Gỡ nút thắt FDI: Khi nông nghiệp vẫn chỉ là cuộc chơi của các nhà đầu tư trong nước

Nhàđầutư
Năm 2017 được đánh giá là một năm với nhiều điểm sáng ấn tượng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy vậy, vẫn còn những nút thắt cần gỡ để các doanh nghiệp FDI tiếp tục mạnh dạn đầu tư hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới.
HỒ MAI
18, Tháng 02, 2018 | 06:30

Nhàđầutư
Năm 2017 được đánh giá là một năm với nhiều điểm sáng ấn tượng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy vậy, vẫn còn những nút thắt cần gỡ để các doanh nghiệp FDI tiếp tục mạnh dạn đầu tư hơn nữa vào Việt Nam trong thời gian tới.

Dữ liệu tới ngày 20/12/2017 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký năm 2017 đạt 21,27 tỷ USD, tăng 42,3% so với 2016. Tính chung tổng vốn FDI vào Việt Nam (cấp mới, điều chỉnh vốn, mua cổ phần) năm 2017 đạt con số kỷ lục gần 36 tỷ USD, xấp xỉ tăng 45% so với năm 2016. Lĩnh vực được rót vốn nhiều nhất vẫn là công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối, bất động sản... 

Chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đánh giá, 2017 là một năm thành công trong thu hút FDI. Trong đó, nhiệt điện đã có một năm ấn tượng với 3 dự án tỷ đô (Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 - 2,8 tỷ USD, Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 - 2,58 tỷ USD, Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 - 2,07 tỷ USD) nằm trong top những dự án FDI lớn nhất thu hút được trong năm qua.

nguyen van toan

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài  

Phó Chủ tịch VAFIE đánh giá, con số này cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam bởi tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với nhu cầu năng lượng. Hơn nữa trong tương lại giá điện sẽ còn tăng cao hơn nữa cũng tạo dư địa để nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng rót vốn.

Gỡ nút thắt

Tuy nhiên, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng chỉ ra những nút thắt trong thu hút FDI thời gian qua, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù trong năm qua, vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp có khá lên, tuy vậy, ông Toàn cho rằng, trong lĩnh vực này nhà đầu tư nước ngoài vẫn đi sau các nhà đầu tư trong nước.

Vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn có những năm chiếm tỷ trọng rất thấp, không vượt được con số 1% tổng số vốn FDI vào Việt Nam (năm 2014 là 0,5%, năm 2015 là 1%, 2016 là 0,4%, năm 2017 là 1,1%).

Thu hút FDI vào nông nghiệp chỉ ở những dự án nhỏ lẻ, tập trung vào chế biến thủy sản, hoa quả tại một số địa phương. Chưa có đại gia ngoại nào nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp bằng việc bỏ vốn trồng rau quả quy mô lớn tại Việt Nam theo hình thức đầu tư công nghệ cao, hữu cơ.

Trong khi đó, trong vài năm gần đây, nhận biết được xu thế cùng với sự chuyển đổi chính sách đối với phát triển nông nghiệp, các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các tập đoàn lớn đã đón bắt cơ hội đầu tư vào nông nghiệp với nhiều dự án có số vốn đến hàng nghìn tỷ đồng, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

trang-trai-bo-th-2-2232

Trang trại bò sữa của Tập đoàn TH tại Nghệ An.  

Hoàng Anh Gia Lai là một trong những tập đoàn đi tiên phong trong đầu tư vào nông nghiệp. Sau đó là các tập đoàn như nhân như Vingroup, TH True Milk, Vinamilk, Hòa Phát, Pan Group, FPT... cũng đã bước đầu gặt hái thành công. 

Việc thu hút dòng vốn FDI vào nông nghiệp vẫn còn gặp khó, được cho là xuất phát từ các yếu tố như cơ sở hạ tầng, tích tụ đất đai, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp nguyên liệu, quy mô sản xuất...

Mặc dù chủ trương kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước vào ngành nông nghiệp đang được Chính phủ ưu tiên với nhiều chính sách về đất, thuế quan và thị trường nhưng số vốn đầu tư vào ngành vẫn chậm thay đổi. Điều các doanh nghiệp ngoại quan tâm hiện nay chính là phát triển theo chuỗi nông nghiệp hàng hóa và đất sống cho nông nghiệp hữu cơ để giúp sản phẩm tiêu thụ tại trong nước hoặc xuất khẩu.

Xây dựng lòng tin

Nút thắt FDI không chỉ vướng ở tỷ trọng vốn vào ngành nông nghiệp, một vấn đề nữa cũng được ông Nguyễn Văn Toàn đưa ra, đó là: Vì sao vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam lại ít như vậy?

Được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều thế mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ hấp dẫn được các quốc gia châu Á, còn các quốc gia đến từ Mỹ hay châu Âu chưa “mặn mà” đầu tư vào Việt Nam.

"Không phải từ thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, mà từ thời ông Obama cũng như vậy. Đầu tư nước ngoài của Mỹ đạt khoảng 300 tỷ USD. Trong khi đó vốn đầu tư lũy tiến của Mỹ vào Việt Nam đến nay mới đạt 10 tỷ USD. Đó là một tỷ lệ rất thấp và chúng ta cần đặt dấu hỏi", ông Nguyễn Văn Toàn nêu vấn đề.

Theo ông Toàn, "nút thắt" này mắc ở chỗ, "chưa có một lòng tin chiến lược" của nhà đầu tư Mỹ đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các nhà đầu tư còn chưa yên tâm về các vấn đề như tham nhũng, chi phí không chính thức, thủ tục hành chính... tại Việt Nam. 

"Các chi phí không chính thức không phù hợp với nhà đầu tư Mỹ, đôi khi nó phù hợp với các nhà đầu tư dùng bên thứ 3 để trả các chi phí không chính thức này như thuê thầu phụ. Mỹ lại không làm như vậy bởi với pháp luật của Mỹ liên đới đến chuyện tiếp tay cho tham nhũng thì coi như là đã vi phạm pháp luật", ông Toàn nói.

Ngoài ra, Phó chủ tịch VAFIE cũng cho biết, hiệp định thương mại Việt Nam - EU đã được ký kết nhưng vẫn chưa được phê duyệt. Hiệp định này sẽ được phê chuẩn cũng như có hiệu lực khi nhận được sự đồng ý của quốc hội mỗi nước thuộc liên minh này. Trong đó, Đức là quốc gia quan trọng nhất.

Hiện nay, Quốc hội Đức đã thỏa thuận xong, theo ông Toàn, đó là tín hiệu tốt bởi khi chính trị ổn định, Đức sẽ xem xét phê duyệt Hiệp định Việt Nam - EU, và khi đó các nước khác cũng sẽ phê duyệt. Khi đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài từ EU vào Việt Nam sẽ được tạo thuận lợi hơn nữa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ