Kiều hồi - Nguồn lực ‘vàng’ cho nền kinh tế

Nền tảng chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô phục hồi, môi trường đầu tư nhiều ưu đãi… là những cơ sở quan trọng để dòng kiều hối chảy về Việt Nam với mục đích để đầu tư sản xuất kinh doanh.
KHẢ MỘC
10, Tháng 02, 2024 | 07:50

Nền tảng chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô phục hồi, môi trường đầu tư nhiều ưu đãi… là những cơ sở quan trọng để dòng kiều hối chảy về Việt Nam với mục đích để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Ngoai te Image

Kiều hồi – Nguồn lực ‘vàng’ cho nền kinh tế. Ảnh: CTV.

Theo thông tin tại Hội nghị phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp, lượng kiều hối gửi về Việt Nam tính từ năm 1993 (năm đầu tiên thống kê kiều hối) đến năm 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng nguồn vốn FDI đã giải ngân trong cùng kỳ. Còn nếu theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư, trung bình 3 năm gần đây, Việt Nam nhận 17-18 tỷ USD kiều hối/năm.

Lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng gia tăng bất chấp lãi suất của các nước ở mức cao hơn so với lãi suất ngoại tệ tại Việt Nam. Theo dự báo của WB, kiều hối năm 2023 gửi về Việt Nam có thể đạt 14-15 tỷ USD, thấp hơn năm 2022 (19 tỷ USD). Con số này dựa trên cơ sở lãi suất các nước hiện ở mức cao, đặt biệt là Mỹ đã là trên 5%/năm. Điều này ảnh hưởng đến thu nhập của kiều bào, nhất là những người đang có các khoản vay tại ngân hàng, dẫn đến phải trả lãi nhiều hơn trước.

Hiện tại chưa có số liệu chính thức về lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2023, song một số liệu từ NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết số liệu kiều hối chuyển về địa bàn thông qua các hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ cả năm 2023 dự kiến đạt khoảng 8,92 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022. Lưu ý rằng, kiều hối về TP.HCM chiếm đến 50% tổng số cả nước.

Vậy đâu là lý do kiều hối vẫn gửi về mạnh bất chấp yếu tố lãi suất cao, nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn trong năm 2023? Trao đổi với Tạp chí Nhà Đầu tư, ông Trương Hiền Phương - Giám đốc Cấp cao CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam lý giải người Việt Nam có văn hóa “tương thân, tương ái”, do đó các kiều bào ở nước ngoài sẽ có khuynh hướng gửi tiền hỗ trợ thân nhân trong nước bất chấp nền kinh tế gặp khó. “Dù vậy, tôi tin rằng xu hướng dòng kiều hối về Việt Nam không chỉ mang tính chất hỗ trợ đơn thuần, mà còn nhằm mục đích mở rộng đầu tư và thực hiện sản xuất kinh doanh”, ông Phương nói.

Giám đốc KIS Việt Nam giải thích điều này xuất phát từ việc Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế vĩ mô phục hồi tốt và thậm chí lọt top các quốc gia tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới. Thêm vào đó, cùng với quan hệ kinh tế, văn hóa và hợp tác lao động ngày càng phát triển và mở rộng… Không ngạc nhiên khi các kiều bào gửi tiền về Việt Nam để kinh doanh hộ gia đình, mở doanh nghiệp tư nhân… hòa chung vào nhịp điệu hồi phục của nền kinh tế.

Một khảo sát trong cộng đồng kiều bào của đại diện các Hội doanh nhân người Việt Nam tại các nước đã chỉ ra, “Thế hệ thứ 2” người Việt Nam ở nước ngoài đang có nhu cầu rất lớn được trở về Việt Nam đầu tư, đặc biệt là nhu cầu trợ giúp pháp lý xin giấy phép đầu tư, chuyển nguồn tiền, giao thương…

Hiện tại, chưa có số liệu chính thức về dòng kiếu hối sẽ chảy vào các lĩnh vực nào. Song, theo số liệu cung cấp từ ông Peter Hồng - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, 22- 25% kiều hối về Việt Nam sẽ đổ vào lĩnh vực địa ốc, còn lại là hỗ trợ nhân thân và khác. Ngoài giao dịch trực tiếp, đa phần kiều bào nhờ người thân mua nhà đất hoặc đầu tư tại các dự án bất động sản với hình thức đầu tư chủ yếu là “lướt sóng”.

Thị trường địa ốc tại Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn và dần phát đi những tín hiệu le lói phục hồi từ quý III/2023. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư muốn tích lũy, đầu cơ tài sản đất đai. Một thống kê từ Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng chỉ ra giá bất động sản trong 10 năm qua đã tăng hàng chục lần, riêng năm 2021 giá nhà tăng bình quân tăng trưởng 2 chữ số.

Nguồn lực “vàng” cần được khơi thông

Ông Trương Hiền Phương nhận định, sự phục hồi tốt của nền kinh tế trong nước, đi kèm với hàng loạt chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ từ Chính phủ…sẽ tiếp tục là nền tảng để Việt Nam thu hút dòng kiếu hối về nước. Các tổ chức lớn trên thế giới như WB, IMF và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam trong vài năm tới có thể đạt từ 5,5-6%.

Ngoài ra, chuyên gia Chứng khoán KIS Việt Nam đánh giá dòng kiều hối về nước còn chịu tác động từ diễn biến phục hồi của các nền kinh tế phát triển. Kiều hối chảy về Việt Nam chủ yếu từ các nền kinh tế như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản… Với sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của các nền kinh tế này, kiều bào tại đây có thể làm việc tốt hơn, từ đó có thể chuyển tiền về nước hỗ trợ thân nhân và đầu tư kinh doanh nhiều hơn.

Kiều hối được kỳ vọng sẽ tiếp tục là nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho người dân, người nhận kiều hối cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời kích thích thị trường lao động phát triển.

Trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động, lãi suất tăng như ở Mỹ tăng cao, lạm phát tại một số quốc gia chưa hạ nhiệt…gây áp lực nhất định đến tỷ giá, kiều hối tăng sẽ góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá...

Để phát huy hơn nữa hiệu quả nguồn lực, đưa kiều hối trở thành lực đẩy quan trọng đóng góp vào kinh tế Việt Nam, theo các chuyên gia, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và triển khai đồng bộ các chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài khi về nước làm việc, thường trú; tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh,...theo tinh thần của Bộ Chính trị tại Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng tích cực, đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục chứng nhận đầu tư ở tất cả các cấp, nhất là khâu thực thi ở các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào đầu tư về nước. Cùng với đó, cần có những chính sách tích cực để tiếp tục tạo niềm tin cho kiều bào; tạo ra những đột phá về chính sách đối với kiều bào và kiều hối.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ