CPTPP với đầu tư trực tiếp nước ngoài

GS-TSKH NGUYỄN MẠI
02:00 02/05/2018

Có lẽ các nhà khoa học nên tiếp cận với thực tế để có được nhận thức và quan điểm đúng đắn. Đó là trong khi “phát hiện” các khiếm khuyết của khu vực FDI thì phải thừa nhận tác động của khu vực này đối với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta...

Ngày 8/3/2018, đại diện 11 quốc gia: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement For Trans-Pacific Partnership- CPTTP).

73e50eb7348bff4f0b6608e70

CPTPP có hiệu lực thì Việt Nam có điều kiện tốt hơn để thu hút FDI từ các nước thành viên khác

Từ TPP đến CPTPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Agreement For Trans-Pacific Partnership- TPP) có 12 nước thành viên được khởi động từ năm 2010, chính thức ký ngày 4/2/2016, dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018.

Tháng 1/2017 Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP. Tháng 11/2017 các nước thành viên còn lại ra Tuyên bố chung đổi tên TPP thành CPTPP.

CPTPP tạm đình chỉ 20 điều khoản của TPP trong đầu tư và sở hữu trí tuệ, chủ yếu là những cam kết có liên quan tới thị trường Mỹ, trong đó có 11 quy định về sở hữu trí tuệ. TPP làm vô hiệu hóa một số luật và thông lệ của các nước thành viên trong việc bảo vệ các dược phẩm mới không bị cạnh tranh bởi các thuốc gốc, thì CPTPP không yêu cầu các nước thành viên thay đổi các luật và thông lệ đối với các dược phẩm mới, không phải gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền lên 70 năm (từ 50 năm).

Về Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và Nhà đầu tư (ISDS), CPTPP vẫn bảo lưu ISDS nhưng giảm bớt phạm vi cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng cơ chế này để kiện Chính phủ nước thành viên sở tại. Theo đó, trong khuôn khổ CPTPP, các công ty tư nhân có hợp đồng đầu tư với Chính phủ sẽ không được phép sử dụng cơ chế ISDS để kiện Chính phủ nước sở tại nếu đó là tranh chấp về hợp đồng; nhưng có thể sử dụng ISDS để khởi kiện Chính phủ của một nước thành viên khác. ISDS chỉ liên quan đến tranh chấp về các điều khoản đầu tư của CPTPP.

Công ty không có quyền quyết định lập ban trọng tài của ISDS. CPTPP có điều khoản quy định ban trọng tài có ba thành viên, một do Chính phủ cử ra, một do nguyên đơn lựa chọn và một trọng tài chủ tọa do Chính phủ và nguyên đơn cùng lựa chọn.

Khi đàm phán TPP mà Mỹ là nước chủ chốt, nhiều nước trong đó có Việt Nam phải nhượng bộ một số quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn, do đó việc “đóng băng” 20 điều khoản nhìn chung có lợi cho Việt Nam. Hơn nữa, trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm của Chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông...

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong CPTPP

Trong CPTPP có Chương 9: Đầu tư, quy định khá toàn diện những nội dung có liên quan đến đầu tư qua biên giới, trong đó có nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, quyền của nhà đầu tư, của nước tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp...

Luật pháp nước ta có liên quan đến đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có các quy định khá phù hợp.

Tuy vậy, CPTPP cũng như FTA thế hệ mới đòi hỏi cao hơn về đầu tư: 1) công khai, minh bạch và dễ dự đoán của hệ thống luật pháp và sự thay đổi của pháp ; 2) quyền sở hữu trí tuệ, nhất là bảo vệ bản quyền, thương quyền, xử lý nghiêm hàng nhái, hàng giả, hình sự hóa các vi phạm về sở hữu trí tuệ, 3) lao động và quyền của người lao đông bao gồm tiền lương và điều kiện làm việc, thành lập công doàn độc lập và 4) phòng chống tham nhũng.

CPTTP tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư qua biên giới, do vậy khi Hiệp định có hiệu lực thì Việt Nam có điều kiện tốt hơn để thu hút FDI từ các nước thành viên khác vì thương mại gắn liền với đầu tư, nhất là với các nước mà Việt Nam chưa có thỏa thuận FTA như Canada, Mehico. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nhất là các tập đoàn kinh tế lớn tìm kiếm thị trường đầu tư tại các nước thành viên khác.

Trong thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ xem xét việc tham gia CPTPP nếu Hiệp định này có lợi cho Mỹ. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì CPTPP sẽ có quy mô lớn hơn nhiều so với hiện nay, từ 13,5% lên 40% GDP toàn cầu, có lợi cho Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với Mỹ, khi nước ta đang thay đổi định hướng, chính sách ưu đãi FDI để tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới, thích ứng với cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, rất cần thu hút FDI từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ và các nước công nghiệp phát triển.

Tuy vậy, quá trình đàm phán để Mỹ trở lại Hiệp định này phải diễn ra hàng năm trong khi CPTPP có thể được thực thi từ đầu năm 2019; do vậy, cần tiến hành những công việc chuẩn bị tốt nhất để bảo đảm lợi ích quốc gia khi tham gia Hiệp định này.

Đối với FDI, cùng với việc điều chỉnh, bổ sung những nội dung cần thiết trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan để phù hợp với Chương Đầu tư trong CPTPP; cần đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cấu trúc lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu năng; tỉnh giản biên chế, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có trình độ ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp.

FDI năm 2018

Tình hình thu hút FDI quý I/2018 gợi ra một vấn đề cần lưu ý: 5 năm gần đây (2014 đến 2018) trong khi số dự án mới quý I tăng nhanh thì vốn đăng ký lại giảm, làm cho quy mô bình quân mỗi dự án nhỏ hơn.

So với quý I/2014 thì số dự án FDI đăng ký quý I/2018 tăng 2,45 lần nhưng số vốn bình quân mỗi dự án chỉ bằng 32%.

Thu hút FDI của quý I hàng năm chưa phản ảnh xu hướng phát triển của năm đó, bởi vì các quý tiếp theo sẽ biến động theo những chiều hướng khác nhau; tuy vậy tình trạng giảm quy mô dự án FDI cần được các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương khảo sát, nghiên cứu để có lời giải chính xác về thực trạng FDI. Trong trường hợp do có nhiều dự án dịch vụ mà nước ta cần mở rộng thì việc giảm quy mô dự án có thể là hợp lý; trái lại nếu vì để thu hút được nhiều dự án FDI bất chấp quy mô, trình độ công nghệ, lợi ích của nước chủ nhà do không thực hiện quyền lựa chọn dự án và nhà đầu tư thì cần cảnh báo và thay đổi.

Với việc tham gia một số FTA mới, tình hình kinh tế năm 2017 và quý I năm 2018 của nước ta diễn biến tích cực; trong điều kiện có sự chuyển dịch vốn FDI ở Châu Á, Việt Nam có thể thu hút hàng năm thêm 10% vốn FDI thực hiện (năm 2018 khoảng 18,5- 19 tỷ USD), chiếm 24-25% vốn đầu tư xã hội; đó là tỷ lệ hợp lý, có lẽ không nên cao hơn vì cần dành cho đầu tư trong nước.

Vấn đề có tầm quan trọng đối với quốc gia là chất lượng và hiệu quả kinh tế- xã hội của khu vực FDI đang đòi hỏi phải thay đổi cơ bản định hướng và chính sách thu hút FDI để góp phần thực hiện chiến lược phát triển đất nước. Điều đó không đồng nghĩa với quan điểm của một số người đánh giá khá tiêu cực về khu vực FDI.

sam-sung

Nhóm chuyên gia của trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: “Yếu kém lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là chủ yếu dựa vào đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tại cuộc hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018” ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngày 22/3/2018, PGS. TS. Tô Trung Thành cho rằng, “Với một nền kinh tế dựa vào khu vực FDI chủ yếu là sản xuất gia công, Việt Nam có thể sẽ bước vào "bẫy giá trị thấp". Động lực từ khu vực này đóng góp thiếu bền vững vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam”.

Nhóm chuyên gia của trường này nhận định: “Yếu kém lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là chủ yếu dựa vào đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong khi khu vực này đã và đang bộc lộ những tồn tại lớn như: thiếu vắng công nghệ cao và chuyển giao công nghệ không hiệu quả; sản xuất chủ yếu ở ngành chế biến chế tạo đang gây ra ô nhiễm môi trường; đóng góp vào ngân sách không tương xứng trong khi còn có những hành vi chuyển giá…”.

Trong một số bài viết đăng trên một số báo và tạp chí, tôi đã đưa ra những tư liệu qua khảo sát thực tế, phân tích tầm quan trọng và đóng góp to lớn của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu & phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều triệu người lao động, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao, cán bộ kỹ thuật và quản lý, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách và GDP... Tôi cũng chỉ ra những yếu kém như chuyển giá, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, tranh chấp lao động, tác động lan tỏa còn hạn chế và phân tích nguyên nhân của thực trạng.

Để trao đổi với Nhóm chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi dẫn ra đây trường hợp Bắc Ninh, một trong 15 tỉnh, thành phố đã thu hút có hiệu quả FDI nên đã biến đổi từ một tỉnh nghèo trở nên giàu có... Năm 2005, GRDP của Bắc Ninh là 8.331 tỷ đồng, thì năm 2010 là 45.716 tỷ đồng và năm 2016 là 127.716 tỷ đồng.

nguyen-mai

Có lẽ các nhà khoa học nên tiếp cận với thực tế để có được nhận thức và quan điểm đúng đắn

GS-TSKH Nguyễn Mại

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cho biết: tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%).

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 979 nghìn tỷ đồng, gần tương đương với TP. Hồ Chí Minh.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh chóng, năm 2005 công nghiệp - xây dựng chiếm 45,9%; dịch vụ chiếm 27,6%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 26,3%,thì năm 2017 các con số tương ứng là 75,2%, 21,8% và 3%. Kim ngạch xuất khẩu gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.390 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng).

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Người dân Bắc Ninh có thu nhập cao nhờ vào chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhiều gia định trở nên giàu có nhà cữa khang trang, mua sắm hàng hóa đắt tiền, kể cả ô tô; GDP/người đạt 5.500 USD, gấp 2,2 lần GDP/người của nước ta; hộ nghèo còn 2,5%.

Có lẽ các nhà khoa học nên tiếp cận với thực tế để có được nhận thức và quan điểm đúng đắn. Đó là trong khi “phát hiện” các khiếm khuyết của khu vực FDI thì phải thừa nhận tác động của khu vực này đối với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta, làm thay đổi phương thức sản xuất và tiêu dùng của người Việt Nam, góp phần tạo nên vị thế ngày càng cao của nước ta trong khu vực và trên thế giới; đó là không “chê bai”, “trách móc” khu vực FDI mà vẫn tiếp tục thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn nguồn vốn quan trọng này, đồng thời có chính sách khuyến khích việc gắn kết giữa khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ để doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng tốt hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, lớn mạnh nhanh hơn, có đủ năng lực làm chủ thị trường trong nước, đồng thời kinh doanh có hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế. Đó chính là chiến lược mà Đảng và Nhà nước đang thực hiện để khai thác nguồn lực khá dồi dào trong nước, đồng thời tận dụng cơ hội mới để thu hút vốn đầu tư và các nguồn lực quốc tế.

CPTPP cần được các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khi đi vào hoạt động có thể chủ động ứng phó với thách thức và tận dụng cơ hội mới nhằm mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với các nước thành viên khác. CPTPP đem lại cho người dân Việt Nam với tư cách là người lao động, được bảo hộ bằng những quy định về tiền lương, giờ làm việc, tranh chấp lao động, vừa là người tiêu dùng được mua hàng hóa chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của dân cư.

  • Cùng chuyên mục
Ra mắt liên minh AI Âu Lạc

Ra mắt liên minh AI Âu Lạc

Trong bối cảnh Quyết định 1131/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành xác định 11 nhóm công nghệ chiến lược ảnh hưởng sâu rộng đến năng lực cạnh tranh và tự chủ công nghệ của quốc gia, trong đó AI được xếp ở vị trí số 1, lần đầu tiên hơn 20 cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học "bắt tay" thành lập Liên minh AI Âu Lạc

Công nghệ - 20/06/2025 19:23

Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ

Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ

Savills cho biết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã suy giảm đáng kể. Giai đoạn 2023-2024, vốn FDI vào 20 nền kinh tế lớn nhất chỉ đạt trung bình 1,3% GDP - mức thấp nhất kể từ năm 1996, thấp hơn nhiều so với ngưỡng trung bình dài hạn là trên 2%.

Đầu tư - 20/06/2025 15:52

Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?

Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?

Đối với việc kiểm soát giá nhà "lên xuống", Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh Chính phủ sẽ có giải pháp tổng thể để không xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi.

Đầu tư - 20/06/2025 13:49

Ba mỏ cát ở Quảng Nam trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát ở Quảng Nam trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm

UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức đấu giá 6 mỏ khoáng sản, trong đó có 3 mỏ cát, sỏi có giá trúng cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm.

Đầu tư - 20/06/2025 11:27

Đầu tư loạt dự án tại miền Trung, tiềm lực Hacom Holdings ra sao?

Đầu tư loạt dự án tại miền Trung, tiềm lực Hacom Holdings ra sao?

Hacom Holdings đang mạnh tay đầu tư loạt dự án bất động sản, năng lượng, du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương ở miền Trung.

Đầu tư - 20/06/2025 06:45

Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn

Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án Sangshin Central Việt Nam.

Đầu tư - 19/06/2025 16:40

Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'

Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, bất chấp tác động bất lợi từ bên ngoài, dòng vốn FDI vào Việt Nam được duy trì rất tích cực. Hiện, cả nước có 44.000 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 517 tỷ USD.

Đầu tư - 19/06/2025 13:00

Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc

Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc

Dự án VSIP Cần Thơ có tổng vốn đầu tư hơn 3.717 tỷ đồng và diện tích gần 294 ha, đang được đẩy nhanh thi công hạ tầng, xúc tiến đầu tư.

Đầu tư - 19/06/2025 08:08

Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu

Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu

Các nhà đầu tư định hướng đưa Quy Nhơn (Bình Định) trở thành Trung tâm Tài chính toàn cầu. Trong đó, mục tiêu là xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại Quy Nhơn trở thành điểm thu hút vốn đầu tư toàn cầu, đổi mới sáng tạo và có tầm ảnh hưởng quốc tế.

Đầu tư - 18/06/2025 19:56

Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định

Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định

Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo có diện tích dự kiến 20ha (tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.

Đầu tư - 18/06/2025 17:14

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.

Đầu tư - 18/06/2025 11:06

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.

Đầu tư - 18/06/2025 08:30

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.

Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.

Đầu tư - 17/06/2025 13:20

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.

Đầu tư - 17/06/2025 13:14

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.

Đầu tư - 17/06/2025 06:45