Gỡ vướng cho 5 tuyến xe buýt điện thí điểm tại TP.HCM

Nhàđầutư
Sở GTVT đề nghị TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa xe buýt điện vào hoạt động thí điểm trên địa bàn thành phố, với thời gian thí điểm dự kiến là 24 tháng, sau đó, thành phố sẽ tổng kết, đánh giá để chuẩn bị các bước tiếp theo...
LÝ TUẤN
14, Tháng 01, 2021 | 06:38

Nhàđầutư
Sở GTVT đề nghị TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa xe buýt điện vào hoạt động thí điểm trên địa bàn thành phố, với thời gian thí điểm dự kiến là 24 tháng, sau đó, thành phố sẽ tổng kết, đánh giá để chuẩn bị các bước tiếp theo...

Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND thành phố về việc tháo gỡ những vướng mắc khi mở mới tuyến xe buýt điện sử dụng năng lượng sạch trên địa bàn TP.HCM.

Sở GTVT TP.HCM cho biết, về chủ trương mở mới tuyến xe buýt sử dụng năng lượng điện, hầu hết các Sở, ngành đều ủng hộ nhằm góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đa dạng hóa phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng sạch.

Để có cơ sở triển khai, Sở GTVT đề nghị UBND TP.HCM có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa xe buýt điện vào hoạt động thí điểm trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, cho phép áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đã được ban hành đối với loại xe buýt CNG (sử dụng nhiên liệu sạch) đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM để thực hiện theo phương thức đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải bằng xe buýt điện.

A4

Mẫu xe buýt điện được chạy thử nghiệm trước đó của VinFast thuộc Tập đoàn Vingroup - CTCP. Ảnh: Zing

Theo đó, UBND TP.HCM có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện đặt hàng theo đơn giá cố định được áp dụng vận dụng cho loại xe buýt CNG. Khi có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá chính thức được phê duyệt sẽ tiến hành công tác đấu thầu hoặc đặt hàng theo đúng quy định.

“Thời gian thí điểm dự kiến là 24 tháng kể từ ngày chính thức đưa vào hoạt động. Sau thời gian thí điểm, thành phố sẽ tổng kết, đánh giá làm cơ sở để chuẩn bị các bước tiếp theo trong việc triển khai đấu thầu hoặc đặt hàng theo đúng quy định”, Sở GTVT  thông tin.

Theo Sở GTVT, TP.HCM sẽ có 5 tuyến xe buýt điện được mở mới, bao gồm: Tuyến 1 là VinHome Grand Park (khu đô thị ở quận 9) - Trung tâm thương mại Emart, quận Gò Vấp (bình quân 27 km); tuyến 2 Vinhome Grand Park - Sân bay Tân Sơn Nhất (30 km); tuyến 3 VinHome Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn (29 km); tuyến 4 VinHome Grand Park – Bến xe Miền Đông mới (8,5 km); Tuyến 5 Bến xe Miền Đông mới - Khu đô thị Đại học Quốc Gia (10 km).

Các tuyến xe buýt điện nêu trên sẽ sử dụng sáu điểm đầu cuối tuyến, trong đó có năm điểm đầu cuối tuyến hiện hữu đang phục vụ hoạt động của xe buýt là: Bến xe buýt Sài Gòn, bãi hậu cần số 1, sân bay Tân Sơn Nhất, bến xe buýt Ký túc xá B Đại học Quốc Gia, Bến xe Miền Đông mới.

Đối với điểm đầu cuối tuyến trong khu dân cư VinHome Grand Park, chủ đầu tư sẽ xây dựng bến bãi với diện tích 2.400m2, bao gồm 20 vị trí lưu đậu phương tiện và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác phục vụ hoạt động của các tuyến xe buýt điện; 1 deport với diện tích 9.800m2 trong khuôn viên VinHome Grand Park để phục vụ công tác lưu đậu xe qua đêm, nạp điện, bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.

Trước đó, Sở GTVT TP.HCM cũng đã kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho Tập đoàn Vingroup - CTCP thí điểm thực hiện 5 tuyến xe buýt điện trên địa bàn thành phố trong thời gian 12 tháng.

Theo Sở GTVT TP.HCM, việc đầu tư xe buýt điện phù hợp với chủ trương của thành phố nhằm góp phẩn giảm ô nhiễm môi trường, đa dạng hóa phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng sạch, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Mặt khác, lộ trình 5 tuyến trên chủ yếu kết nối khu dân cư mới với các điểm công cộng chưa có xe buýt phục vụ nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động các tuyến xe buýt hiện hữu. Về để xuất trợ giá phù hợp với các quy định hiện hành.

Mỗi xe trị giá khoảng 6,5 tỷ đồng, chạy bằng điện năng, không phát sinh khí thải, hạn chế tiếng ồn, thân thiện môi trường. Dự kiến có 77 xe hoạt động, sức chứa mỗi xe từ 65 – 70 chỗ.

Giá vé dự kiến sau khi có trợ giá trung bình 7.000 đồng/lượt hành khách các tuyến VB01, VB02, VB03 và 5.000 đồng/lượt hành khách đối với các tuyến VB04, VB05. Riêng học sinh, sinh viên giá vé 3.000 đồng/lượt.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư xin được cơ chế trợ giá theo đơn giá cho xe buýt CNG (không xét đến yếu tố chênh lệch giá nhiên liệu CNG), cụ thể đơn giá cho 1km vận doanh là 24.224 đồng/km. Tỷ lệ trợ giá/chi phí bằng 44,1% chi phí hoạt động trong thời gian tối đa 12 tháng kể từ ngày chính thức đưa vào hoạt động. Trường hợp sau 12 tháng thí điểm nếu dừng không cho phép tiếp tục loại hình này thì chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm.

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ