Giảm mạnh nhất 18 tuần, chứng khoán Việt sẽ về đâu?

Nhàđầutư
Tính chung tuần này, VN-Index có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. Chỉ số chính bị "thổi bay" 96 điểm so với cuối tuần trước.
KHÁNH AN
08, Tháng 10, 2022 | 07:30

Nhàđầutư
Tính chung tuần này, VN-Index có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. Chỉ số chính bị "thổi bay" 96 điểm so với cuối tuần trước.

Empty

Các công ty chứng khoán dự báo thị trường vẫn trong xu hướng giảm. Ảnh Gia Huy.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần kém tích cực với hàng loạt các cổ phiếu nhóm ngành giảm mạnh.

Theo đó, VN-Index rơi mạnh ngay phiên giao dịch thứ Hai đầu tuần khi mất gần 46 điểm. Chỉ số tiếp tục giảm điểm trước khi hồi phục vào phiên thứ Tư (5/10/2022). Tuy nhiên, mức độ hồi phục này là không đủ khi ở hai phiên giao dịch cuối tuần chứng khoán lại đỏ lửa. Riêng phiên 7/10, chỉ số chính mất hơn 38 điểm khi nhà đầu tư đua nhau xả hàng, dẫn đến số lượng cổ phiếu giảm gấp 8 lần cổ phiếu tăng.

Kết thúc tuần giao dịch (3-7/10), VN-Index giảm 96,2 điểm (-8,5%) xuống 1.035,91 điểm, mức giảm này chỉ thua kém tuần (9-13/5) với tỷ lệ 11%. Ở các chỉ số thị trường khác, HNX-Index giảm 24,16 điểm (-9,7%) xuống 226,09 điểm. Giá trị giao dịch trên HoSE tăng 12,8% so với tuần trước đó lên 68.277 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 18,1% lên 2.841 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 17,6% so với tuần trước đó xuống 5.360 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 6,3% xuống 311 triệu cổ phiếu.

Về mức độ ảnh hưởng, các Large Cap như VCB, MSN, BID, HPG hay TCB có tác động tiêu cực nhất kéo VN-Index giảm mạnh trong tuần qua. Ở chiều ngược lại, bộ đôi nhà Vingroup là VIC và VHM là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất khi góp gần 9 điểm tăng cho chỉ số này.

Với mức giảm điểm mạnh trên cả hai sàn trong tuần qua thì toàn bộ các nhóm ngành đều sụt giảm về vốn hóa. Riêng nhóm ngân hàng giảm 11,8% và là một trong những nguyên nhân chính kéo thị trường giảm mạnh, tiêu biểu như VCB (-8,9%), CTG (-14%), BID (-13,9%), TCB (-16,2%)…duy nhất cổ phiếu EIB đi ngược dòng với mức tăng 8,77%.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên hai sàn với giá trị ròng đạt 615,53 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, HPG là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 33 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là STB và DXG với lần lượt 20,2 triệu cổ phiếu và 7,7 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, FUEVFVND là mã được mua ròng nhiều nhất với 7,6 triệu chứng chỉ quỹ.

Về phần mình, khối tự doanh công ty chứng khoán ghi nhận 4/5 phiên bán ròng với tổng giá trị 1.319 tỷ đồng, trong đó FUEVFVND bị bán mạnh nhất.

Xu hướng giảm vẫn còn?

SHS đánh giá, xu hướng giá và tâm lý của thị trường hiện tại đang khá tương đồng với tuần giảm điểm mạnh tháng 3/2020. Vì vậy có thể hy vọng thị trường sẽ dần phân hóa, áp lực bán giải chấp, rút vốn sẽ giảm dần trong 1-2 tuần tới tại vùng hỗ trợ đỉnh giá cao nhất năm 2019 là 1.000-1.030 điểm.

Theo nhóm phân tích này, trong ngắn hạn tâm lý thị trường vẫn rất bi quan, mức độ sợ hãi tương đương các thời điểm khủng hoảng. Xu hướng ngắn và trung hạn của chỉ số chính vẫn đang suy giảm và để thị trường có thể cân bằng trở lại thì các áp lực bán cần giảm bớt đồng thời diễn biến lãi suất, tỷ giá cũng cần ổn định trở lại. Nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỉ trọng hợp lý, chờ thêm các thông tin mới về báo cáo quí III/2022 của doanh nghiệp, cũng như xu hướng của thị trường chung cải thiện mới xem xét gia tăng thêm tỉ trọng đầu tư.

Về góc nhìn kỹ thuật, VCBS nhận định VN-Index đã xuyên thủng qua mốc 1.050 điểm và chưa có tín hiệu chững lại, việc tiếp tục giảm điểm mạnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Xét về khung đồ thị tuần, VN-Index đang bước vào nhịp sóng 3 trong chu kỳ giảm và đang hướng về về khu vực quanh 995 điểm. Nếu tình hình tệ hơn, thì xác suất chỉ số chung lùi sâu về khu vực 900 điểm là điều cần được tính đến. VCBS giữ nguyên quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư không bắt đáy sớm, kiên nhẫn chờ đợi chỉ số xuất hiện chuỗi phiên tích lũy lại để tạo điểm cân bằng để hạn chế tối đa rủi ro.

Ở góc nhìn thận trọng, BSC xây dựng hai kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 10, VN-Index có thể lên mức 1.180 điểm hoặc giảm sâu về ngưỡng 1.000 điểm.

Cụ thể, với kịch bản tích cực, BSC cho rằng tâm lý có thể ổn định trở lại sau chuỗi giảm điểm kéo dài trong tháng 9 kết hợp cùng thanh khoản có dấu hiệu cải thiện với lực cầu tham gia tốt khi chỉ số và các nhóm cổ phiếu đã ở vùng định giá hấp dẫn. Theo đó, VN-Index có thể quay trở lại vùng 1.150-1.180 điểm.

Trong kịch bản tiêu cực hơn, nếu tâm lý bi quan và tiêu cực về nỗi lo suy thoái kinh tế thế giới cũng như các thông tin không mấy tích cực xuất hiện nhiều hơn có thể khiến hoạt động rút vốn khỏi thị trường chứng khoán tiếp tục diễn ra để hướng đến các kênh tài sản ít rủi ro hơn. Nhịp độ tăng lãi suất của các NHTW trong công cuộc chống lạm phát chưa có dấu hiệu dừng lại bên cạnh tín hiệu khởi sắc từ nền kinh tế Trung Quốc chưa thực sự rõ rệt. Mặt khác, căng thẳng địa chính trị Nga-Ukraine đang bước vào giai đoạn mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ tác động tiêu cực đến thế giới. Trong bối cảnh đó, VN-Index dự báo dao động trong vùng 1.000 - 1.050 điểm, tương ứng mức chiết khấu tới hơn 130 điểm trong tháng 10.

Trong khi đó nhóm phân tích của SSI Research cho rằng vận động của VN-Index trong tháng 10 sẽ được quyết định bởi vùng quan sát quan trọng 1.100 điểm.

Nếu duy trì ổn định được trên vùng này, theo SSI, nhiều khả năng VN-Index sẽ hình thành một nhịp hồi phục với vùng mục tiêu 1.142 – 1.150 điểm (vùng đáy ngắn hạn tháng 7). Ngược lại, khi mốc 1.100 điểm bị xuyên thủng, chỉ số có thể sẽ tìm điểm cân bằng và hồi phục trở lại từ nền hỗ trợ cứng 1.025 – 1.000 điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ