Hàng Trung Quốc 'lách' Việt Nam qua Mỹ: Không dễ!

Theo chuyên gia của CSIS, trong bối cảnh tranh chấp thương mại, Mỹ chắc chắn sẽ “để mắt kỹ hơn” đến luồng hàng hóa Trung Quốc thông qua một nước thứ ba như Việt Nam để vào Mỹ nên đây không phải là một lối thoát dễ dàng.
HỒ MAI
11, Tháng 07, 2018 | 09:35

Theo chuyên gia của CSIS, trong bối cảnh tranh chấp thương mại, Mỹ chắc chắn sẽ “để mắt kỹ hơn” đến luồng hàng hóa Trung Quốc thông qua một nước thứ ba như Việt Nam để vào Mỹ nên đây không phải là một lối thoát dễ dàng.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã chính thức bắt đầu vào cuối tuần qua khi Mỹ đã "khởi chiến" bằng việc đánh thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Trung Quốc ngay lập tức đáp trả bằng tuyên bố áp thuế tương tự lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Đã có nhiều ý kiến lại quan ngại hàng Trung Quốc tìm cách đổ sang các thị trường thứ 3 để tìm đường vào Mỹ.

Hiệp hội Thép Việt Nam mới đây đã có khuyến cáo với các doanh nghiệp không nên “tiếp tay” cho thép Trung Quốc tuồn sang Việt Nam để xuất khẩu sang nước khác.

Lo ngại của ngành thép Việt hoàn toàn có cơ sở. Cuối tháng 6 vừa rồi, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ra quyết định cuối cùng về việc chống bán phá giá và lẩn tránh thuế, chống trợ cấp đối với các sản phẩm thép Việt Nam với thuế suất rất cao, tương đương với thuế suất áp cho sản phẩm thép của Trung Quốc. Với thép cán nguội thì cả 2 loại thép cộng lại là trên 240%; tôn mạ là trên 500%. Với thuế suất cao như thế này thì không thể nào có thể vào được thị trường của Hoa Kỳ.

theop 444

Hiệp hội Thép Việt Nam mới đây đã có khuyến cáo với các doanh nghiệp không nên “tiếp tay” cho thép Trung Quốc tuồn sang Việt Nam để xuất khẩu sang nước khác. Ảnh minh họa

Theo tờ South China Morning Post, hiện các quan chức của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đang đưa ra ý tưởng thành lập 7 khu vực thương mại xuyên biên giới với Việt Nam để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “made in Vietnam". Một trong những khu vực này là thị xã Bằng Tường, thuộc thành phố khu Sùng Tả của Trung Quốc.

Lãnh đạo thị xã Bằng Tường bày tỏ với South China Morning Post rằng rất muốn tạo ra một khu hợp tác với Việt Nam với “nguồn vật liệu, vốn và nhân công tự do”, và các sản phẩm được sản xuất trong khu vực này có thể được lựa chọn dán nhãn “made in Vietnam” hay “made in China”.

Theo quan chức của thị xã này, cuộc chiến thương mại với Washington khiến các nhà xuất khẩu tại Trung Quốc “sẽ gặp khó khăn khi gửi trực tiếp tới Mỹ, do đó một số sẽ được vận chuyển qua các nước thành viên ASEAN.

Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thường được gọi tắt là “khu hợp tác kinh tế”, là một ý tưởng do Trung Quốc đưa ra và đang đàm phán với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mô hình này được mô tả là “hai nước một khu, tự do thương mại, vận hành khép kín”. Theo đó, khu vực hợp tác kinh tế sẽ có các phân khu theo chức năng như khu chế tạo, gia công, kho bãi, thông quan hàng hóa, trung tâm thương mại… và hai chính phủ sẽ cùng phối hợp quản lý, khai thác và chia lợi nhuận.

Chuyên gia Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ, nhận định với VOA rằng khả năng Việt Nam trở thành nơi "trú ẩn" giúp cho hàng hóa "đỡ đạn" trước đòn đánh thuế quan nặng nền của Mỹ hoàn toàn có thể xảy ra.

Ông phân tích: “Chúng ta đã thấy điều đó rồi đấy thôi. Khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc thấy rằng Việt Nam sẽ tiếp cận được dễ dàng hơn vào thị trường Mỹ nên đã tìm cách sản xuất hàng hóa tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP”.

Mặc dù vậy, theo chuyên gia của CSIS, trong bối cảnh tranh chấp thương mại, Mỹ chắc chắn sẽ “để mắt kỹ hơn” đến luồng hàng hóa Trung Quốc thông qua một nước thứ ba như Việt Nam để vào Mỹ nên đây không phải là một lối thoát dễ dàng.

Theo đánh giá của chuyên gia Hiebert, còn quá sớm để đưa ra kết luận cụ thể về tác động của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ lên nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên theo chuyên gia này, dù thế nào thì Việt Nam chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng trong cuộc chiến của hai cường quốc, nhưng “ở một mức độ không lớn”, vì Việt Nam không phải là một nhà cung cấp toàn cầu như Singapore, Malaysia… về các sản phẩm như linh kiện điện tử, vốn là mặt hàng chịu tác động nặng từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Chuyên gia của CSIS nói thêm rằng không những vậy, Việt Nam có thể sẽ còn hưởng lợi nếu biết cách “xoay sở” thúc đẩy thương mại tự do với châu Âu, Nhật Bản và các nước ASEAN, bên cạnh những “lợi ích ngắn hạn” từ việc hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc gặp trở ngại khi xuất khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ