Hàng chục tỷ USD kiều hối 'chảy' vào bất động sản

Nhàđầutư
Lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993-2022 đạt trên 190 tỷ USD và có khoảng 15-20% dòng tiền này "chảy" vào bất động sản, tương đương với khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.
VŨ PHẠM
20, Tháng 03, 2024 | 08:06

Nhàđầutư
Lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993-2022 đạt trên 190 tỷ USD và có khoảng 15-20% dòng tiền này "chảy" vào bất động sản, tương đương với khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.

Theo Savills Việt Nam, Luật Đất đai 2024 có điểm thay đổi mới nhận được nhiều sự chú ý là chi tiết mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.

Cụ thể, khoản 3, 6 Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất (cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận.

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho rằng, sự thay đổi này sẽ mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn cho nhóm người Việt kiều mua BĐS. Thay đổi này cũng tạo tiềm năng lớn cho thị trường nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Việt kiều.

kieu-hoi

Năm 2023, nguồn kiều hối đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022. Ảnh: Trọng Hiếu.

"Trong quá khứ, người Việt Nam ở nước ngoài muốn đầu tư trở lại Việt Nam phải thông qua người thân hoặc họ hàng, vì thế đã dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Luật mới sẽ giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro giữa các bên trong quá trình đầu tư", ông nói.

Chia sẻ thêm, ông Troy Griffiths cho biết, Savills đã có cơ hội hợp tác với nhiều với người Việt Nam ở nước ngoài, phần nhiều trong số họ đã lớn tuổi. Đây có thể là những người đã di cư ra nước ngoài, sau nhiều năm làm việc và họ đã sở hữu lượng tài sản nhất định và cân nhắc đầu tư trở về Việt Nam. Thậm chí, họ có thể tính đến việc hồi hương.

"Hiện nay, có rất nhiều người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, không chỉ những Việt kiều mà còn cả những người đang lao động tại nước ngoài. Điều này tạo ra một nguồn nhà đầu tư tiềm năng khổng lồ", ông phân tích.

Thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy, lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993 (năm đầu tiên thống kê kiều hối) đến hết năm 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng kỳ. Riêng nguồn kiều hối kỷ lục 19 tỷ USD của năm 2022 đã đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất từ nước ngoài. Trong năm 2023, nguồn kiều hối đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022.

Vị chuyên gia đánh giá, đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với Việt Nam. Nếu được gửi từ Mỹ, đồng USD mạnh đồng nghĩa với sức mua lớn hơn ở Việt Nam. Còn một số nguồn kiều hối khác đến từ các nước châu Á thông qua người lao động. Không ít nguồn tiền này đã được "chảy" vào các BĐS.

"Một thống kê từ năm 2016 của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương chỉ ra, khoảng 15-20% số tiền đó được đầu tư trực tiếp vào BĐS. Nếu tính toán nhanh, chỉ riêng con số này có thể lên tới khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm", ông cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ