Gói kích thích phục hồi kinh tế hậu COVID 19 - Bài 1: Sự đồng lòng của các nước EU

THANH TRẦN
06:26 22/09/2020

Các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu đã đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ khổng lồ hậu COVID-19 trị giá 750 tỷ euro. Gói kích thích lần này sẽ là thỏa thuận lớn nhất từ trước đến nay của một liên minh kinh tế nhằm mục đích khởi động sự phục hồi sau đại dịch.

eu-do-bo-lenh-cam-di-lai-doi-voi-14-nuoc-1593698724-width1000height584

Các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu đã đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ khổng lồ hậu COVID-19.

LTS: Trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19, nhiều nước trên thế giới đã và đang tung ra hàng loạt các gói kích thích kinh tế 'khổng lồ' nhằm chặn đà suy giảm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại, tạo thêm công ăn việc làm và tái khởi động các hoạt động xã hội. Liệu các gói kích thích kinh tế này có mang lại hiệu quả lâu dài hay chỉ là những biện pháp đối phó tạm thời? Nhadautu.vn khởi đăng đăng loạt bài về các gói kích thích kinh tế của một số nước trên thế giới từ hôm nay (22/9/2020) như một kênh tham khảo, để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà quản lý và bạn đọc có thêm thông tin học hỏi cách khắc phục kinh tế thời hậu đại dịch.

***

27 chính phủ thuộc Liên minh châu Âu đã đạt được một thỏa thuận đột phá về kích thích tài chính mới, sau cuộc đàm phán kéo dài bốn ngày tại Brussels.

Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, đã được giao nhiệm vụ khai thác thị trường tài chính để huy động được 750 tỷ euro (857 tỷ USD). Các quỹ sẽ được phân phối giữa các quốc gia và lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch, và sẽ ở dạng tài trợ và cho vay.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết ông tin rằng thỏa thuận này sẽ được coi là "thời khắc quan trọng" đối với châu Âu.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng nói rằng: "Châu Âu đang có cơ hội lớn để vươn lên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng kinh tế".

Các nguyên thủ quốc gia thuộc khối đã thảo luận về gói phục hồi kinh tế và ngân sách của EU trong 4 ngày. Tuy nhiên, những khác biệt sâu sắc về cách phân chia số tiền giữa các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vay, cách giám sát đầu tư và làm thế nào để tuân thủ các giá trị dân chủ của EU đã kéo dài cuộc đàm phán. Điều này đã khiến cuộc họp trên trở thành một trong những hội nghị thượng đỉnh dài nhất trong lịch sử của EU.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo đã đồng ý phân phối 390 tỷ euro, trong tổng số 750 tỷ , dưới hình thức viện trợ không hoàn lại - một mức giảm đáng kể so với đề xuất ban đầu do Pháp và Đức đưa ra hồi tháng 5 đối với khoản tài trợ 500 tỷ euro. EU cũng đồng ý rằng việc phát hành nợ ròng sẽ kết thúc vào năm 2026 và họ sẽ trả hết khoản nợ mới vào năm 2058.

Trong khi đó, các quốc gia thành viên cũng sẽ phải phát triển các kế hoạch sử dụng những khoản tiền. Những kế hoạch được gọi là Cải cách và Phục hồi này sẽ phải được các đối tác châu Âu của họ phê duyệt.

Ngoài quỹ phục hồi, EU cho biết ngân sách tiếp theo của họ, sẽ tài trợ cho các sáng kiến ​​từ năm 2021 đến năm 2027, với tổng cộng 1,074 nghìn tỷ euro.

"Quỹ phục hồi này sẽ giúp chúng tôi tăng gần gấp đôi ngân sách châu Âu trong những năm tới", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết.

Thực chất, gói kích thích được đồng thuận tại hội nghị thượng đỉnh của EU, chủ yếu là từ nguồn tiền đi vay, rồi sau đó tiếp tục được phân bổ hoặc cho các quốc gia trong khối vay nhằm thực hiện các chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Trong số 750 tỷ euro này, hơn một nửa sẽ được giải ngân theo hình thức tài trợ, trong khi số còn lại sẽ được cho vay dựa trên điều kiện mà các nước có thể áp dụng.

Mặc dù vậy, các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia thành viên vẫn chưa thống nhất về việc phải làm sao để duy trì sự cân bằng giữa các khoản vay, bảo lãnh và tài trợ nhằm tránh gây quá tải cho các quốc gia EU mắc nợ, tránh gia tăng sự chia rẽ và bất bình đẳng trong nội bộ khối.

Gói kích thích kinh tế này được coi là một cuộc cách mạng thực sự bởi trong lịch sử EU chưa từng có 'khoản nợ chung' nào lớn đến vậy. Tuy nhiên, kế hoạch này ngay từ đầu đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước thành viên chủ trương tiết kiệm chi tiêu như Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch, với lý do các khoản viện trợ không thể được cấp cho các thành viên một cách dễ dàng và tiền quỹ sau này phải được hoàn trả.

Nhằm phá vỡ thế bế tắc, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã phải đề xuất khoản hỗ trợ 390 tỷ euro đi kèm một số khoản tiền nhỏ hoàn lại cho nhóm "Frugals" mà 4 nước trên là thành viên. Cuối cùng, đề xuất mới này đã nhận được sự nhất trí của 27 nước thành viên để sau đó trình lên Nghị viện châu Âu thông qua.

Đây cũng là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo EU chấp thuận việc triển khai "khoản nợ chung"-một sáng kiến mà Đức từng nhiều lần bác bỏ trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến nhiều nền kinh tế châu Âu vừa trải qua gần một thập kỷ vật lộn vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lại càng trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh khoản ngân sách chung dài hạn trị giá hơn 1.000 tỷ euro, gói phục hồi 750 tỷ euro sẽ là 'chiếc phao cứu sinh' cho rất nhiều quốc gia châu Âu trên chặng đường dài và đầy khó khăn để vực dậy nền kinh tế.

Quỹ phục hồi sẽ được triển khai từ tháng 1/2021 cũng như sẽ không có nguồn tài chính bổ sung nào cho đến thời điểm đó. Điều này là do EU đã thực hiện các biện pháp khác kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra nhằm cung cấp thanh khoản cho các quốc gia thành viên nếu họ cần.

Trước đó, bộ trưởng tài chính các nước đã thống nhất một gói kích thích tài khóa ngắn hạn trị giá 540 tỷ euro. Khoản này độc lập với các gói kích thích riêng của từng nước. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đang mua lại trái phiếu chính phủ. Đây là một phần trong chương trình mua lại khẩn cấp trị giá 1.350 tỷ euro.

Các nước châu Âu triển khai gói kích thích kinh tế riêng ra sao?

1795463433001_5433675798001_5433669145001-vs

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang đẩy mạnh các chương trình phục hồi kinh tế.

Mới đây, chính phủ Pháp đã trình bày chi tiết về gói kích thích trị giá 100 tỷ euro (118,3 tỷ USD) nhằm xóa bỏ tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng COVID-19, thông qua việc chi hàng tỷ euro vào đầu tư công, trợ cấp và cắt giảm thuế.

Các quan chức Pháp cho biết kế hoạch này sẽ bao gồm 35 tỷ euro để làm cho nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng euro trở nên cạnh tranh hơn, 30 tỷ cho việc phát triển năng lượng sạch và 25 tỷ để hỗ trợ việc làm.

Phát biểu trên kênh truyền hình RTL, Thủ tướng Pháp Jean Castex bày tỏ hy vọng kế hoạch phục hồi sẽ giúp tạo ra 160.000 việc làm trong năm 2021 đồng thời khẳng định đây là mục tiêu hàng đầu của chính phủ.

Với kế hoạch tương đương 4% tổng sản phẩm quốc nội, Pháp đang đổ tiền công vào nền kinh tế của mình nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu lớn nào khác tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, một trong những quan chức cho biết.

Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đang thúc đẩy kế hoạch đưa nền kinh tế trở lại mức hoạt động, trước khủng hoảng vào năm 2022, điều mà Bộ Tài chính dự kiến sẽ ​​là cuộc suy thoái tồi tệ nhất sau chiến tranh với mức suy giảm 11%.

Kế hoạch này cũng nhằm mục đích cắt giảm 10 tỷ euro tiền thuế kinh doanh trị giá 10 hàng năm nhằm thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và giao thông của Pháp.

Các quan chức cho biết ngành giao thông sẽ nhận được 11 tỷ euro với 4,7 tỷ nhắm mục tiêu vào mạng lưới đường sắt. Ngành công nghiệp hydro, ngày càng được coi là nền tảng quan trọng trong quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch của Pháp, sẽ nhận được 2 tỷ euro trong thời hạn 2 năm của gói kích thích.

1 tỷ euro khác sẽ được cung cấp trong viện trợ trực tiếp cho các dự án công nghiệp, bao gồm 600 triệu euro để giúp các công ty chuyển các nhà máy ra nước ngoài trở lại Pháp. Khoảng 80 tỷ euro chi phí tổng thể của kế hoạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thâm hụt ngân sách, với trợ cấp của EU bù đắp 40 tỷ euro, các quan chức cho biết.

Trước đó, chính phủ Đức cũng đã nhất trí thông qua gói kích thích trị giá 130 tỷ euro (146 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp và người lao động của nền kinh tế đầu tàu của châu Âu phục hồi nhanh chóng hơn trước những tác động của dịch bệnh.

Theo đó, gói kích thích sẽ bao gồm giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 19% xuống còn 16% trong vòng sáu tháng; tổng giá trị của nhóm biện pháp liên quan tới giảm VAT là khoảng 20 tỷ euro.

Ngoài ra, chính phủ Đức sẽ tăng cường trợ cấp các hộ gia đình với khoản tiền 300 euro/trẻ em và tăng gấp đôi khoản hỗ trợ của chính phủ đối với những người mua xe ô-tô điện. Gói kích cầu mới còn thiết lập quỹ trị giá 50 tỷ euro để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, đổi mới và số hóa trong nền kinh tế Đức. Trước đó, trong tháng 3, Đức đã thông qua gói giải cứu nền kinh tế trị giá 750 tỷ euro.

Liệu gói kích thích có vực dậy nền kinh tế của EU?

Paris_pollution_air_quality_CREDITMoyan-Brenn_Flickr

Liệu nền kinh tế châu Âu có thể sớm trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch.

Nền kinh tế khu vực đồng euro đã giảm 12,1% trong quý II năm 2020, so với ba tháng đầu năm, mức thấp nhất kể từ khi thống kê vào năm 1995.

Các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực đã giảm ở mức hai chữ số trong thời gian này do các biện pháp phong toả nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19. Theo đó, GDP của Đức (tổng sản phẩm quốc nội) giảm 10,1%; Ý giảm 12,4%; Pháp giảm 13,8%; và Tây Ban Nha giảm 18,5%.

Trước đó, khối 19 nước thành viên sử dụng đồng tiền chung euro đã ghi nhận mức sụt giảm GDP 3,6% trong quý đầu tiên. GDP của Tây Ban Nha, Ý và Pháp cũng đã giảm hơn 5% trong thời kỳ đó.

Thực chất, quý II đã chứng kiến mức suy giảm sâu lo do giai đoạn giữa tháng 4 đến tháng 6 trùng với thời gian nhiều chính phủ châu Âu phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch và chỉ dần nới lỏng khi hết quý.

Ông Andrew Kenningham, nhà kinh tế trưởng tại Châu Âu tại Capital Economics, cho biết: "Một phần của nền kinh tế đã hồi sinh trở lại trong vài tháng qua. Tuy nhiên, những thiệt hại nghiêm trọng đã xảy ra kết hợp với tác động hiện tại và sự bất ổn của virus, đồng nghĩa với việc sự phục hồi sẽ là rất chậm".

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo GDP cho khu vực đồng euro vào năm 2020 sẽ giảm 8,7%. Ngân hàng trung ương dự kiến hoạt động sẽ phục hồi đáng kể trong quý III so với 6 tháng đầu năm.

Trong khi đó, cơ quan thống kê Eurostat cũng cho biết rằng lạm phát trong khu vực đồng euro đứng ở mức 0,4% trong 7, tăng từ mức 0,3% trong tháng 6.

Các chính phủ của quốc gia thành viên đã nói rằng họ sẽ không đóng cửa nền kinh tế của họ hoàn toàn như họ đã làm trước đây. Tuy nhiên, các quan chức cho biết họ sẵn sàng áp đặt các quy định bổ sung và nghiêm ngặt hơn đối với các cuộc tụ tập và các quy tắc giãn cách xã hội khác để tránh một làn sóng bùng phát dịch thứ hai.

Ủy viên phụ trách kinh tế của EU Paolo Gentiloni cho hay, châu Âu đang phải trải qua cú sốc kinh tế chưa từng có tiền lệ kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930.

Theo dự báo mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC), nền kinh tế EU sẽ suy giảm 8,3% trong cả năm 2020 trước bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia, khiến các chính phủ phải tiếp tục áp đặt nhiều biện pháp phong tỏa.

Thậm chí, cũng theo EC, thiệt hại gây ra bởi đại dịch nhiều khả năng đến cuối năm 2021 vẫn chưa thể khắc phục được. Có thể nói rằng, đại dịch COVID-19 đã đẩy EU phải đối mặt với thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất lịch sử tồn tại của mình.

  • Cùng chuyên mục
Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH

Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH

2 nhà máy của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An là 2 nhà máy đầu tiên được Control Union trao chứng nhận trung hòa carbon tại Việt Nam.

Đầu tư - 11/05/2025 08:42

Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Trong định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An, khu vực FDI đóng vai trò rất quan trọng, nhất là thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đóng góp thu ngân sách và giải quyết việc làm. Trong thời tới, tỉnh này sẽ tập trung ưu tiên thu hút FDI theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Đầu tư - 11/05/2025 08:42

Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư

Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư

Bình Định vừa bổ sung 22 khu đất sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trong đó, 8 khu đất sẽ được xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt…

Đầu tư - 10/05/2025 15:54

Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng lập hai tổ công tác nghiên cứu lấn biển tại vịnh Đà Nẵng và nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam.

Đầu tư - 10/05/2025 15:53

Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025

Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 16/5 tới tại Vienna (Áo) với sự tham dự của các tập đoàn hàng đầu về công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của Áo và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn này được tổ chức tại châu Âu.

Đầu tư - 10/05/2025 12:41

Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?

Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?

VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.

Đầu tư - 10/05/2025 12:40

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.

Công nghệ - 10/05/2025 12:38

Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha

Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha

Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.

Đầu tư - 10/05/2025 11:07

APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?

APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.

Đầu tư - 10/05/2025 07:36

Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế

Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế

Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.

Đầu tư - 09/05/2025 17:37

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT

Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.

Công nghệ - 09/05/2025 16:57

'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập

'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập

Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.

Đầu tư - 09/05/2025 15:42

Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán

Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán

Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.

Đầu tư - 09/05/2025 10:32

Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng

Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng

UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.

Đầu tư - 09/05/2025 08:54

Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.

Đầu tư - 09/05/2025 08:53

RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam

RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam

Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.

Đầu tư - 09/05/2025 07:56