Hai dự án metro số 1 và 2 tại TP.HCM đang được giải ngân ra sao?

Nhàđầutư
Hiện dự án metro số 1 đang vướng ở việc xác định vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương. Trong khi đó, dự án metro số 2 lại gặp khó khăn ở khâu thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
LÝ TUẤN
20, Tháng 07, 2020 | 18:00

Nhàđầutư
Hiện dự án metro số 1 đang vướng ở việc xác định vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương. Trong khi đó, dự án metro số 2 lại gặp khó khăn ở khâu thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Chiều 20/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với UBND TP.HCM về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã thông tin về tiến độ giải ngân hai dự án metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) và metro số 2 (tuyến Bến Thành - Tham Lương) cũng như kiến nghị một số vấn đề cần tháo gỡ liên quan đến hai dự án này.

Dự án metro số 1

Liên quan đến việc xác định vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 9227/BTC-QLN ngày 12/8/2019, vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương còn lại của dự án là 17,814 tỷ Yên Nhật được tạm xác định tương đương với 3.682 tỷ đồng và giá trị giải ngân thực tế bằng tiền Yên sẽ được quy đổi ra tiền đồng căn cứ theo tỷ giá chính thức tại từng thời điểm thanh toán.

Do đó, ông Phong kiến nghị giao Bộ KH&ĐT xem xét bố trí bổ sung vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương trong hạn mức kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 còn lại của dự án chưa được bố trí là gần 3.676,7 tỷ đồng (kế hoạch vốn trung hạn của dự án là 7.500 tỷ đồng, lũy kế giải ngân kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 là hơn 3.823 tỷ đồng) để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, dự kiến hoàn thành công trình vào năm 2021.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, trong trường hợp giải ngân hết số vốn 3.676,695 tỷ đồng nhưng chưa hết số vốn ODA cấp phát là 17,814 tỷ Yên Nhật theo tỷ giá từng thời điểm giải ngân, thành phố sẽ đề xuất Bộ KH&ĐT bổ sung vốn trung hạn để bố trí tiếp kế hoạch vốn trong năm 2020 cho dự án.

hhs

 Dự án metro số 1 đến nay đã hoàn thành khoảng 73,6% khối lượng công việc. Ảnh: Internet

Đối với trường hợp giải ngân không kịp số vốn dự kiến bố trí trong năm 2020, ông Phong kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ thành phố thực hiện thủ tục điều chuyển số kế hoạch vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương còn lại của kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn 2021 - 2025.

"Năm 2020, dự án tuyến metro số 1 đã được bố trí kế hoạch vốn là 2.185 tỷ đồng trong tống số kế hoạch vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương đã giao cho các dự án ODA của TP.HCM là xấp xỉ 5.045 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 43,3%). Trong trường hợp, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cấp phát hết số vốn ODA còn lại của dự án metro số 1 bằng tiền Yên (được tạm quy đổi theo tiền đồng như đã phân tích tại phần trên) sẽ đẩy nhanh được tiến độ triển khai thực hiện dự án và tăng tỷ lệ giải ngân vốn ODA của thành phố nói riêng và cả nước nói chung trong năm 2020", ông Phong thông tin.

Dự án metro số 2

Đối với dự án metro số 2, liên quan đến việc thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT tại Công văn số 2980/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 9/5/2019 về hướng dẫn thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, UBND TP.HCM đã có tờ trình số 3245/TTr-UBND ngày 6/8/2019 trình Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh của dự án metro số 2.

Theo đó, nội dung tờ trình nêu rõ, về chi phí GPMB: Thống nhất chủ trương công tác GPMB của Dự án được tách thành các dự án riêng theo địa bàn từng quận mà tuyến tàu điện ngầm số 2 đi qua (theo Nghị quyết so 13/NQ- HĐND ngày 6 /7/2017 của HĐND TP.HCM).

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND TP.HCM để thẩm định, đánh giá hiệu quả dự án và thẩm định nguồn vốn khả năng cân đối vốn, tổng mức đầu tư dự án có bao gôm chi phí bồi thường, GPMB (theo giá bồi thường được phê duyệt tại thời điếm gần nhất là năm 2017), phù hợp với cơ cấu tổng mức đầu tư đã báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị.

Đồng thời, trong báo cáo thẩm định và quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án sẽ thể hiện rõ việc tách công tác bồi thường, GPMB thành các dự án thành phần để tổ chức thực hiện. 

Bên cạnh đó, ông Phong cũng cho biết, ngày 14/11/2019, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định số 4880/QĐ-ƯBND về duyệt điều chỉnh dự án metro số 2 với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là gần 47.891 tỷ đồng, tương đương với 2.093,59 triệu USD, trong đó hạng mục chi phí bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư là 3.833,971 tỷ đồng.

Cụ thể, chi phí bồi thường, GPMB, hỗ trợ và tái định cư được xác định theo các quyết định phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo địa bàn từng quận đã được Sở Tài chính phê duyệt (các dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được tách thành các dự án riêng, sử dụng vốn ngân sách thành phố, đang triển khai độc lập theo địa bàn từng quận và HĐND TP.HCM đã ban hành nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 6/7/ 2017 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 bố trí vốn cho các dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư nêu trên). 

"Trước thời điểm quyết định số 4880/QĐ-UBND của UBND TP.HCM được ban hành, công tác bồi thường, GPMB phục vụ cho dự án đã được thành phố tổ chức triển khai thực hiện theo từng dự án độc lập trên địa bàn các quận gồm quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và quận Tân Phú.

Các dự án bồi thường đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, phê duyệt và duyệt điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế năm 2020 (tổng mức đầu tư của 6 dự án bồi thường sau khi điều chỉnh là gần 4.354 tỷ đồng), bố trí kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và giao kế hoạch vốn hàng năm từ nguồn vốn ngân sách thành phố đế thực hiện.

Trước các vấn đề trên, thay mặt UBND TP.HCM Chủ tịch Nguyễn Thành Phong kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành phố thực hiện điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí của dự án metro số 2 để tiếp tục thực hiện các dự án bồi thường, GPMB bằng độc lập đảm bảo không tăng tổng mức đầu tư của dự án theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

“Dự kiến thực hiện giải ngân cho các dự án đền bù GPMB phục vụ cho dự án metro số 2 trong năm 2020 sẽ đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công”, ông Nguyễn Thành Phong khẳng định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ