Giữ chính sách lãi suất tiền gửi USD 0%: Nên hay không?

Nhàđầutư
Mới đây, khi Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ công bố việc người Việt bỏ ra 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ, nhiều ý kiến lo ngại nguy cơ chảy máu ngoại tệ. Một lần nữa, chính sách giữ lãi suất USD 0% của Ngân hàng Nhà nước lại đứng trước thử thách.
ĐÌNH VŨ
10, Tháng 08, 2017 | 11:31

Nhàđầutư
Mới đây, khi Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ công bố việc người Việt bỏ ra 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ, nhiều ý kiến lo ngại nguy cơ chảy máu ngoại tệ. Một lần nữa, chính sách giữ lãi suất USD 0% của Ngân hàng Nhà nước lại đứng trước thử thách.

lai-suat-huy-dong-usd-dung-hay-sai

 Giữ chính sách lãi suất tiền gửi USD 0%: Nên hay không?

Trước những ý kiến trái chiều về lãi suất tiền gửi USD 0%, gần đây trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu phương án huy động ngoại tệ trong dân.

Trong khi đó, NHNN liên tục đưa ra các thông tin nhằm khẳng định chính sách lãi suất tiền gửi USD 0% đang phát huy hiệu quả tích cực. Mới đây, trên website chính thức của mình, NHNN lại tiếp tục đưa ra thông điệp rõ ràng hơn về vấn đề này. Theo đó, NHNN khẳng định: "Nhờ kiên định theo đuổi chính sách chống đô la hóa nên những năm gần đây thị trường dần đi vào ổn định".

Khi bàn đến chính sách huy động ngoại tệ, có một câu hỏi đang được giới chuyên gia kinh tế (và cả nhà làm chính sách) đặt ra là liệu có nên tăng lãi suất huy động đồng USD hay không. Một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng hay giữ nguyên lãi suất huy động USD đều có lý do và có tính hai mặt của nó. Vấn đề là cân nhắc đưa ra phương án nào cho tối ưu nhất.

Đích đến của chính sách lãi suất là cần đảm bảo người dân nắm giữ VND phải có lợi hơn cầm USD. Để đảm bảo nguyên tắc này, lãi suất tiền gửi VND phải cao hơn nhiều so với lãi suất USD. Còn nếu tăng trần lãi suất tiền gửi USD để huy động nguồn tiền trong dân, có thể sẽ tạo tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ, từ đó tác động bất lợi lên tỷ giá và mặt bằng lãi suất VND.

Khi đó người dân và doanh nghiệp sẽ là đối tượng bị tác động bất lợi, chứ không được thuận lợi như khi được hưởng chênh lệch lãi suất tốt như hiện nay - vị chuyên gia trên cảnh báo và nhấn mạnh các giải pháp chính sách cần được thực hiện theo hướng nhất quán, không nên để tình trạng đô la hóa tăng cao trở lại. Thực tế, nước láng giềng Campuchia đang phải đau đầu xử lý tình trạng đô la hóa cao trong nền kinh tế nước này.

Trong khi đó, việc áp dụng chính sách lãi suất tiền gửi USD 0% cũng không ảnh hưởng đáng kể đến dòng vốn nước ngoài và kiều hối về Việt Nam tại thời điểm này. Bởi, nguồn vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu dựa trên lợi thế môi trường đầu tư thuận lợi, lợi thế so sánh của nền kinh tế chứ không phụ thuộc nhiều vào lãi suất tiền gửi. Còn với vốn FII thì theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam phải bán ngoại tệ lấy VND để đầu tư.

Hay như đối với nguồn kiều hối, tuy là kênh tiềm năng, nhưng mục đích của nó chủ yếu là giúp đỡ thân nhân trong nước mà không nhằm mục đích kinh doanh, đầu cơ nên chính sách lãi suất 0% cũng không làm suy giảm nguồn kiều hối. Thực tế lượng kiều hối về Việt Nam vẫn tăng đều ngay cả khi lãi suất huy động USD là 0%.

Thời gian qua NHNN đã kiên định trong điều hành chính sách tỷ giá, lãi suất ổn định, lạm phát thấp… nên người dân cũng yên tâm hơn về giá trị của đồng nội tệ. Thay vì giữ đồng bạc xanh và tài sản khác với mục đích phòng thân, người dân đã “quy đổi” ra VND gửi tiết kiệm với lãi suất tốt hơn. Chính vì thế, thời gian qua NHNN đã mua lại được lượng ngoại tệ lớn từ thị trường, củng cố dự trữ ngoại hối đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Ở chiều ngược lại, một lượng vốn lớn bằng đồng VND đi vào hệ thống ngân hàng và chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đây chính là một cách huy động nguồn lực ngoại tệ hữu hiệu mà NHNN đã làm tốt trong thời gian qua, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Một minh chứng là đến thời điểm này, tín dụng cho toàn nền kinh tế tăng trưởng xấp xỉ 10%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. 

Cho rằng chính sách lãi suất huy động tiền gửi USD 0% không phải là quá hoàn hảo cho tất cả. Song, hiện tại, theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành, NHNN đang phải thực hiện rất nhiều mục tiêu, nên các chính sách đưa ra phải hết sức thận trọng.

“Tính nhạy của thị trường tiền tệ thường lớn hơn nhiều so với các thị trường khác mà chúng ta phải đảm bảo sự lành mạnh, ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng. Do đó, bước đi và cách làm phải rất thận trọng” - ông Thành nhấn mạnh và lưu ý thêm: ngay cả thông điệp truyền thông cũng không nên đưa ra quá nhiều đồn đoán khi thấy áp lực của Chính phủ đang đặt ra đối với nhà điều hành chính sách tiền tệ. Như vậy, vừa làm khó cho thực thi chính sách tiền tệ và ứng xử của NHNN, vừa ảnh hưởng đến mục tiêu chung của cả nền kinh tế.

Thực tế cho thấy trong điều kiện hiện nay, chính sách lãi suất 0% đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ vẫn đang phát huy tác dụng tích cực, tỷ giá và thị trường đang diễn biến thuận lợi. NHNN khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi sát các diễn biến trên thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô để linh hoạt điều chỉnh quy định lãi suất USD với liều lượng, kỳ hạn phù hợp với tổng thể các công cụ chính sách nhằm góp phần đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong đó, điều hành lãi suất đảm bảo chênh lệch lợi tức nắm giữ VND hợp lý nhằm tiếp tục nâng cao vị thế của VND; tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt trên cơ sở tham chiếu diễn biến thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá thị trường quốc tế, các cân đối kinh tế vĩ mô… Kiên trì thực hiện chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang mua - bán ngoại tệ, chống đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ