[Gặp gỡ thứ Tư] Phó Tổng giám đốc Thường trực ACB: Loạt hợp đồng thế chấp có nguy cơ bị tuyên vô hiệu

Nhàđầutư
Ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc Thường trực Ngân hàng ACB nhìn nhận nguy cơ ngân hàng được xem xét lại bên thứ ba không ngay tình rất cao, có nguy cơ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, từ đó ảnh hưởng đến việc xử lý nợ xấu.
KHÁNH AN
24, Tháng 05, 2023 | 08:35

Nhàđầutư
Ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc Thường trực Ngân hàng ACB nhìn nhận nguy cơ ngân hàng được xem xét lại bên thứ ba không ngay tình rất cao, có nguy cơ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, từ đó ảnh hưởng đến việc xử lý nợ xấu.

346116634_270891112055301_656091

Ông Bùi Tấn Tài, Phó tổng giám đốc Ngân hàng ACB. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, khi mang lại nguồn thu nhập lớn song cũng sẽ là rủi ro nhất cho ngân hàng trong trường hợp không thể xử lý, thu hồi nợ.

Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc Thường trực Ngân hàng ACB.

Vướng mắc liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng ACB hiện nay là gì, thưa ông?

Ông Bùi Tấn Tài: Vướng mắc liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo của ACB cũng như các ngân hàng khác, đó là cơ chế xử lý hiện nay không đảm bảo quyền lợi của người cho vay. Mặc dù có Nghị quyết 42 song việc thực thi gặp rất nhiều vấn đề.

Một trong những khó khăn lớn nhất là thu giữ tài sản bảo đảm, bên cạnh đó, việc xác định giá trị khoản nợ theo giá thị trường để làm cơ sở mua, bán nợ gặp nhiều khó khăn khi định giá khoản nợ được các tổ chức thẩm định giá thực hiện nhưng chưa có một chuẩn mực thống nhất, có nhiều khác biệt về phương pháp thẩm định; chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong thủ tục thuế khi sang tên cho người mua tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn rất hạn chế, thực tế hiện nay chưa có nhiều vụ án được áp dụng tranh chấp theo thủ tục rút gọn.

Tại sao việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm ở tòa án lại chưa hiệu quả?

Ông Bùi Tấn Tài: Rất khó áp dụng thủ tục xử lý rút gọn do phải thỏa mãn nhiều điều kiện. Đơn cử như việc tài sản/người quản lý sử dụng/hiện trạng tài sản thay đổi sẽ dẫn đến không đủ điều kiện... Thực tế, hiện nay đang phát sinh nhiều dạng tranh chấp rất đời thường như giữa chủ cũ và chủ mới, các bên tặng cho, tài sản thế chấp bán vi bằng cho người khác, tranh chấp hủy hợp đồng chuyển nhượng do chủ cũ vay tiền của chủ sở hữu mới... Với rất nhiều dạng tranh chấp như này, nhiều đối tượng thậm chí đang lợi dụng quy định về tranh chấp để trì hoãn việc xử lý nợ xấu của ngân hàng.

Đặc biệt, các ngân hàng đang đứng trước rủi ro lớn vì hàng loạt hợp đồng thế chấp có nguy cơ bị tuyên vô hiệu. Cụ thể, tháng 8/2021, TAND tối cao ban hành công văn số 02 về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử. Trong đó có hướng dẫn về việc xác định tổ chức tín dụng (TCTD) có là người thứ ba ngay tình hay không và hiệu lực của hợp đồng thế chấp tài sản.

Quá trình giải quyết tranh chấp, tòa án tiến hành thẩm định tại chỗ tài sản tranh chấp (TSTC) ghi nhận việc chủ sở hữu cũ hoặc người thứ ba đang sinh sống, quản lý, sử dụng TSTC và triệu tập các cá nhân này tham gia tố tụng; trường hợp chủ sở hữu cũ có lời khai bất lợi cho TCTD như: TCTD không tiến hành thẩm định tài sản, chủ sở hữu cũ không biết việc thế chấp tài sản và có đơn yêu cầu độc lập yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Tòa án yêu cầu TCTD cung cấp hồ sơ thẩm định tài sản khi nhận thế chấp như: tờ trình định giá TSTC, biên bản thẩm định TSTC, căn cứ chứng minh việc chủ sở hữu cũ biết việc thế chấp tài sản. Trong trường hợp TCTD không cung cấp được thì có thể tòa án nhận định bất lợi cho TCTD, chấp nhận đơn yêu cầu độc lập của chủ sở hữu cũ và tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Cho đến nay, pháp luật cho phép TCTD có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay, tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình (theo quy định tại khoản 1 Điều Luật các TCTD), và chỉ quy định TCTD phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ của TCTD, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh.

Quy định pháp luật về thẩm định và quyết định cho vay còn được nêu tại Điều 15 Quy chế cho vay, theo đó, TCTD xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay, không bắt buộc TCTD phải áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản.

Thứ hai, pháp luật cũng không quy định bắt buộc TCTD khi thẩm định tài sản phải xác định mối quan hệ giữa người đang thực tế quản lý, sử dụng tài sản với chủ sở hữu tài sản có tên trên Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu. Mục đích của việc thẩm định tài sản chỉ nhằm xác định giá trị của tài sản để làm cơ sở TCTD xem xét mức cấp tín dụng cho khách hàng vay. Do đó, mỗi TCTD sẽ có quy định riêng về nghiệp vụ, phương pháp thẩm định và tự tiến hành thẩm định tài sản.

Về mặt pháp lý, ngân hàng khi nhận tài sản thế chấp đều được thực thi theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên nguy cơ ngân hàng được xem xét lại bên thứ ba không ngay tình rất cao, có nguy cơ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, ảnh hưởng lớn đến việc xử lý nợ xấu. Trong đó khái niệm về bên thứ ba ngay tình, Bộ luật Dân sự cũng đã quy định rõ, 2 điều kiện chính là ngân hàng thực hiện đúng thủ tục đăng ký thế chấp và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, tài sản trong lúc thế chấp có sự thay đổi nhưng trong thỏa thuận ngay từ đầu giữa TCTD và khách hàng là nếu khi xử lý các tài sản liên quan đến đất và trên đất sẽ đều thuộc quyền xử lý của ngân hàng. Nhưng trên thực tế, ngân hàng chỉ được phát mãi quyền sử dụng đất mà không thể xử lý tài sản trên đất phát sinh. 99% hồ sơ mà ACB đi khởi kiện đều gặp phải đó là khách hàng chậm trả lãi bị phạt theo thỏa thuận và quy định, nhưng tòa giải thích tính là "lãi chồng lãi".

Thẩm định giá các khoản nợ xấu là thủ tục có vai trò quan trọng, tuy nhiên đến nay chưa có quy định cụ thể. Ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

Ông Bùi Tấn Tài: Theo quy định hiện tại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định khi TCTD muốn bán nợ thì phải có định giá khoản nợ và phải có hội đồng bán nợ. NHNN giao TCTD tự xây dựng việc định giá và chịu trách nhiệm về vấn đề này. ACB cũng có quy định riêng và được Hội đồng quản trị thông qua.

Vì thị trường hình thành theo quy tắc thuận mua vừa bán nên nếu bên mua nợ có phương pháp định giá riêng thì họ tự chịu trách nhiệm, nếu mức giá bên bán đưa ra phù hợp thì việc mua bán nợ sẽ thành công. Trong trường hợp bên mua nợ không có định giá thì có thể tham khảo định giá của bên thứ ba độc lập, có chức năng, để đưa ra quyết định về mức giá mua vào.

Xin cảm ơn ông!

Nhằm góp ý, nâng cao chất lượng của dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi, đặc biệt hành lang pháp lý cho vấn đề xử lý nợ xấu, ngày 17/5/2023 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn đã tổ chức Hội thảo "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các TCTD (sửa đổi)".

Hội thảo ghi nhận ý kiến của đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các Ủy ban Kinh tế, Pháp luật của Quốc hội, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, Hiệp hội Ngân hàng, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý và các ngân hàng thương mại.

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ