Hé lộ thêm dự án khủng của nhà đầu tư Cảng Quy Nhơn

Nhàđầutư
Dự án Hapro Thượng Đình tại 132 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội có sự tham gia của Khoáng sản Hợp Thành - pháp nhân đã mua lại phần lớn cổ phần Cảng Quy Nhơn.
XUÂN TIÊN
27, Tháng 02, 2018 | 16:19

Nhàđầutư
Dự án Hapro Thượng Đình tại 132 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội có sự tham gia của Khoáng sản Hợp Thành - pháp nhân đã mua lại phần lớn cổ phần Cảng Quy Nhơn.

chung-cu-thuong-dinh-plaza

 Phối cảnh dự án 132 Nguyễn Trãi

Long đong số phận đất vàng

Theo bản công bố thông tin phục vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), doanh nghiệp trực thuộc UBND TP. Hà Nội đang sở hữu 120 lô đất trên cả nước, trong đó chủ yếu tại TP. Hà Nội.

Đơn vị được mệnh danh là 'vua đất vàng' nắm trong tay nhiều lô đất có diện tích lớn, vị trí đẹp, đã và đang quy hoạch để thực hiện dự án bất động sản.

Trong số đó có dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Hapro Thượng Đình tại 132 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội có diện tích 3.108,5 m2. 

Hapro cho biết trước đây từng ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án với Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất (của cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga). Theo đó, Hapro được hưởng 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế ứng trước và 2.200 m2 sàn thương mại tại tầng 1.

Dự án được giới thiệu có quy mô 2 toà tháp cao 30 tầng nổi và 3 tầng hầm, dự kiến triển khai từ quý I/2012 và bàn giao sau 2 năm, cung cấp ra thị trường 322 căn hộ cao cấp với giá thô 20,7 triệu đồng/ m2.

Tuy nhiên dự án đi vào ngõ cụt khi bà Châu Thị Thu Nga bị bắt do sai phạm tại nhiều dự án bất động sản trên địa bàn Hà Nội.

Kết quả thanh tra của cơ quan chức năng cho thấy, tuy không là chủ đầu tư nhưng Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất đã huy động vốn của 39 cá nhân và 3 tổ chức tại dự án này với số tiền là 63,2 tỷ đồng. 

Nhằm cứu vãn số phận của dự án, Hapro năm 2015 đã ký biên bản thoả thuận tiếp tục triển khai dự án với Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh thương mại Hải Âu và Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành.

Hiện nay, các bên đang làm việc báo cáo Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) - Bộ Công an để xem xét, giải quyết.

Một trong hai pháp nhân mới dự kiến sẽ hợp tác với Hapro tại dự án 132 Nguyễn Trãi - Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành - là nhà đầu tư mua phần lớn cổ phần Cảng Quy Nhơn gây xôn xao dư luận vừa qua. Vụ việc đang được Thanh tra Chính phủ thanh tra và dự kiến sớm công bố kết luận.

cang-quy-nhon

Quá trình Khoáng sản Hợp Thành thâu tóm Cảng Quy Nhơn đang bị thanh tra 

Chân dung nhà đầu tư mới

Như Nhadautu.vn đã đề cập, Khoáng sản Hợp Thành do ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007.

Vào thời điểm bắt đầu thâu tóm Cảng Quy Nhơn năm 2013, Hợp Thành có tổng tài sản 2.733,6 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 460 tỷ đồng, nắm trong tay một loạt công ty con như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hoá Cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty Khoáng sản Miền Trung...

Cũng trong khoảng thời gian này, Khoáng sản Hợp Thành đầu tư mạnh vào bất động sản với dự án 69 Nguyễn Du, rồi dự án xây dựng tòa nhà văn phòng Mitec, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, dự án HH3–Khu đô thị Nam An Khánh, tòa nhà văn phòng số 2 Lê Văn Lương...

Năm 2011, Khoáng sản Hợp Thành là 1 trong 5 chủ đầu tư thứ cấp mua 46,8 ha tại dự án Vincom Village với giá trị 770 triệu USD (Hợp Thành mua 30 triệu USD).

Sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục gây chú ý bằng việc mua 24,27% cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ hay thương vụ 'sang tay' Khách sạn Deawoo đình đám. Hợp Thành thậm chí muốn đổi ngang đất vàng trụ sở Bộ GTVT tại 80 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Quá trình phát triển nhanh chóng của Khoáng sản Hợp Thành có dấu ấn đậm nét của ngành dầu khí và giao thông vận tải. 

Cuối tháng 9/2010, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Trịnh Xuân Thanh ký tờ trình bầu bổ sung ông Lê Hồng Thái làm Uỷ viên HĐQT của PVC. Ông Thái là đại diện do nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và CTCP Chứng khoán Thăng Long đề cử.

Trước đó, ông Lê Hồng Thái đã có 2 năm làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico (PVC-IMICO) - đơn vị thành viên của PVC. 

Trong vài năm trở lại đây, Khoáng sản Hợp Thành bất ngờ đi xuống với loạt dự án đắp chiếu, bị thu hồi, ngân hàng siết nợ. 

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh Quảng Nam vào đầu năm 2018 đã khởi kiện Công ty CP sản xuất Soda Chu Lai về khoản vay 1.600 tỷ đồng để thực hiện nhà máy sản xuất sô đa Chu Lại tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành. 

Vào đầu tháng 11/2017, Agribank chi nhánh Bình Định cũng đã thu giữ tài sản một thành viên khác của Khoáng sản Hợp Thành là Công ty CP Khoáng sản Miền Trung - Chủ đầu tư dự án Nhà máy chế biến quặng sắt có công suất 400.000 tấn/ năm tại Cụm công nghiệp Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. 

Trước đó, 3 dự án tại KKT Vũng Áng đều bị thu hồi trong các năm 2016-2017 là dự án Nhà máy thép Vạn Lợi có vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng, dự án Nhà máy sản xuất than cốc (vốn 1.400 tỷ đồng) và dự án Nhà máy khí công nghiệp oxy, nito (vốn 200 tỷ đồng), ngoài ra dự án Nhà máy tuyển quặng sắt tại Vũ Quang, Hà Tĩnh (vốn 158 tỷ đồng) cũng đã bị rút giấy phép.

Tháng 6/2017, một dự án chế biến quặng sắt nữa của Khoáng sản Hợp Thành tại Mộ Đức, Quảng Ngãi cũng bị yêu cầu sớm triển khai sau nhiều năm 'trùm mền'. 

Với loạt diễn biến tiêu cực nêu trên, dù Hapro đã lựa chọn được các đối tác mới cho dự án 132 Nguyễn Trãi, nhưng kể cả khi các vấn đề pháp lý được giải quyết, thì nguy cơ lô đất vàng hơn 3.100 m2 tiếp tục đắp chiếu là hiện hữu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ