giao phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao tính tự chủ của các đơn vị nghiên cứu khoa học, công nghệ công lập.

Quan tâm đầu tư đúng mức nghiên cứu khoa học cơ bản; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số. Đổi mới quản lý hoạt động của tổ chức KH&CN, tiếp tục chuyển đổi tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ và hình thành doanh nghiệp KH&CN; khuyến khích doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển.

- Nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia trong bối cảnh CMCN 4.0: Nâng cao tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ trong nước để có thể triển khai các hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới. Rà soát, tổ chức lại các chương trình KH&CN cấp nhà nước. Ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm và chương trình KH&CN quốc gia. Tập trung phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ, công nghệ thông tin.

- Phát triển hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp làm trung tâm: Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các khu công nghệ cao. Phát huy vai trò của các quỹ về phát triển khoa học và đổi mới công nghệ trong thúc đẩy nghiên cứu, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40%.

- Nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập quốc tế về KH,CN&ĐMST: Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ, đa dạng hoá đối tác, lựa chọn đối tác chiến lược là các quốc gia có nền khoa học, công nghệ tiên tiến; gắn kết chặt chẽ giữa hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ với hợp tác kinh tế quốc tế. Phát triển mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam, thu hút sự tham gia đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài.

Tăng cường đa dạng hoá đối tác, đồng thời chú trọng tạo dựng các quan hệ đối tác chiến lược trong hợp tác quốc tế về KH, CN&ĐMST. Tiếp tục thúc đẩy gắn kết giữa hợp tác quốc tế về KH,CN&ĐMST với hợp tác quốc tế về kinh tế.

- Phát triển thị trường KH&CN là nền tảng hệ sinh thái khởi nghiệp hoạt động hiệu quả: Phát triển mạng lưới các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN: các tổ chức dịch vụ KH&CN, trong đó chú trọng dịch vụ chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; hỗ trợ nâng cao năng lực cho các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của địa phương. Phát triển các doanh nghiệp KH&CN thông qua thúc đẩy phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, xây dựng thí điểm các quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Ưu tiên bố trínguồn lực để hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; hỗ trợ nghiên cứu giải mã, làm chủ công nghệ được chuyển giao ở trong nước và từ nước ngoài.

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên nền tảng của KH,CN&ĐMST và những thành tựu của CMCN 4.0. Tổ chức thực hiện hiệu quả và thực chất các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thực hiện Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh.

Nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục nộp thuế, phí của người dân và doanh nghiệp.

- Lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên đầu tư hiệu quả để tạo đột phá trong phát triển KH&CN: Phát triển mạnh KH,CN&ĐMST là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội. Lấy việc nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của khoa học, công nghệ.

  • Cùng chuyên mục
Diễn biến mới loạt dự án bất động sản tại Bình Định

Diễn biến mới loạt dự án bất động sản tại Bình Định

Tại Bình Định, dự án bất động sản của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đang tăng tốc. Bên cạnh đó, loạt dự án nhà ở được chính quyền địa phương điều chỉnh tiến độ, chủ trương đầu tư.

Bất động sản - 12/11/2024 15:56

AI có thể vượt qua con người trong 10 năm tới

AI có thể vượt qua con người trong 10 năm tới

Theo chuyên gia, AI đã tiến hoá đến bước suy luận và có thể phân tích thị giác con người. Điều này có thể khiến AI vượt qua con người chỉ trong khoảng 10 năm tới, với bước phát triển như hiện tại.

Công nghệ - 12/11/2024 14:44

VDSC: Giải ngân vốn đầu tư công khó về đích

VDSC: Giải ngân vốn đầu tư công khó về đích

CTCP Chứng khoán Rồng Việt ước tính giải ngân vốn đầu tư cả năm 2024 chỉ đạt xấp xỉ 689 nghìn tỷ đồng, tương đương 85,5% kế hoạch.

Đầu tư - 12/11/2024 14:39

Thành lập Ban chỉ đạo Dự án nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Thành lập Ban chỉ đạo Dự án nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái

Ban chỉ đạo do Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc làm Trưởng ban, được sử dụng con dấu của Bộ KH&ĐT để điều hành công việc thuộc thẩm quyền…

Đầu tư - 12/11/2024 09:00

Chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Chạy nước rút giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Trong hai tháng cuối của năm 2024, TP. HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang chạy nước rút để giải ngân vốn đầu tư công tại các công trình, dự án trọng điểm.

Đầu tư - 12/11/2024 08:57

Giá chung cư sơ cấp Hà Nội đã tăng từ 40 lên 72 triệu đồng/m2 sau 11 quý liên tiếp

Giá chung cư sơ cấp Hà Nội đã tăng từ 40 lên 72 triệu đồng/m2 sau 11 quý liên tiếp

Theo OneHousing, giá bán trung bình căn hộ sơ cấp toàn thị trường Hà Nội đã tăng đáng kể, từ 40 triệu đồng/m2 đầu năm 2022 lên khoảng 72 triệu đồng/m2 vào quý III/2024. Mặt bằng giá sơ cấp tăng do nguồn cung mở mới chủ yếu ở các phân khúc cao cấp, hạng sang.

Đầu tư - 12/11/2024 08:19

Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được tăng tỷ lệ vốn nhà nước

Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được tăng tỷ lệ vốn nhà nước

Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù khi tăng nguồn vốn nhà nước lên 70%, vượt tỷ lệ vốn nhà nước theo luật PPP.

Đầu tư - 11/11/2024 18:25

Hủa Na vay hơn 487 tỷ mua lại nhà máy thủy điện Nậm Nơn

Hủa Na vay hơn 487 tỷ mua lại nhà máy thủy điện Nậm Nơn

CTCP Thủy điện Hủa Na vừa có quyết định phê duyệt đơn vị cấp tín dụng và nội dung dự thảo hợp đồng tín dụng, các dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản, quyền tài sản cho Dự án Đầu tư mua nhà máy thủy điện Nậm Nơn.

Đầu tư - 11/11/2024 14:20

HHV gọi vốn thành công dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

HHV gọi vốn thành công dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

HHV vừa thông qua nghị quyết phát hành cổ phiếu riêng lẻ giai đoạn 2024-2025, dự kiến huy động 415 tỷ đồng theo kế hoạch tăng vốn đã nêu trong Nghị quyết ĐHCĐ 2024.

Đầu tư - 11/11/2024 06:30

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong các chính sách hỗ trợ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong các chính sách hỗ trợ

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp khó khi tiếp cận các thể chế, cơ chế, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tiếp cận nguồn vốn vay và các gói tính dụng.

Đầu tư - 10/11/2024 13:57

Một doanh nghiệp muốn đầu tư khu nghỉ dưỡng 1.500 tỷ ở Quảng Nam

Một doanh nghiệp muốn đầu tư khu nghỉ dưỡng 1.500 tỷ ở Quảng Nam

Công ty TNHH Adventure Ocean xin nghiên cứu, đề xuất để tham gia đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Trung Phường ở huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 10/11/2024 13:30

Đi tìm gánh nặng của doanh nghiệp bất động sản?

Đi tìm gánh nặng của doanh nghiệp bất động sản?

Tiền sử dụng đất luôn là một trong những yếu tố "nặng gánh nhất" với các doanh nghiệp bất động sản. Bởi, khoản chi phí này không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực tài chính lớn mà còn tốn rất nhiều thời gian.

Đầu tư - 10/11/2024 10:19

Doanh nghiệp TP. HCM lo bảng giá đất mới ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh

Doanh nghiệp TP. HCM lo bảng giá đất mới ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh

Bảng giá đất mới đang khiến không ít doanh nghiệp trong khu công nghiệp, doanh nghiệp thuê đất lo lắng, bởi giá đất tăng, giá cho thuê đất cũng sẽ tăng từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung này được doanh nghiệp nêu lên tại Cà phê Doanh nhân HuBa 79 diễn ra sáng 9/11. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM tổ chức.

Đầu tư - 10/11/2024 09:13

Bất động sản Phú Yên bớt ảm đạm nhưng nhà đầu tư vẫn e dè

Bất động sản Phú Yên bớt ảm đạm nhưng nhà đầu tư vẫn e dè

Thời gian qua, thị trường bất động sản Phú Yên bớt ảm đạm hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn chưa thực sự sôi động. Nhiều nhà đầu tư dè dặt trong việc đấu giá dự án mới cũng như triển khai dự án trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Đầu tư - 10/11/2024 09:12

Tác động của tân Tổng thống Mỹ đến thị trường bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào?

Tác động của tân Tổng thống Mỹ đến thị trường bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào?

Ông Donald Trump giành chiến thắng và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ từ đầu 2025 được cho sẽ tác động đáng kể tới thị trường bất động sản Việt Nam.

Đầu tư - 10/11/2024 06:00

Hà Nội: Tuyến đường nghìn tỷ sau 5 năm vẫn chưa hẹn ngày 'về đích'

Hà Nội: Tuyến đường nghìn tỷ sau 5 năm vẫn chưa hẹn ngày 'về đích'

Đường Tây Thăng Long đoạn Văn Tiến Dũng - Phạm Văn Đồng trị giá gần 1.500 tỷ đồng, khởi công từ năm 2019, dự kiến hoàn thành sau 2 năm nhưng đến nay vẫn dang dở.

Đầu tư - 09/11/2024 16:22