JCCI 'hiến kế' giúp Việt Nam thu hút FDI hậu COVID-19

Nhàđầutư
"Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong bối cảnh COVID-19. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa đà tăng trưởng hiện tại, chúng tôi cho rằng đẩy mạnh thu hút vốn FDI chính là một trong những chìa khóa quan trọng", ông Tetsu Funayama, đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết.
THANH TRẦN
23, Tháng 12, 2020 | 06:49

Nhàđầutư
"Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong bối cảnh COVID-19. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa đà tăng trưởng hiện tại, chúng tôi cho rằng đẩy mạnh thu hút vốn FDI chính là một trong những chìa khóa quan trọng", ông Tetsu Funayama, đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết.

Honda-1-7769-1580359825

Thu hút FDI là chính là một trong những chìa khóa quan trọng để duy trì đà tăng trưởng kinh tế.  Ảnh: Internet

Trong tài liệu của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2020 (VBF 2020) với chủ đề "Thách thức và cơ hội trong trạng thái bình thường mới", ông Tetsu Funayama, đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ Việt Nam vì những nỗ lực hỗ trợ trong suốt thời gian qua, đặc biệt bao gồm vấn đề hoàn thiện môi trường kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, phía JCCI cũng đã đưa ra một số đề xuất về các biện pháp nhằm xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản.

"Thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong bối cảnh rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đang rơi vào trạng thái trì trệ do ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19. Đây là kết quả xứng đáng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa đà tăng trưởng hiện tại, chúng tôi cho rằng đẩy mạnh thu hút thêm nhiều vốn FDI chính là một trong những chìa khóa quan trọng", ông Tetsu Funayama cho biết.

Trong số những doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam, có không ít doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề khi "Thực hiện dự án đầu tư đã được cấp phép", hoặc khi "Lắp đặt nhà máy sản xuất". Ngoài ra, cũng có những doanh nghiệp cảm thấy bối rối khi gặp vấn đề về "Thuế và lao động", hoặc lo lắng về "Cơ sở hạ tầng năng lượng".

Bởi vậy, giải quyết được những vấn đề kể trên sẽ tạo tiền đề quan trọng giúp thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI không chỉ từ Nhật Bản mà còn từ nhiều quốc gia khác. Theo đó, đại diện của JCCI đã đưa một số khuyến nghị nhằm giải quyết những vấn đề này.

Thứ nhất chính là "Bố trí một đầu mối liên hệ chung liên quan đến dự án đầu tư". Chính phủ sẽ bố trí một đầu mối liên hệ chung trong bộ máy chính quyền trung ương để liên lạc với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và đối ứng tham vấn từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Thông qua trao đổi liên lạc với đầu mối liên hệ này, các doanh nghiệp nước ngoài có thể hiểu một cách chi tiết về thủ tục cần thiết để xin cấp phép đầu tư và thực hiện đầu tư, hiểu về việc áp dụng cụ thể của từng quy định pháp luật trước khi thực hiện đăng ký đầu tư. Điều này sẽ giúp loại bỏ những lo lắng của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, từ đó giảm thiểu phần nào các rủi ro phát sinh trong quá trình "Thực hiện đầu tư".

Để thúc đẩy FDI từ doanh nghiệp Nhật Bản, JCCI tin rằng một trong số những điều quan trọng nhất đó là các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu thông tin cũng như xác nhận trước với Chính phủ Việt Nam về các quy định pháp luật cụ thể áp dụng và có khả năng gây ảnh hưởng tới tiến độ cũng như quy trình đầu tư ví dự như các thủ tục cần thiết để đăng ký đầu tư hay ưu đãi thuế áp dụng đối với từng dự án đầu tư riêng biệt.

Theo chính sách hiện hành, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được nhận ưu đãi về thuế bằng cách nộp đơn xin cho cơ quan có thẩm quyền để đăng ký đầu tư dự án từ 6 nghìn tỷ VND trở lên trong vòng 3 năm. Đầu tiên họ sẽ đầu tư vào dự án có quy mô vừa và nhỏ, sau đó mới đưa ra quyết định chuyển sang đầu tư quy mô lớn dựa trên đánh giá thực tế phản ứng thị trường dựa trên khoản đầu tư ban đầu. Bởi vậy, JCCI tin tưởng rằng nếu chính phủ cho phép doanh nghiệp được chứng nhận đầu tư quy mô lớn tính theo lũy kế thì Việt Nam sẽ có thêm nhiều dự án lớn hơn 6 nghìn tỷ đồng hơn nữa.

"Chúng tôi mong chính phủ Việt Nam sẽ cho phép áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầu tư từ 6 nghìn tỷ VNĐ trở lên tính theo lũy kế bao gồm cả số tiền đầu tư tăng thêm sau khi đã đăng ký dự án đầu tư, hoặc sau khi đã thực hiện đầu tư cho cùng lĩnh vực trong thời gian trước đây", JCCI cho biết.

Cho đến hiện tại, đã có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam nhờ những chính sách ưu đãi do Chính phủ Việt Nam ban hành. Việc thiết lập các chính sách ưu đãi tốt hơn nữa cũng là chìa khóa quan trọng giúp thu hút toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm cả các ngành công nghiệp phụ trợ của các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

Các doanh nghiệp Nhật Bản thường sẽ có nhiều công ty hợp tác xung quanh một công ty lớn. Giữa công ty lớn và các công ty hợp tác có phân chia vai trò phức tạp và chặt chẽ liênquan đến hoạt động sản xuất. JCCI cho rằng việc thu hút không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các công ty hợp tác của doanh nghiệp đó, nghĩa là thu hút cả một chuỗi hệ thống sản xuất sẽ tạo ra nhiều lợi thế hơn cho Việt Nam. Bằng cách đó, không chỉ các công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, mà còn thu hút và tạo điều kiện cho các công ty hợp tác của công ty lớn đó cũng có thể đầu tư vào Việt Nam.

Theo khuyến nghị của JCCI, Chính phủ Việt Nam nên cho phép áp dụng chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp đối với từng công ty thông qua việc xem xét từng dự án của công ty đó có đủ điều kiện nhận ưu đãi thuế hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp thỏa mãn điều kiện là khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, hoặc số tiền đầu tư vượt quá một hạn mức nhất định thì khi đó, chính phủ sẽ phê duyệt ưu đãi thuế cho toàn bộ công ty trong chuỗi cung ứng đó.

Ông Tetsu Funayama cũng đề cập đến việc "Tiếp tục hỗ trợ người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam vì mục đích công việc và thực hiện các biện pháp đặc biệt cho người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn hạn vì mục đích công việc".

Dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, đến nay đã có khoảng 3.000 người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích công việc. Tuy nhiên, những người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam theo diện trên phần lớn là các vị trí cấp cao của doanh nghiệp đã sinh sống ở Việt Nam trong một thời gian dài.

Thực tế cho thấy việc nhập cảnh đối với các kỹ sư sang Việt Nam ngắn hạn để thi công, vận hành thử dây chuyền sản xuất, giải quyết các vấn đề trước khi sản xuất chính thức vẫn còn rất nhiều hạn chế. Do đó JCCI hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có những biện pháp, cơ chế đặc biệt đối với các trường hợp nhập cảnh ngắn hạn.

Bên cạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, về lâu dài, liên quan đến lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế tạo, việc "Phát triển công nghiệp vật liệu" và "Giải quyết tận gốc vấn đề năng lượng" là những nan đề mà Chính phủ Việt Nam bắt buộc phải lưu tâm.

Ngoài ra, để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc như hiện nay, JCCI cho rằng Việt Nam cần phải "Xây dựng một thị trường chứng khoán, cơ chế tài chính minh bạch và công bằng, được vận hành một cách hiệu quả và mở cửa hơn đối với các giao dịch với nước ngoài".

Không chỉ vậy, việc "Chuyển đổi kỹ thuật số" – yếu tố chìa khóa ảnh hưởng tới sự hưng thịnh hay lụi tàn của các doanh nghiệp và việc kinh doanh trong tương lai cũng cần phải được hoàn thiện sớm. Đây là một đề tài vô cùng quan trọng trong việc quyết định khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mặc dù việc ứng dụng chuyển đổi số có thể phải đồng nghĩa với nguy cơ đánh đổi các chính sách về an ninh quốc gia và doanh nghiệp, việc ứng dụng nhanh và đi trước các quốc gia khác sẽ đem lại lợi ích to lớn đối với Việt Nam. Chính vì thế, JCCI hy vọng chính phủ sẽ có những hỗ trợ đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đóng góp sức mình cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ