Geleximco đề xuất xây dựng sân bay Long Thành: Chuyên gia kinh tế nói gì?

Nhàđầutư
Đã có nhiều tai tiếng với nhà thầu Trung Quốc vì có một số dự án chậm tiến độ, đội vốn lớn. Vì thế, dư luận đặt câu hỏi, với một dự án lớn như sân bay Long Thành có nên để nhà thầu Trung Quốc tham gia hay không?
BẢO ANH - PHAN CHÍNH
03, Tháng 09, 2017 | 14:39

Nhàđầutư
Đã có nhiều tai tiếng với nhà thầu Trung Quốc vì có một số dự án chậm tiến độ, đội vốn lớn. Vì thế, dư luận đặt câu hỏi, với một dự án lớn như sân bay Long Thành có nên để nhà thầu Trung Quốc tham gia hay không?

long-thanh-03-2-1493541521-1503575739

Mô hình dự án sân bay Long Thành 

Về vấn đề  này, TS Lưu Bích Hồ - Chuyên gia kinh tế - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT) cho rằng đây là một đề xuất "cũng tốt thôi" vì lúc này chúng ta đang cần phải xây dựng sân bay Long Thành theo chủ trương thu hút vốn đầu tư ngoài xã hội, bao gồm cả vốn từ nước ngoài. "Theo tôi đây cũng là một đề xuất nằm trong khuôn khổ chủ trương hợp tác về xây dựng cơ sở hạ tầng của chúng ta", TS Lưu Bích Hồ nói.

Theo TS Hồ, vấn đề là chúng ta phải xem xét kỹ các khâu từ chủ trương, triển khai thực hiện, giám sát thực hiện... phải thực sự chặt chẽ, bảo đảm giá thành, tiến độ, chất lượng, môi trường, hiệu quả.

Hiện nay, về cơ sở pháp lý tương đối tốt, không có vấn đề gì khiến chúng ta phải lo lắng. Tất nhiên chỗ nào chưa hoàn thiện, chúng ta sẽ hoàn thiện và bổ sung thêm.

Vấn đề là tuỳ thuộc vào từng công trình, dù có quy định rồi nhưng không phải cứ thế thực hiện nhất loạt như nhau ở tất cả các công trình, các dự án. Vì mỗi dự án có đặc thù, đặc điểm của nó mà chúng ta phải xem xét cụ thể cho phù hợp. "Vấn đề bảo đảm được hay không, không phải chủ yếu dựa vào năng lực, cái chính chúng ta phải có tinh thần, trách nhiệm tốt, phải minh bạch trong quá trình quản lý", TS Hồ nói.

Trả lời câu hỏi: "Nếu Chính phủ chấp thuận cho Tập đoàn Geleximco triển khai dự án, theo ông cần làm gì để dự án không rơi vào tình trạng đội vốn và chấm tiến độ như những dự án khác có doanh nghiệp Trung Quốc tham gia?". TS. Lưu Bích Hồ nói: "Quan trọng nhất là khâu thẩm định dự án, xem xét thật cẩn thận và phải công khai, minh bạch, phải đầy đủ thủ tục và thực hiện đúng theo quy trình. Tôi nhấn mạnh thêm một điều nữa là việc thẩm định dự án phải có một hội đồng tốt, có chuyên gia các lĩnh vực liên quan cả trong bộ máy Nhà nước và chuyên gia tư vấn bên ngoài. Thậm chí, nếu cần, chúng ta mời thêm các chuyên gia nước ngoài".

Geleximco bắt tay với nhà đầu tư nào của Trung Quốc?

Ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco và ông Chen Yi Long - Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang (KAIDI) của Trung Quốc đề xuất Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) theo hình thức PPP.

Tự giới thiệu có kinh nghiệm và có khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án, lãnh đạo hai doanh nghiệp này cam kết xây đựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đại và văn minh. Về tiến độ xây dựng, hai nhà đầu tư này đưa ra là 3-5 năm với "giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại".

Trong văn bản gửi tới Thủ tướng, lãnh đạo Geleximco giới thiệu họ có mối quan hệ chặt chẽ với KAIDI Dương Quang trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Tập đoàn này cũng nói rằng mình có mối quan hệ với các quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc (Hoa Dung) là một công ty nhà nước với tổng tài sản đạt trên 250 tỉ USD hay Công ty TNHH cổ phần Đầu tư Dân Sinh, IDG...

Đến nay, Gleximco và đối tác đã thành lập một Quỹ đầu tư trị giá 15 tỉ USD và bắt đầu giải ngân giai đoạn đầu khoảng 6 tỉ USD.

Mối lo đội vốn, chậm tiến độ

Trước đề xuất của Geleximco, dư luận băn khoăn vì thực tế nhiều dự án có sự tham gia của nhà thầu đến từ Trung Quốc trong thời gian qua luôn chậm tiến độ, đội vốn và thiếu an toàn trong thi công.

Điển hình là hai tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội liên tục đội vốn, đang gánh nợ nhà thầu và lãi vay lớn, không hoàn thành tiến độ đề ra khiến dư luận bức xúc.

Theo kế hoạch, đầu tháng 10/2017, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ đóng điện để vận hành thử toàn trên hệ thống nhưng đến thời điểm này rất khó hoàn thành.

Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD vay ưu đãi, lãi suất 3% và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua 4%), vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.

Đến năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án tăng lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD). Thủ tục vay vốn bổ sung đối với phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD, dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 3 nhưng đến nay, phía Trung Quốc mới tiếp tục đồng ý cho vay.

Hiện tại, khối lượng xây lắp tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 90%. Trong đó, phần hạ tầng chạy tàu như trụ cầu khu gian, kết cấu các nhà ga... đã cơ bản hoàn thành. Với những gì đang diễn ra, dự án khó có thể xong đúng tiến độ vào tháng 10 tới.

metro-9-0853

Một dự án giao thông đô thị ở Hà Nội có sự tham gia của nhà thầu đến từ Trung Quốc 

Ban Quản lý dự án (QLDA) Đường sắt - Bộ GTVT cho rằng nếu tiếp tục chậm tiến độ, dự án sẽ đứng trước nhiều thách thức, trong đó có tình trạng đội vốn vì lãi suất tăng từng ngày. Cụ thể, với số vốn 669,62 triệu USD đã vay từ Trung Quốc, theo tỉ giá hiện nay tương đương 14.718 tỉ đồng, chỉ tính lãi vay thấp nhất (3%/năm), mỗi ngày dự án phải trả lãi ít nhất 1,2 tỉ đồng. Số lãi này chưa tính vốn đối ứng 198,42 triệu USD từ ngân sách để thi công dự án.

Đối với lần tăng vốn thêm 315,18 triệu USD (được đưa ra vào năm 2013, quyết định năm 2016) nêu trên, nguyên nhân chủ yếu cũng là do chậm tiến độ dẫn đến trượt giá và điều chỉnh thiết kế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ