Gói kích thích phục hồi kinh tế hậu COVID 19 - Bài 5: Những thách thức chờ đợi Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã tung ra hàng loạt các gói kích thích với giá trị hàng chục tỷ USD, nhằm phục hồi nền kinh tế đất nước. Mặc dù vậy, những thách thức cho quá trình này vẫn còn hiện hữu do Thái Lan vốn là nền kinh tế phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu và du lịch.

Chính phủ Thái Lan cam kết sẽ sớm phục hồi nền kinh tế đất nước với những gói kích thích hiệu quả.
LTS: Trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19, nhiều nước trên thế giới đã và đang tung ra hàng loạt các gói kích thích kinh tế 'khổng lồ' nhằm chặn đà suy giảm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại, tạo thêm công ăn việc làm và tái khởi động các hoạt động xã hội. Liệu các gói kích thích kinh tế này có mang lại hiệu quả lâu dài hay chỉ là những biện pháp đối phó tạm thời? Nhadautu.vn khởi đăng đăng loạt bài về các gói kích thích kinh tế của một số nước trên thế giới từ 22/9/2020 như một kênh tham khảo, để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà quản lý và bạn đọc có thêm thông tin học hỏi cách khắc phục kinh tế thời hậu đại dịch.
***
Trong một động thái mới nhất nhằm hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế, Nội các Thái Lan đã thông qua gói kích thích 51 tỷ baht (1,61 tỷ USD) mới nhằm hỗ trợ những người lao động có thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng COVID-19. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cho biết các bộ trưởng đã đồng ý với hai chương trình - "Kon La Khreung" (Let’s Go Halves) và tăng trợ cấp mua sắm cho chủ thẻ phúc lợi nhà nước.
Danucha Pichayanan, Phó tổng thư ký Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDC), nói rằng tiền nên được bơm vào nền kinh tế từ tháng 10 trở đi.
"Ngân sách đến từ nhiều nguồn, bao gồm khoản vay từ Đạo luật ngân sách trung ương và ngân sách tài khóa 2021 sẽ sẵn sàng vào tháng 10. NESDC đang lên kế hoạch cẩn thận việc sử dụng ngân sách cho các chiến dịch được chọn, vì chúng tôi phải tính đến khả năng bùng phát đợt thứ hai của đợt bùng phát virus. Nếu chúng tôi chi tiêu toàn bộ ngân sách trong giai đoạn đầu, chúng tôi sẽ không có bất kỳ khoản dự phòng nào trong trường hợp làn sóng thứ hai thực sự xảy ra", ông nói.
Trong chương trình đầu tiên, 14 triệu chủ thẻ phúc lợi sẽ được giảm thêm 500 baht hàng tháng khi mua sắm từ tháng 10 đến tháng 12. Ngân sách dành cho chương trình này là 21 tỷ baht. Trong khi đó, theo chương trình "Kon La Khreung" (Let's Go Halves), 10 triệu người sẽ được giảm giá hàng ngày lên tới 100 baht khi mua thực phẩm, đồ uống và các nhu yếu phẩm trong gia đình (không bao gồm rượu, thuốc lá hoặc vé xổ số kiến thiết).
Trợ cấp được giới hạn ở mức 3000 baht mỗi người. Công dân Thái Lan từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký trực tuyến. Cuộc họp CESA do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chủ trì đã nhất trí về ngân sách 51 tỷ baht để duy trì tiêu dùng trong nước và tăng sức mua cho các nhóm thu nhập thấp và công chúng, theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Ngân sách sẽ được phân bổ từ khoản vay thu hồi 400 tỷ baht của chính phủ. Khoảng 100.000 cửa hàng nhỏ dự kiến sẽ tham gia chương trình lần này.
Lavaron Sansnit, Tổng giám đốc Văn phòng Chính sách Tài khóa, cho biết: "Chúng tôi muốn hỗ trợ càng nhiều người càng tốt, và mọi người sẽ sớm được mời đăng ký tham gia chương trình. Biện pháp nhằm hỗ trợ chi tiêu hàng ngày và giảm chi phí sinh hoạt; Đó không phải là chi tiêu một lần cho những món đồ lớn".
Về cơ bản, mỗi người sẽ nhận được khoảng 3.000 baht từ chính phủ để trả một phần cho chi tiêu hàng ngày, và điều quan trọng chính là người tiêu dùng phải chi tiền tại các cửa hàng nhỏ, vì chính phủ muốn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.
Gói kích thích ngành du lịch Thái Lan

Ngành du lịch Thái Lan chính là chìa khóa để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
Chính phủ Thái Lan mới đây đã phê duyệt hai gói kích thích trị giá 22,4 tỷ baht (718 triệu USD), nhằm mục đích hồi sinh ngành du lịch của đất nước.
Các gói có tên "We Travel Together" và "Moral Support", được tung ra để thúc đẩy du lịch trong nước bằng cách cung cấp một loạt các đặc quyền du lịch như các chuyến bay được trợ giá, phí thuê xe hơi và giá vé xe buýt. Ngoài ra còn có các khoản trợ cấp cho chỗ ở tại khách sạn, đồ ăn và các tiện nghi được cung cấp tại các điểm du lịch.
Các khoản trợ cấp sẽ được áp dụng đến tháng 10/2020, trong đó có bao gồm khoản tiền hỗ trợ các chuyến đi trong nước cho hơn 1 triệu nhân viên y tế và tình nguyện viên từ các bệnh viện tuyến huyện, như một hành động của lòng biết ơn.
Nền kinh tế Thái Lan dự kiến sẽ hoạt động kém nhất ở Đông Nam Á, do phụ thuộc vào du lịch và xuất khẩu. Ngành du lịch chiếm khoảng 20% GDP của đất nước và theo một báo cáo của Liên hợp quốc có tiêu đề "COVID-19 và Du lịch", Thái Lan có thể mất 47 tỷ USD GDP do sự thu hẹp của lĩnh vực này.
Vào tháng 6/2020, Ngân hàng Trung ương Thái Lan, đã giảm triển vọng GDP năm 2020 xuống âm 8,1%. Do đó, chính phủ hy vọng ngành du lịch trong nước có thể hỗ trợ nền kinh tế và giúp thúc đẩy chi tiêu trong nước lên tới 30-50 tỷ baht (962 triệu USD - 1,6 tỷ USD) trong năm nay.
Theo tìm hiểu, chính phủ Thái Lan đã phân bổ 20 tỷ baht (641 triệu USD) cho gói kích "We Travel Together".
Khoảng 18 tỷ baht (577 triệu USD) sẽ hướng tới việc trợ cấp 40% giá phòng bình thường tại các khách sạn, giới hạn ở mức 3.000 baht (96 USD) mỗi đêm cho tối đa 5 đêm. Du khách đủ điều kiện sẽ phải trả 60% còn lại của giá phòng.
Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ trợ cấp cho các dịch vụ và cơ sở vật chất khác được cung cấp tại các điểm du lịch, chẳng hạn như thực phẩm. Mức này được giới hạn ở mức 600 baht (19 USD) một phòng mỗi đêm. Các khoản trợ cấp cũng được giới hạn trong 40% chi phí thực tế.
Cuối cùng, 2 tỷ baht (64 triệu USD) còn lại sẽ được dùng để trợ giá cho 2 triệu vé máy bay, có giá 2.000 baht (64 USD) / người. Người nộp đơn đủ điều kiện phải trả tiền mua vé trước và chính phủ sẽ hoàn trả 40% giá vé. Đối với vé khứ hồi, trợ giá được giới hạn ở mức 1.000 baht (32 USD) mỗi vé.
Các nhà điều hành khách sạn và quán ăn đã được phép đăng ký từ ngày 1/7, mặc dù chỉ những doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh khách sạn mới đủ điều kiện tham gia chương trình. Công chúng có thể đăng ký qua trang web We Travel Together. Trong khi đó, khách du lịch sẽ phải đăng ký đến các điểm đến không nằm trong tỉnh của họ để đủ điều kiện.
Còn đối với gói kích cầu "Moral Support", chính phủ đã phân bổ 2,4 tỷ baht (tương đương 77 triệu USD) để tài trợ chi phí đi lại trong kỳ nghỉ của khoảng 1,2 triệu nhân viên y tế và tình nguyện viên từ các bệnh viện tuyến huyện.
Khoản trợ cấp này được giới hạn ở mức 2.000 baht (64 USD) / người cho chuyến đi hai ngày một đêm. Gói này dự kiến sẽ sử dụng 13.000 công ty du lịch trong nước.
Bất chấp những ưu đãi mới nhất này, ngành du lịch nội địa của Thái Lan vẫn sẽ không lấp đầy khoảng trống của thị trường nước ngoài.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, doanh thu từ ngành du lịch đạt 520 tỷ baht (16 tỷ USD) - giảm 57% so với năm 2019. Chính phủ đang tìm cách thu về ít nhất 75% trong số 400 tỷ baht (12 tỷ USD), mà công dân Thái Lan đã chi tiêu nước ngoài vào năm 2019 cũng như đặt mục tiêu 100 triệu chuyến đi trong nước trị giá 28 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.
Con số này vẫn còn rất xa so với con số 64 tỷ USD mà 39 triệu lượt khách quốc tế mang lại cho nền kinh tế hàng năm.
Để vực dậy lĩnh vực quan trọng này, và do đó nhanh chóng phục hồi kinh tế, đất nước đã bắt đầu giảm dần các hạn chế đối với du khách nước ngoài. Những người được phép nhập cảnh chủ yếu là người nước ngoài, là vợ hoặc chồng của công dân Thái Lan, có giấy phép lao động hợp lệ, sinh viên quốc tế, hoặc người nước ngoài cần điều trị y tế mà không liên quan đến COVID-19.
Chính phủ nước này cũng đang nghiên cứu ý tưởng về 'bong bóng du lịch' tương tự như ý tưởng được thực hiện giữa Singapore và Trung Quốc, theo đó du khách từ các quốc gia được chọn sẽ không yêu cầu tuân theo biện pháp cách ly 14 ngày.
Chờ đợi 'chiếc phao cứu sinh' cho nền kinh tế Thái Lan

Chờ đợi 'chiếc phao cứu sinh' cho nền kinh tế Thái Lan.
Hội đồng Kinh tế và phát triển xã hội quốc gia (NESDC) của Thái Lan cho biết GDP của nước này trong quý II đã giảm 12,2% so với năm ngoái. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, nhưng thấp hơn một chút so với mức dự báo 13% mà các chuyên gia đưa ra.
Theo đó, trong quý II, GDP của Thái Lan đã giảm 9,7% so với quý liền kề trước đó. NESDC cũng đã giảm dự báo tăng trưởng cả năm, theo đó tăng trưởng trong năm 2020 sẽ suy giảm từ 7,3 đến 7,8% so với mức dự báo giảm 5 - 6% đưa ra trước đó.
Thái Lan, vốn là nền kinh tế phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu và du lịch, được dự báo sẽ chịu tác động kinh tế mạnh nhất trong khu vực Châu Á do sự bùng phát của dịch bệnh. Bên cạnh đó, nền kinh tế Thái Lan còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc đồng nội tệ baht Thái tăng mạnh. Trong quý II/2020, đồng baht Thái đã tăng hơn 6% - trở thành đồng tiền tăng giá mạnh thứ hai tại Châu Á.
Không chỉ vậy, xuất khẩu của Thái Lan cũng đã giảm 10%, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 1,95% - mức cao nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và cao gấp đôi so với mức thông thường. Khoảng 1,8 triệu lao động khác cũng đang đứng trước nguy cơ mất việc làm.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đạt 627 tỷ baht, giảm 9,18% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân do các biện pháp cách ly xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nền kinh tế các quốc gia láng giềng suy giảm. Tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu đạt lần lượt 365 tỷ baht và 262 tỷ baht, giảm tương ứng 8,6% và 9,98% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại đạt 103 tỷ baht.
Kim ngạch thương mại qua các cửa khẩu với 04 quốc gia láng giềng (Malaysia, Myanma, Lào, Campuchia) đạt 370 tỷ baht, giảm 13,7%. Tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu đạt lần lượt mức 219 và 262 tỷ baht, giảm tương ứng 11,9% và 9,98%. Giá trị thặng dư thương mại đạt 68,1 tỷ baht.
Tổng kim ngạch thương mại quá cảnh, chủ yếu gồm 03 nước Singapore, Việt Nam và Trung Quốc giảm 1,7%, đạt 257 tỷ baht. Riêng kim ngạch thương mại quá cảnh với Singapore và Trung Quốc tăng lần lượt 16% và 13,7% đạt mức 110 tỷ baht và 41,7 tỷ baht. Thương mại quá cảnh với Việt Nam và các quốc gia khác giảm lần lượt 23,9% và 16,8%, đạt mức 29,9 tỷ baht và 75,5 tỷ baht.
Dù Thái Lan đã gỡ bỏ hầu hết lệnh phong tỏa sau khi không ghi nhận ca lây nhiễm nào trong nước suốt hai tháng, nền kinh tế này vẫn đang chịu tác động từ lệnh cấm các chuyến bay quốc tế và nhu cầu nước ngoài giảm sút.
Số khách du lịch tới Thái Lan trong quý II đã giảm về 0. Giới chức nước này dự kiến chỉ khoảng 6,7 triệu khách du lịch đến Thái Lan trong năm nay, giảm 83% so với năm ngoái.
"Số liệu kinh tế của Thái Lan càng cho thấy sự sụp đổ của nhu cầu, cả trong và ngoài nước. Việc phục hồi sẽ còn dài, do cú sốc cả về cung và cầu đều chưa từng có tiền lệ", Kobsidthi Silpachai - Giám đốc Nghiên cứu Thị trường Vốn tại Kasikornbank cho biết.
- Cùng chuyên mục
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.
Đầu tư - 08/05/2025 08:41
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago