Đã có 2 quốc gia phê chuẩn, CPTPP sẽ hiệu lực vào đầu năm tới
Tính đến nay, đã có 2 trong 11 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức phê chuẩn hiệp định này, riêng Việt Nam dự định thông qua CPTPP vào tháng 10-2018.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) trình bày tại hội thảo hôm 9-7 tại Cần Thơ. Ảnh: Trung Chánh
Phát biểu tại hội thảo “Thuận lợi hóa thương mại, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” được tổ chức ở thành phố Cần Thơ vào ngày 9-7, ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, sắp tới 11 nước thành viên CPTPP sẽ gặp nhau tại Hakone (Nhật Bản) để bàn về việc mở rộng thành viên, cách phê chuẩn và thực thi hiệp định này.
Theo ông Khanh, tính đến nay, đã có 2 nước chính thức thông báo kết thúc quá trình phê chuẩn CPTPP, gồm Mexico và Nhật Bản. Dự kiến, Chile cũng thông qua, Canada đã trình quốc hội và tiếp theo là Úc, New Zealand.
Riêng Việt Nam có kế hoạch đưa CPTPP ra phê chuẩn trong tháng 10-2018 tại kỳ họp Quốc hội tới. “Đó là thời điểm không còn dài, nhưng chúng ta đang nỗ lực phê chuẩn hiệp định này trong năm nay để có thể đưa CPTPP thực thi vào đầu năm 2019”, ông nói.
Theo quy định của CPTPP, chỉ cần 6 quốc gia phê chuẩn và không quan trọng chiếm bao nhiêu phần trăm (%) GDP của 11 quốc gia thành viên, thì hiệp định này sẽ chính thức được thông qua. Đây là điểm khác so với yêu cầu của TPP trước đây, là phải có 8 quốc gia thành viên phê chuẩn và phải chiếm đến 85% GDP thì hiệp định mới có hiệu lực.
"Từ nay đến cuối năm 2018, khả năng đạt được 6 thành viên phê chuẩn thông qua CPTPP để đến đầu 2019 có hiệu lực là khá cao", ông Khanh nhấn mạnh.
Do thời gian CPTPP có hiệu lực đã rất gần nên theo lưu ý của ông Khanh, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan cấp phép đầu tư và những cơ quan thực thi cam kết CPTPP cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Bởi nếu không có sự chuẩn bị, thì cơ hội đến sẽ không nắm bắt được và thách thức đến cũng không xử lý được.
Liên quan đến CPTPP, tại một sự kiện gần đây ở An Giang, bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng FTA của Trung tâm WTO và hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cho đến khi CPTPP có hiệu lực, Việt Nam cần phải sửa đổi quy định pháp luật nhiều hơn nữa theo hướng tạo công bằng, thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài và trong nước. Đây là lợi ích lâu dài và được đánh giá rất lớn của FTA (hiệp định thương mại tự do) thế hệ mới này đối với nền kinh tế đất nước.
Theo dự báo của bà, rào cản phi thuế thời gian tới sẽ được minh bạch hơn, nhưng tần suất sẽ nhiều hơn. “Trong CPTPP, các nước cố gắng đàm phán để tiết chế vấn đề rào cản phi thuế quan, nhưng chỉ tiết chế được ở phần thủ tục, tức khi ban hành phải công bố minh bạch, rõ ràng và các nước được quyền tham vấn, cho ý kiến. Nhưng, việc hạn chế là không, các nước vẫn toàn quyền trong việc đưa ra các hàng rào phi thuế quan”, bà nói.
Đối với cam kết dịch vụ đầu tư, trong CPTPP, tất cả những lĩnh vực muốn bảo lưu (không mở cửa) thì phải đưa vào, tức không đưa vào danh mục bảo lưu có nghĩa là mở cửa. Đây là một điều ngược lại so với các FTA trước đó.
Còn về cưỡng chế giải quyết tranh chấp, thì nhà đầu tư có quyền yêu cầu thành lập một hội đồng trọng tài để xem xét việc chính phủ nào đó có thực thi đầy đủ phán quyết của tổ chức trọng tài hay không. Nếu kết quả là “không” thì đưa ra một khuyến nghị và căn cứ trên khuyến nghị này, nhà đầu tư có thể yêu cầu đảm bảo thi hành quyết định trọng tài theo công ước ICSID, Công ước New York, Công ước liên châu Mỹ. Đây là yêu cầu thực thi bắt buộc và nếu vi phạm sẽ có chế tài xử phạt, trong khi đó, các FTA trước không có chế tài xử lý.
FTA- bài toán chống thâm hụt thương mại
Ông Khanh cho biết, hiện Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, 10 FTA đã ký kết, có hiệu lực; 2 FTA đã ký kết, chưa có hiệu lực; 2 FTA đã kết thúc đàm phán và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán. Với số lượng các FTA như vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia FTA nhiều nhất thế giới.
Giải thích lý do Việt Nam tham gia nhiều FTA, theo ông Khanh, là nhằm mục đích chống thâm hụt thương mại. Hiện Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế rất cao, hơn 200% GDP. Thế nhưng, trong thương mại phụ thuộc rất lớn vào khu vực Đông Á, mà cụ thể là với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN.
Theo đó, với Trung Quốc, trong năm 2017, con số chính thức cho thấy Việt Nam thâm hụt khoảng 23 tỉ đô la; với Hàn Quốc khoảng 30 tỉ đô la; với ASEAN gần 7 tỉ đô la; Đài Loan trên 9 tỉ đô la.
“Chỉ với 4 đối tác này, Việt Nam đã thâm hụt gần 70 tỉ đô la”, ông nói và tiếp tục nhấn mạnh: “Cán cân thanh toán mà năm này qua năm khác thâm hụt gần 70 tỉ đô la thì lấy gì bù?”
Theo ông Khanh, với 70 tỉ đô la thâm hụt thương mại như nêu trên, đồng tiền Việt Nam sẽ chịu áp lực rất lớn về thâm hụt cán cân thánh toán. “Chúng ta hoàn toàn có thể bị lạm phát, nếu tiếp tục duy trì như thế, kinh tế sẽ mất ổn định”, ông cho biết.
Tuy nhiên, Việt Nam có một "bức tranh" khác, đó là thặng dư thương mại với Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số nước.
Cụ thể, với Mỹ, trong 2017 Việt Nam thặng dư khoảng 32,4 tỉ đô la; với EU khoảng 26 tỉ đô la; Liên minh kinh tế Á- Âu khoảng 2 tỉ đô la. “Ba đối tác này đem lại cho chúng ta thặng dư khoảng 60,4 tỉ đô la. Tuy không bù được gần 70 tỉ đô la thâm hụt kể trên, nhưng chúng ta 'kiếm' được thêm ở các thị trường Nhật Bản, Trung Đông…”, ông giải thích lý do tại sao Việt Nam phải thúc đẩy FTA.
“Chúng ta phải có thêm FTA vì đây là lợi ích tổng thể, lợi ích chiến lược cân bằng cả nền kinh tế. Tất nhiên, khi đi vào từng FTA và từng mặt hàng cụ thể, sẽ có doanh nghiệp và lĩnh vực chịu 'đau đớn', nhưng xét về tổng thể, đất nước đang đi lên”, ông nói thêm.
Theo TBKTSG
- Cùng chuyên mục
Cận cảnh loạt đất vàng tại Huế đang đợi nhà đầu tư
Các khu đất vàng dọc tuyến đường Lê Lợi, TP. Huế đã bị bỏ hoang suốt thời gian qua sẽ được địa phương 'cởi trói' để thu hút nhà đầu tư.
Đầu tư - 14/05/2025 09:46
Việt Nam thu hút FDI, cơ hội nào dành cho nhà đầu tư mới?
Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô, dòng vốn FDI dồi dào, thể hiện đây là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán.
Đầu tư thông minh - 14/05/2025 08:00
Gamuda đã mua lô đất ở Hải Phòng với giá bao nhiêu để xây cao ốc?
Theo Gamuda, dự án sẽ được khởi động trong năm tài khóa 2026 (kết thúc tháng 7/2026) và hoàn thành vào năm tài khóa 2028.
Đầu tư - 14/05/2025 07:53
Vì sao Khu Kinh tế Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính mới?
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai mới dự kiến sẽ đưa trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Khu Kinh tế Nhơn Hội (thuộc Bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định hiện nay) với kỳ vọng tạo cú hích cho khu vực này.
Đầu tư - 13/05/2025 18:06
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
CTCP Đầu tư Hacom Holdings đề xuất xây dựng 6.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2026 – 2030 thuộc dự án khu đô thị phường Hưng Dũng, TP. Vinh.
Đầu tư - 13/05/2025 18:05
Hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ
Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 100 doanh nghiệp (DN) trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ - SelectUSA Investment Summit 2025 đang có hoạt động giao lưu, đối thoại tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Đầu tư - 13/05/2025 15:40
Tháng 5 khởi sắc: Sóng cổ phiếu ngành dẫn dắt đang hình thành
Cơ hội đầu tư đang mở ra khi sóng tăng mới dần hình thành trên thị trường chứng khoán.
Đầu tư thông minh - 13/05/2025 12:27
Đà Nẵng tiếp tục chi hơn 100 tỷ nâng cấp khu phố Tây
Dự án Khu phố du lịch An Thượng - giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng; nơi đây sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí, mua sắm cả ngày lẫn đêm cho du khách...
Đầu tư - 13/05/2025 11:09
Vĩnh Phúc muốn hãng luật Hàn Quốc kéo thêm nhiều doanh nghiệp đồng hương đến đầu tư
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa đề nghị một công ty luật của Hàn Quốc tư vấn để đưa thêm nhiều doanh nghiệp từ xứ sở kim chi đến đầu tư tại đây.
Đầu tư - 13/05/2025 08:56
Nghị quyết 68: Cơ hội cho doanh nghiệp bất động sản bứt phá
Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt cho khối kinh tế tư nhân, đồng thời cũng mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường, doanh nghiệp bất động sản trong trung và dài hạn.
Đầu tư - 13/05/2025 07:34
Bình Định làm cơ quan chủ quản dự án thành phần cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Bình Định là cơ quan chủ quản để triển khai thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 22 km.
Đầu tư - 12/05/2025 16:00
Kiến nghị phê duyệt dự án đầu tư có vốn 1,533 tỷ USD tại Khoái Châu, Hưng Yên
Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân gôn Khoái Châu được triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có tổng vốn đầu tư khoảng 39.787 tỷ đồng, tương đương 1,533 tỷ USD
Đầu tư - 12/05/2025 15:59
'Petrolimex sẽ cố gắng triển khai ngay trạm dừng nghỉ khi được bàn giao mặt bằng'
Petrolimex sẽ triển khai sớm dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu khi được địa phương bàn giao mặt bằng theo như thời hạn cuối là tháng 5/2025.
Đầu tư - 12/05/2025 15:31
Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025
Ngành điện Việt Nam năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ điện bùng nổ, trong khi nguồn cung chưa theo kịp. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như GEG, PC1, REE, HDG đứng trước cơ hội bứt phá lợi nhuận.
Đầu tư thông minh - 12/05/2025 12:23
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?
Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) với diện tích sử dụng đất khoảng 5.000ha.
Đầu tư - 12/05/2025 10:44
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
-
5
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago