Gỡ vướng cho PPP

Nhàđầutư
Nếu được thực hiện một cách minh bạch, hợp lý dựa trên nền tảng pháp luật chặt chẽ, PPP là hình thức đầu tư hiệu quả trong bối cảnh ngân sách đang diễn biến căng thẳng.
NGHI ĐIỀN
30, Tháng 03, 2018 | 07:05

Nhàđầutư
Nếu được thực hiện một cách minh bạch, hợp lý dựa trên nền tảng pháp luật chặt chẽ, PPP là hình thức đầu tư hiệu quả trong bối cảnh ngân sách đang diễn biến căng thẳng.

bot-cau-bach-dang

 Dự án BOT Cầu Bạch Đằng sắp hoàn thành

Khung pháp lý cho hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hiện được quy định tại Luật Đầu tư 2014, Nghị định 15/2015 và một số văn bản khác, là nền tảng pháp lý quan trọng để thu hút nguồn vốn tư nhân trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên cho đến nay, yếu điểm trong phương thức đối tác công tư ngày càng lộ rõ. 

Thực tế này đòi hỏi hai nhiệm vụ cấp bách cho các nhà làm luật. Thứ nhất là phải nâng cấp nghị định hướng dẫn PPP lên thành luật, để có hành lang pháp lý rõ ràng. Thứ hai là phải tính kỹ các vướng mắc, khó khăn hiện nay để tiến tới hoàn thiện văn bản cấp luật trong thời gian tới. 

Được sự cho phép của Tiến sĩ Luật Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Vietthink, Tạp chí Nhà Đầu Tư xin giới thiệu một số vướng mắc đáng chú ý trong hình thức đối tác công tư do LS Lê Đình Vinh soạn thảo.

Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa qua đã đề nghị xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với mục tiêu thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia; nâng cấp các quy định tại Nghị định hiện hành nhằm nâng cao cơ sở pháp lý của các quy định, xử lý các nội dung chồng chéo giữa các luật và bổ sung các quy định còn thiếu. 

Thiếu minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư

Theo Luật Đấu thầu và Nghị định 30/2015, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Tuy nhiên thực tế là 100% trong số hơn 70 dự án BOT, BT đã thực hiện đều là chỉ định thầu. 

Việc lựa chọn nhà thầu thiếu minh bạch đã khiến cho nhà đầu tư chân chính chán nản, mất niềm tin trong khi các nhà đầu tư không đủ năng lực được chỉ định để thực hiện dự án. 

Kết quả là nhiều dự án bị đình trệ, kéo dài như BOT Cầu Phú Mỹ hay các nhà đầu tư phải nhượng lại cổ phần dự án như BOT Bắc Bình Định.

Do vậy, cần hoàn thiện điều kiện lựa chọn, mặt khác siết chặt công tác tổ chức đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời thực hiện nghiêm chế tài đối với các cơ quan có thẩm quyền thẩm định sai hoặc cố tình ưu ái cho các nhà đầu tư kém năng lực.

Bên cạnh đó, cần quy định ràng buộc về chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng dự án PPP để hạn chế tình trạng nhà đầu tư lợi dụng quan hệ xin dự án sau đó nhượng lại kiếm lời.

Tranh cãi quan điểm về hình thức đầu tư

Từ góc độ nhà đầu tư, vốn phục vụ dự án PPP là do họ bỏ ra, đi vay và phải tự chịu trách nhiệm trả nợ, nên phải để họ được quyền chủ động trong quản lý, sử dụng nguồn vốn. Nhà nước không nên kiểm soát trực tiếp mà chỉ kiểm soát tổng mức đầu tư và việc tuân thủ pháp luật trong quá trình sử dụng vốn, đảm bảo tiết kiệm. 

Tuy nhiên ở góc độ quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho rằng vốn đầu tư dự án PPP về bản chất là ngân sách. Vì trên thực tế nhà nước mới là bên thanh toán cuối cùng cho giá trị công trình. Nhà đầu tư chỉ ứng vốn ban đầu và sau đó sẽ được trả bằng tiền hoặc quỹ đất đối ứng. 

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về quy chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào các dự án PPP. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền đang áp dụng cơ chế kiểm soát, quản lý nguồn vốn đầu tư PPP như với đầu tư công. 

Quan điểm này đã gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư trong quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư, có thể ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án. Đây cũng là một nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài chưa mấy mặn mà với hình thức PPP ở Việt Nam.

Vướng mắc về cách tính lãi suất 

Thông tư 55/2016 của Bộ Tài chính quy định chỉ lãi vay trong thời gian xây dựng mới được tính vào tổng vốn đầu tư dự án. 

Trong trường hợp nhà đầu tư đã hoàn thành dự án BT nhưng cơ quan nhà nước chưa có tiền thanh toán, hoặc chưa có quỹ đất đối ứng hay giá trị lô đất thấp hơn thì lãi vay không tiếp tục được tính vào tổng vốn đầu tư để quy đổi thành tiền hoặc đất đối ứng, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. 

Về thời điểm tính giá đất đối ứng BT

Hiện có hai quan điểm về cách tính giá đất trong các dự án BT. 

Quan điểm thứ nhất cho rằng cần xác định giá đất của quỹ đất dùng đối ứng cho dự án BT tại thời điểm phê duyệt dự án BT để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Nếu đợi đến khi dự án hoàn thành mới xác định thì nhà đầu tư có thể thiệt hại lớn trong trường hợp giá đất tăng mạnh.

Quan điểm thứ hai nhìn nhận giá đất đối ứng được xác định sau khi dự án BT hoàn thành như cách làm hiện nay là hợp lý. Vì khi đó mới phát sinh nghĩa vụ thanh toán của nhà nước với nhà đầu tư. Hơn nữa nhà đầu tư sẽ có động lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. 

Hiện nay, Hà Nội và nhiều địa phương khác vẫn áp dụng phương thức đổi dự án lấy hạ tầng. Trong khi đó, TPHCM lại đang triển khai hình thức đấu giá quỹ đất lấy tiền thanh toán cho công trình BT. Đây được coi là cách làm đảm bảo công bằng, minh bạch, hạn chế tiêu cực trong dự án BT. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ