Hiện thực 'giấc mơ' cảng nước sâu cho vùng ĐBSCL: Tìm đường ra biển lớn
Chi phí logistics chiếm đến 30% giá trị đã làm cho “vựa” nông sản lớn nhất nước - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) yếu sức cạnh tranh tại “phiên chợ” toàn cầu.

Các chuyên gia lo ngại “hiện tượng bồi lắng cửa Định An” tại Luồng Quan Chánh Bố. Ảnh: An Hoà
Như giọt nước tràn ly
Ngày 11/5, trên trang Container News thông tin, các hãng vận tải container châu Âu tăng phí trên toàn thế giới. Cụ thể, 3 trong số các hãng vận tải container lớn nhất thế giới đã phát thông báo đến khách hàng về đợt tăng cước phí vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 tới, mức tăng khoảng 400-800 USD/container.
Từ giữa sau tháng 10/2020 đến nay, giá cước vận tải biển tăng nhanh, cao gấp 7-10 lần. Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các hiệp hội ngành nghề, giá cước tuyến Á - Âu tăng kỷ lục, lên đến 10.000 USD/container 40 feet, trong khi giá bình thường năm trước là từ 1.500 - 1.800 USD/cont. Giá cước vận tải tăng đã khiến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm, tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp, thậm chí một số công ty tuyên bố phá sản hoặc không thể xuất hàng được khi giá cước ăn hết vào giá vốn.
ĐBSCL là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm lớn nhất nước, mỗi năm vùng này đóng góp 90% gạo, 65% thủy sản, 70% trái cây cho xuất khẩu với tổng sản lượng trên 13 triệu tấn, nhập khẩu trên 10 triệu tấn thức ăn gia súc, phân bón. Điều bất cập hiện nay là với đặc thù sông ngòi, kênh rạch chằng chịch, đường thủy được xem là phương thức vận tải có nhiều ưu thế nhưng các tuyến kênh kết nối liên vùng chưa được quan tâm đầu tư, vận tải biển ách tắc vì luồng cạn, thiếu dịch vụ logistics nên hơn 96% gạo, thủy sản, 40% rau củ quả của vùng phải vận chuyển bằng đường bộ lên cụm cảng biển và cảng hàng không TP.HCM để xuất khẩu với chi phí đắt gấp đôi các quốc gia trong khu vực.
Kỳ họp HĐND TP.HCM vào cuối năm 2020 đã thông qua Nghị quyết về mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM (nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND), thời gian thu phí áp dụng từ ngày 1/7/2021.
Theo đó, mức thu phí, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu: áp dụng mức phí 2,2 triệu đồng/container 20 feet; 4,4 triệu đồng/container 40 feet và 50.000 đồng/tấn với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.
Với hàng hoá xuất nhập khẩu: Trường hợp mở tờ khai hải quan ngoài TP.HCM: áp dụng mức thu 500.000 đồng/container 20 feet; 1 triệu đồng/container 40 feet và 30.000 đồng/tấn với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; trường hợp mở tờ khai hải quan tại TP.HCM, thì lần lươt áp dụng mức phí là 250.000 đồng/container 20 feet, 500.000 đồng/container 40 feet và 15.000 đồng/tấn.
Như vậy, kể từ 1/7 hàng hóa của vùng ĐBSCL xuất nhập khẩu qua cảng TP.HCM phải gánh thêm khoảng chi phí không nhỏ. Chi phí logistics của Việt Nam cao nhất khu vực, nay phải gánh thêm khoản phí khác, giống như “giọt nước” làm tràn ly.
Theo ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cafatex (Hậu Giang), chi phí logistics của Việt Nam chiếm 30%, đó là con số chung cho các ngành. Tuy nhiên, nếu tính đúng, tính đủ thì chi phí logistics cho sản phẩm nông thủy sản sẽ còn cao hơn nhiều. Lý do là 1 container hàng giá trị gia tăng cao như điện thoại, máy tính và 1 container hàng nông sản vẫn chịu cho phí vận chuyển như nhau nhưng mức lợi nhuận của máy tính, điện thoại cao gấp nhiều lần hàng nông sản, do đó chi phí logistics trên sản phẩm sẽ thấp hơn nhiều so với hàng nông sản.
Phát hiện lý thú tại cửa Trần Đề
Mở đường ra biển để tàu trọng tải lớn vào được sông Hậu nhận hàng và vận chuyển bằng đường biển đến các siêu cảng Singapore, Hong Kong nhằm giảm chi phí logistics đến mức thấp nhất là “khát vọng của người dân ĐBSCL.
Dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu qua Kênh Tắt (đào mới) và Kênh Quan Chánh Bố được khởi công vào cuối năm 2009 và đã được đưa vào khai thác từ 1/7/2016. Theo báo cáo của Bộ GTVT, vì công trình này chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hai bên bờ sông chưa có hệ thống kè nên đã xảy ra tình trạng sạt lở gây bồi lắng cho nhiều đoạn, tàu có trọng tải lớn hơn 10.000 tấn rất khó lưu thông ở thời điểm này. Để hoàn chỉnh dự án và nạo vét các đoạn bồi lắng cần phải đầu tư thêm hàng ngàn tỷ đồng nữa. Việc “lỡ phóng lao phải theo lao” hay không đang được các cơ quan quản lý cân nhắc.

Theo KS Doãn Mạnh Dũng, cửa Trần Đề (Sóc Trăng) có vị trí thích hợp nhất để mở cảng nước sâu
Ở góc nhìn khác, theo KS Doãn Mạnh Dũng, Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư vận tải biển Việt Nam (Vietnam Shipping), thành viên Hội Khoa học kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM một chuyên gia hàng đầu về vận tải biển, việc nghiên cứu vị trí thích hợp để “mở đường ra biển” cho khu vực ĐBSCL đã được ông bắt tay thực hiện từ hàng chục năm về trước. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã phát hiện một điều khá thú vị, đó là vị trí đề xuất làm cảng Trần Đề có nhiều nét tương đồng với 2 cảng lớn nhất nước hiện nay: Cam Ranh và Vân Phong. Điều này càng làm cho niềm tin Trần Đề sẽ là một bến cảng nước sâu chủ lực cho cả khu vực.
Theo ông Dũng, phát hiện lý thú nhất đó là tại cửa Trần Đề có một đê cát tự nhiên dài 17,2km cao độ -1,798m bằng phẵng, vững chắc. Đê này đồng dạng với đê cát tự nhiên tại vịnh Vân Phong và Cam Ranh có cùng phương vị 360 độ.
Luồng tự nhiên tại cửa Trần Đề đồng dạng với luồng vào vịnh Gành Gáy có phương vị 327 độ. Phần luồng phía Nam đê tự nhiên Trần Đề rộng và ổn định. Cửa luồng quay về hướng Nam chống được sa bồi do dòng hải lưu đưa vào và chống bão.
“Những điều kiện tự nhiên tại cửa Trần Đề hội đủ các yếu tố đầu tư một cảng nước sâu cho khu vực. Việc đầu tư cảng nước sâu tại vị trí này cũng giảm được khá nhiều chi phí nhờ lợi dụng vào yếu tố tự nhiên. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn đầu để có thể tiếp nhận tàu trên 3 vạn tấn chỉ mất khoảng 3 năm”, ông Dũng phân tích.
Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, ĐBSCL đang rất cần một cảng biển nước sâu và hệ thống giao thông kết nối. Bộ sẽ trình Chính phủ quy hoạch cảng Trần Đề, Sóc Trăng thành cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu trên 10 vạn tấn, đây được xem là giải pháp thấu đáo cho bài toán “luồng và cảng” của khu vực này.
Trong tờ trình xin điều chỉnh quy hoạch, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, việc chọn Trần Đề là địa điểm xây dựng cảng đầu mối tại khu vực ĐBSCL là phương án tối ưu, do những lợi thế về điều kiện địa lý, thuận lợi cho việc kết nối với các tỉnh trong khu vực, có khả năng phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế trong tương lai.
Trước đó, có tới 5 địa điểm được đưa vào nghiên cứu, gồm: đảo Hòn Khoai (Cà Mau), đảo Nam Du (Kiên Giang), ngoài khơi Gành Hào (Bạc Liêu), ngoài khơi Trần Đề (Sóc Trăng) và Duyên Hải gần bờ Trà Vinh.
- Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago