Xử lý nợ xấu: Vướng nhiều quy định pháp luật, cần khung khổ pháp lý đủ mạnh

Nhàđầutư
Hội thảo nhằm góp ý, nâng cao chất lượng Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, trong đó, tập trung vào những vướng mắc, khó khăn của các TCTD trong xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản đảm bảo.
NHÓM PHÓNG VIÊN
17, Tháng 05, 2023 | 08:25

Nhàđầutư
Hội thảo nhằm góp ý, nâng cao chất lượng Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, trong đó, tập trung vào những vướng mắc, khó khăn của các TCTD trong xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản đảm bảo.

hoi-thao

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn cho biết: Luật Các tổ chức tín dụng sau 12 năm ban hành và 1 lần sửa đổi đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

346115214_1231899990817950_7487543879228458800_n

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn. Ảnh Trọng Hiếu

Theo báo cáo của NHNN, lũy kế từ tháng 8/2017 đến cuối tháng 1/2023, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 416 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42; trung bình khoảng 6,3 nghìn  tỷ đồng/tháng, cao hơn nhiều so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ năm 2012 - 2017 trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng/tháng).

Cùng với Luật các TCTD, ngày 15/8/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, tạo ra khung khổ pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các TCTD, Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).

Việc thực hiện Nghị quyết số 42 đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC cũng đạt kết quả tích cực. Lũy kế từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến cuối tháng 12/2022, VAMC đã xử lý ước đạt 276,5 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc, gấp 4,9 lần so với tổng dư nợ gốc xử lý giai đoạn 2013 - 2016.

Mặc dù, việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng trước những diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, khả năng thanh toán của nhiều doanh nghiệp suy giảm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng.

346115852_549491697350921_6847609207887356604_n

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tham dự hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống đến cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021.

Tổng nợ xấu gộp (nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng) đến cuối tháng 2/2023 ước chiếm 5%/tổng dư nợ - gần tương đương với tỷ lệ nợ xấu nền kinh tế phải đối diện khi Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực. 

Trong khi đó, Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3%.

Đây là mục tiêu đầy thách thức và để đạt được, đòi hỏi phải tạo hành lang pháp lý đồng bộ, mang tính đột phá và thực tiễn cho vấn đề xử lý nợ xấu.

346123043_2482416038572517_4029341321475002274_n

Các ý kiến tại hội thảo nhằm góp ý cho Dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu. Ảnh: Trọng Hiếu.

Để đáp ứng yêu cầu này và không tạo khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến. Theo đó, đã bổ sung thêm 1 chương quy định về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.

Cụ thể, chương XI trong dự thảo Luật sửa đổi gồm 9 điều liên quan đến các nội dung: khái niệm nợ xấu; bán nợ xấu và tài sản bảo đảm; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính; và chuyển nhượng tài sản bảo đảm.

Việc bổ sung các quy định này nhận được sự ủng hộ của các ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đối với nội dung của các quy định cụ thể, vẫn còn những ý kiến khác nhau.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp tỏ ra băn khoăn về việc một số nội dung của Nghị quyết 42 đã không được đưa vào dự thảo Luật TCTD như: xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên, phân bổ lãi dự thu, quy định về áp dụng thủ tục xét xử rút gọn…

Những nội dung này sẽ được quy định tại văn bản pháp luật nào và khi nào được ban hành là vấn đề đang được các ngân hàng và doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi), đặc biệt góp ý về các quy định liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, hôm nay, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo "Vấn đề xử lý nợ xấu trong Luật Các TCTD (sửa đổi)".

Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, Bộ Tư pháp, Hiệp hội Ngân hàng, các chuyên gia tài chính, chuyên gia pháp lý, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp.

Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tin tưởng với kiến thức, hiểu biết và ý thức trách nhiệm của mình, các chuyên gia sẽ thảo luận, đề xuất được các giải pháp thiết thực, hữu ích nhằm góp ý cho Dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Thông tin về Hội thảo được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Nhadautu.vn và chuyên trang tiếng Anh Theinvestor.vn.

PHẦN I: THAM LUẬN

Thực trạng nợ xấu rất đáng lo ngại

Trình bày tham luận "Những vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Đề xuất các giải pháp tháo gỡ, sửa đổi trong Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi)" tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho biết: Từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (ngày 15/8/2017) đến cuối tháng 1/2023, toàn hệ thống đã xử lý được 416 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 đạt 211,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,9% tổng nợ xấu đã xử lý).

346116429_1718452851934664_3187793207144468105_n

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA). Ảnh Trọng Hiếu

Ngoài ra, xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 122,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 29,3% tổng nợ xấu đã xử lý). Xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 19,7%).

Thực trạng nợ xấu của các TCTD hiện nay rất đáng lo ngại, trong bối cảnh doanh nghiệp rất khó khăn, kinh tế toàn cầu có biểu hiện suy thoái. Cụ thể, những tháng đầu năm 2023, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động của kinh tế toàn cầu.

Trước bối cảnh đó, các ngân hàng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động, như mặt bằng lãi suất ngân hàng đã hạ nhiệt đáng kể sau quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên mức lãi suất huy động và cho vay hiện nay vẫn ở mức cao do thực tế tốc độ huy động vốn vẫn tăng trưởng thấp hơn tín dụng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên khả năng hấp thụ vốn thấp, dẫn đến tín dụng tăng trưởng chậm lại. Đến ngày 20/4/2023, tăng trưởng tín dụng đạt trên 12,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2022, nhưng thấp hơn nhiều so với năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,46%).

Chất lượng tài sản suy giảm, vấn đề kiểm soát nợ xấu của NHTM gặp nhiều khó khăn. Việc bán tài sản bảo đảm, đặc biệt là các khoản nợ lớn cần tổ chức bán nợ theo giá thị trường khó thực hiện trong điều kiện thị trường bất động sản đóng băng;

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhưng đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng trả nợ các khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, trong khi việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 đã hết hiệu lực…

Ngoài ra, việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ trên thực tế gặp nhiều vướng mắc; Hành lang pháp lý cho hoạt động xử lý nợ còn chưa đồng bộ, thống nhất; Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật khác.

“Một số doanh nghiệp cho biết họ đã hết nguồn lực, điều này dẫn đến ngân hàng gặp khó khi thu hồi các khoản nợ. Tỷ lệ nợ xấu theo tôi thời gian tới sẽ tiếp tục tăng”, ông Hùng nói.

Do vậy, Quốc hội trước khi thông qua các dự thảo Luật nên lắng nghe ý kiến từ các cử tri bộ ngành các tổ chức chính trị xã hội ngành nghề và chính các doanh nghiệp, rà soát các loạt liẻn quan để ban hành luật sửa đổi phù hợp với thực tiễn.

Tòa án nhân dân tối cao có văn bản hướng dẫn các tòa án cấp dưới trong việc xử lý các vướng mắc tranh chấp liên quan đến việc chủ tài sản đảm bảo (TSBĐ) tạo ra các tranh chấp giả tạo nhằm kéo dài việc xử lý TSBĐ của TCTD. Đối với các trường hợp cố tình chây ì, lẩn trốn, không xuất hiện, không hợp tác với cơ quan chức năng nhằm mục đích để kéo dài thời gian xử lý nợ, trốn tránh nghĩa vụ, coi thường sự nghiêm minh của luật pháp, cần tạo thành án lệ về việc xét xử vắng mặt các đối tượng này, hoặc áp dụng các biện pháp rút gọn tại tòa để rút ngắn thời gian khởi kiện, nhanh chóng xử lý có kết quả thu hồi của khoản nợ.

Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an sớm ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự.

“Nếu như xác định nợ xấu là vấn đề riêng của ngành ngân hàng thì xử lý rất khó, còn nếu xác định nợ xấu là vấn đề xã hội, là vấn đề cần quan tâm thì phải cần sự đồng thuận của các cơ quan, tổ chức để xử lý nghiêm và thu hồi các khoản nợ”, ông Hùng nhận định.

Ngoài ra, Chính phủ cần cho phép các NHTM Nhà nước được tăng vốn điều lệ các năm tới thông qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận để lại sau trích lập các quỹ giai đoạn 2022-2023 nhằm gia tăng năng lực tài chính, dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu tăng cao thời gian tới.

NHNN cũng cần nghiên cứu kỹ Luật về ngân hàng của các nước trong khu vực và trên thế giới để các quy định tại Luật Các TCTD (sửa đổi) phù hợp với đặc thù Việt Nam nhưng cũng phải tiệm cận và phù hợp thông lệ quốc tế.

Đồng thời rà soát một số dự thảo Luật liên quan đến hoạt động ngân hàng đang sửa đổi hiện nay để tránh sự chồng chéo, không phù hợp với Luật Các TCTD (sửa đổi).

Cần lưu ý những nội dung dự thảo Luật giao dịch điện tử để đưa vào Luật Các TCTD nhằm thực hiện tốt chuyển đổi số, cho vay trên nền tảng công nghệ, thẩm định và quyết định cho vay trên dữ liệu lớn, đồng thời trên cơ sở thực tiễn vướng mắc Nghị quyết 42 bổ sung một số qui định về xử lý nợ xấu vào Luật Các TCTD sửa đổi bổ sung.

Việt Nam cần xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường

Với thạm luận "Xử lý nợ xấu ngân hàng nhìn từ kinh nghiệm quốc tế. Góp ý Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi)",  ông Darryl Dong, Cán bộ Quốc gia Cao cấp, IFC Việt Nam cho rằng: Bàn tới thị trường mua bán nợ là không chỉ bàn tới một thị trường đóng mà cần nói tới giải pháp một thị trường mở. Đây là điều Việt Nam cần và phải có nếu muốn xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường.

346115834_723193376266588_8600056401459463223_n

Ông Darryl Dong, Cán bộ Quốc gia Cao cấp, IFC Việt Nam. Ảnh Trọng Hiếu

Nợ xấu không xấu, nó đồng hành cùng hoạt động ngân hàng nhưng chúng ta cần một khung pháp lý để làm sạch chúng và xử lý một cách công khai ở một thị trường mở và có những giao dịch thương mại đúng nghĩa.

Ở Việt Nam, chúng ta đã bàn nhiều tới vấn đề này, nhưng đến này vẫn không có một giao dịch mua bán nợ xấu nào đúng nghĩa thị trường mà chủ yếu là mua bản trên bảng cân đối kế toán giữa các ngân hàng và VAMC.

Điều này là khó hiểu khi Việt Nam vẫn nằm ở vạch xuất phát trong việc ở cửa thị trường mua bán nợ xấu. Thị trường mua bán nợ chưa thực sự mở cửa cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.

Thời điểm này, có thể là lúc Việt Nam phải cho thế giới thấy chúng ta đang thực sự nghiêm túc trong vấn đề xử lý nợ xấu, muốn hoạt động kinh doanh nợ xấu thực sự diễn ra.

Hiện nay, Luật lệ Việt Nam và các đề xuất đều chưa thu hút được các bên tham gia thị trường. Hiện quy định mới chỉ cho phép các ngân hàng và VAMC tham gia thị trường nên thực chất nợ chỉ chuyển dịch, đá đi đá lại giữa các ngân hàng mà chưa có một giải pháp thị trường đúng nghĩa.

Đây là lúc chúng ta phất cờ xử lý nợ xấu thông qua việc mở cửa thị trường. Khi Việt Nam muốn trở thành một phần của thị trường tài chính toàn cầu phải có được bảng cân đối tài sản mạnh mẽ, muốn có nguồn tín dụng cho doanh nghiệp nội địa cần mở được cánh cửa cho thị trường mua bán nợ xấu của mình.

Biện pháp tiếp cận tốt hơn cả hiện nay là nên có luật riêng dành cho nợ xấu. Đây là việc quan trọng để chỉ chuyên xử lý nợ xấu và tập trung, phản hồi nhanh chóng với thị trường.

Khung pháp lý xử lý nợ xấu và Luật Các TCTD là 2 văn bản có bản chất hoàn toàn khác nhau. Luật Các TCTD là quy định về hoạt đông, quản trị của TCTD, trong khi quy định giải quyết nợ xấu liên quan nhiều tới xử lý tài sản bảo đảm, tố tụng....

Chúng tôi có 2 khuyến nghị cho chương xử lý nợ xấu trong Luật Các TCTD (sửa đổi):

1. Việt Nam cần có nhà đầu tư nước ngoài tới giải quyết hỗ trợ nợ xấu, thu hút vốn của các nhà đầu tư này. Hiện nay VAMC và ngân hàng độc quyền trong mua bán, giải quyết nợ xấu, đó không phải giải pháp theo thị trường mà chỉ trên sổ sách kế toán.

Chúng ta cần phải cho các nhà đầu tư tham gia, ngành ngân hàng không thể một mình giải quyết, phát triển thị trường mua bán nợ xấu.

Việc mở cửa này cần được làm rõ, quy định rõ trong luật. Việt Nam cần quy định mới đủ tốt sẽ thu hút chuyên gia và nhà đầu tư nợ xấu.

Chúng ta nên cho phép tổ chức phi ngân hàng mua bán trực tiếp nợ xấu từ ngân hàng. Các bên mua bán nợ xấu rất quan trọng, bên mua nợ xấu cần được kế thừa đầy đủ trách nhiệm quyền hạn với khoản nợ xấu được mua.

2. Xử lý tài sản bảo đảm - dự thảo luật chỉ cho phép các ngân hàng và VAMC quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Điều này không đúng nguyên tắc thị trường, việc không thể xử lý tài sản bảo đảm khi bên tham gia là tổ chức phi ngân hàng, đây là một nút chặn.

Về lo ngại nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tài sản, ông Darryl Dong cho rằng: "Không sao cả, chúng ta có thể tạo cơ chế gián tiếp để thông qua đại lý xử lý tài sản bảo đảm trong nước, yêu cầu các nhà đầu tư phải làm việc với đại diện trong nước".

Điều này cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy một con đường, ngã rẽ có mục đích dành cho họ. Tất cả các khoản nợ xấu đều có thể đặt lên bàn để xử lý.

Hiện nay, nhiều quốc gia trong khu vực đã mở cửa thị trường để xử lý nợ xấu. Ấn Độ có luật riêng biệt về xử lý nợ xấu, ngân hàng không nhất thiết phải qua quá trình phức tạp tố tụng. Philippines còn có khuyến khích bằng tiền trong 3 năm để hỗ trợ ngân hàng xử lý nợ xấu.

Ở Việt Nam có thể không cần công cụ đặc thù kiểu như vậy nhưng cần mở cửa thị trường.

Các nhà đầu tư chỉ chuyên đầu tư, vì thế hãy mở một ngã rẽ cho nhà đầu tư vào đầu tư thị trường nợ xấu Việt Nam.

"Nếu chúng ta cho phép điều này, xây dựng khung pháp lý hiệu quả, công bằng, nhà đầu tư sẽ tới", ông Darryl Dong nhấn mạnh.

Ngân hàng gặp khó khi thu giữ tài sản

Trình bày tham luận: "Khó khăn trong xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản bảo đảm từ thực tiễn ngân hàng. Góp ý dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi)", ông Hoàng Hải Vương, Giám đốc phụ trách Khu vực miền Bắc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) nhận định trong thời gian qua, việc xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD có nhiều tiến triển, nhất là nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42. Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc; một số biện pháp áp dụng theo Nghị quyết 42 chưa phát huy hiệu quả (như áp dụng thủ tục rút gọn tại tòa án...).

vuong

Ông Hoàng Hải Vương, Giám đốc phụ trách Khu vực miền Bắc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Ảnh: Trọng Hiếu.

Eximbank có một số góp ý, đề xuất trong dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) từ thực tiễn ngân hàng. Thứ nhất, thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Khi triển khai thực tế, việc thi hành vẫn còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập.

Cụ thể, điểm b, khoản 2, Điều 189 dự thảo quy định "Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật".

Thực tế triển khai tại Eximbank, các hợp đồng bảo đảm ký trước thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 thì không có điều khoản về việc thu giữ tài sản bảo đảm. Do đó, Eximbank hiện vẫn thể chưa thể triển khai được việc thu giữ tài sản mặc dù việc bảo đảm tài sản vẫn được công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Vì vậy, để thuận lợi cho các TCTD được quyền thu giữ tài sản đảm bảo, kiến nghị sửa đổi bổ sung đối tượng nội dung điểm b, khoản 2, Điều 189 điều như sau: "Tài sản thu giữ được Bên bảo đảm thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm cho Bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật".

Tại điểm d, khoản 2, Điều 189 dự thảo có nội dung "Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền". Các khoản nợ xấu tại các TCTD đa phần là các khách hàng bất hợp tác, chống đối và tìm đủ mọi cách để kéo dài thời gian xử lý nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Do đó, khách hàng cố tình nghĩ ra các tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo để kéo dài việc xử lý hồ sơ (ví dụ: Tranh chấp thừa kế, tranh chấp hợp đồng đặt cọc, tranh chấp với chủ sở hữu cũ tài sản…).

Các tranh chấp này đa phần phát sinh sau khi khách hàng đã công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm tại các TCTD theo đúng quy định pháp luật. Vì vậy, Eximbank kiến nghị bỏ nội dung "Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền" do việc thế chấp đã được các cơ quan chức năng (phòng công chứng, văn phòng đăng ký đất đai, trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản) chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) (Điều 192). Quá trình thi hành án, sau khi xử lý bán tài sản trừ các loại phí, chi phí liên quan đến việc thi hành án có rất nhiều khoản nợ không thu đủ nợ gốc. Để đảm bảo quyền lợi, giảm thiểu tổn thất đề xuất chọn phương án 1: Số tiền thu được từ xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý TSBĐ được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, án phí và nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm.

Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về việc giải quyết vụ án dân sự khi khách hàng đang liên quan đến vụ án hình sự khác. Thực trạng hiện nay, nhiều khoản nợ tại các TCTD có tài sản đảm bảo hợp pháp (được công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ theo quy định pháp luật), tuy nhiên, trong quá trình xử lý nợ xấu, khách hàng bị khởi tố, truy tố, có liên quan trong vụ án hình sự khác.

Khi đó, việc khởi kiện tranh chấp dân sự, đòi nợ giữa TCTD và khách hàng sẽ bị tòa án tạm đình chỉ để chờ kết quả giải quyết của cơ quan điều tra và tòa hình sự. Khi tòa hình sự đã xét xử xong, có bản án có hiệu lực thi hành thì lúc đó TCTD mới tiến hành đòi nợ và xử lý khoản nợ tại tòa dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, việc xử lý khoản nợ kéo dài rất lâu chưa kể qua giai đoạn thi hành án, có hồ sơ kéo dài hơn 10 năm mới có thể xử lý thu hồi được tiền.

Vì vậy, Eximbank kiến nghị nếu tài sản bảo đảm khoản nợ tại TCTD được thế chấp hợp pháp thì cơ quan công an, Viện KSND ra quyết định cho tách vụ án khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm hợp pháp của các TCTD để Tòa án dân sự thực hiện xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự như bình thường.

Thứ tư, chuyển nhượng tài sản bảo đảm. Sau khi thực hiện việc thu giữ, để có thể chuyển nhượng tài sản bảo đảm là bất động sản trong thực tế hiện nay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong đó chủ yếu là văn phòng đăng ký đất đai không thực hiện đăng bộ, sang tên nếu bên bảo đảm không ký hợp đồng chuyển nhượng. Vì vậy, Eximbank kiến nghị bên cạnh việc ban hành Luật các TCTD, cơ quan Nhà nước nên bổ sung nội dung văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện thủ tục chuyển nhượng khi các TCTD (bên nhận bảo đảm) ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và trong hồ sơ chuyển nhượng phải bổ sung 1 bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án. Theo Nghị quyết 42 thì việc áp dụng thủ tục này cần có hướng dẫn của TAND tối cao. Trên thực tế, các tranh chấp cần giải quyết thộc phạm vi giải quyết của Tòa rất nhiều, nhưng đến nay tòa vẫn chưa thụ lý vì chưa có hướng dẫn. Theo đó cần quy định cụ thể trong luật, tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

Đồng thời, liên quan đến việc giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng của các ngân hàng, Eximbank kiến nghị TAND tối cao quan tâm hơn trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, lập bộ phận chuyên trách để hướng dẫn, đôn đốc các Tòa án địa phương đẩy nhanh việc xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các TCTD.

Thứ sáu, xử lý khi bên bảo đảm tự ý bán TSBĐ, cầm cố TSBĐ khi không có sự chấp thuận, đồng ý của TCTD. Theo quy định như hiện nay của Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa thực sự bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp tài sản. Vì luật hiện nay chưa quy định rõ hậu quả pháp lý của giao dịch.

Để hạn chế tình trạng này, Eximbank thiết nghĩ, nên bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc bên thế chấp tự ý bán tài sản thế chấp mà không được sự đồng ý của bên nhận thế chấp để có cơ sở xử lý khi vi phạm xảy ra nhằm răn đe hành vi tự ý bán, chuyển nhượng tài sản đang thế chấp hợp pháp mà không có sự đồng ý của TCTD.

dai-bieu1

Các đại biểu trao đổi tại hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu.

Thứ bảy, về sự phối hợp giữa các cơ quan ban/ngành, cơ quan chức năng. Hiện nay, chưa có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất việc xử lý giữa TCTD và các Cơ quan chức năng (công an địa phương, văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan thi hành án các cấp, Viện KSND các cấp, TAND các cấp và các bộ,ngành liên quan) nên khi có vấn đề phát sinh cần được giải quyết thì các cơ quan ban/ngành chưa đẩy nhanh xử lý, giải quyết. Vì vậy, cần thiết phải ban hành thông tư liên tịch để quy định cụ thể về thời gian xử lý, xác minh, trả lời các văn bản của các cơ quan chức năng và hướng dẫn các cơ quan phối hợp để đẩy nhanh quá trình xử lý, giải quyết hồ sơ của các TCTD.

Đối với việc thi hành án tại các cơ quan thi hành án địa phương, Eximbank kiến nghị Tổng cục Thi hành án quan tâm hơn trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, lập bộ phận chuyên trách để hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thi hành án địa phương đẩy nhanh việc thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án.

PHẦN II: THẢO LUẬN

Người điều phối Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn: Phiên I hôm nay chúng ta đã được nghe 3 tham luận với nội dung rất sâu về các quy định trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đặc biệt là chương 9 về xử lý nợ.

Mở đầu phiên II - phiên thảo luận, tôi muốn nghe ý kiến ông Phan Đức Hiếu, với tư cách đại biểu Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông có thể cho biết Quốc hội kỳ họp tới đây đã sẵn sàng cho dự thảo luật này chưa và ông kỳ vọng gì nhất ở hội thảo này, về phía chuyên gia cũng như doanh nghiệp?

Tránh tình trạng bảo vệ chủ nợ nhưng ảnh hưởng đến người đi vay nợ

Ông Phan Đức Hiếu: Trước hết, cảm ơn tạp chí Nhà đầu tư đã cho tôi có cơ hội tham dự hội thảo, với tư cách là cơ quan hưởng lợi cuối cùng của hội thảo.

Hiện nay, dự thảo có chương trình xây dựng luật, ngày 5/6 tới đậy, Quốc hội sẽ thảo luận trực tiếp tại hội trường, dự kiến sẽ được thông qua kỳ họp thứ 6 năm 2023. Do vậy, hội thảo ngày hôm nay rất hữu ích về thời gian và thông tin. Tôi đề nghị ban tổ chức cần có báo cáo sớm gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội với nội dung không giới hạn, nếu được có thể theo sát Quốc hội đến khi bấm nút thông qua. Về nội dung, chúng tôi tham gia thẩm tra nên đặt mục tiêu khách quan, mong muốn thảo luận nhiều chiều. Cụ thể, các kiến nghị góp ý hôm nay càng cụ thể, sát vào luật sẽ rất hữu ích.

phan-duc-hieu2

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Về sự cần thiết của nghiên cứu các quy định của xử lý nợ xấu, chúng ta không thiếu quy định nhưng cần có quy định đặc biệt, đặc thù và cần cơ chế gia tăng hiệu quả xử lý vấn đề. Các chuyên gia cũng cần làm rõ bản chất xử lý nợ xấu, theo tôi đấy là xử lý TSBĐ cho các khoản nợ, nhưng không nên giới hạn ở chỉ mỗi bất động sản mà phải mở rộng hơn nữa.

Tôi mong muốn rằng luật sẽ tính đến lợi ích chủ nợ, người vay nợ, tránh tình trạng bảo vệ chủ nợ nhưng ảnh hưởng đến người đi vay nợ, điều này cần lý giải đầy đủ. Cần tính toán tránh việc lạm dụng các quy định xử lý nợ xấu, tránh nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên tính toán tạo ra lợi ích công bằng. Về thông tin, các kiến nghị nên lý giải về vấn đề thu giữ tài sản, nên phân tích sự cần thiết của quy định đặc biệt, đặc thù. Phương hướng hoàn thiện, mong vấn đề xử lý nợ xấu hướng đến hình thành thị trường, cần có quy định tạo ra thị trường trong dự thảo luật

Ngoài ra về cách làm, IFC nêu quan điểm cần có đạo luật riêng, nhưng trong bối cảnh này thì điều này không khả thi về mặt thời gian. Do đó có thể bổ sung thành một chương nhưng cần tính toán đến quy định toàn diện, có thể thực thi được. Đặc biệt, cần lưu ý quan hệ tương thích với các quy định khác của pháp luật, quan hệ luật này với luật phá sản rất quan trọng, là quan trọng bậc nhất. Trong trường hợp thu hồi nợ chưa trong tình trạng phá sản thì nên có thứ tự ưu tiên. Đây là một số góp ý để làm cơ sở để chúng tôi có báo cáo thẩm tra trình Quốc hội.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn gợi ý từ ông Phan Đức Hiếu, ông có đề nghị hội thảo chúng ta cần có góc nhìn đa chiều, đảm bảo lợi ích người cho vay và cả người vay. Thứ hai là cần phân tích bản chất của việc xử lý nợ xấu, mối tương thích của việc xử lý nợ với các luật khác, nhất là Luật Phá sản. Trong phiên thảo luận này tôi muốn đi theo từng vấn đề để có thể thảo luận sâu. Vấn đề đầu tiên tôi muốn đề cập là quyền thu giữ tài sản, trong tất cả các tham luận của các chuyên gia, vấn đề này luôn được đề cập, có thể thấy đây là một trong những điểm mấu chốt và khó khăn nhất trong quá trình xử lý nợ xấu. Tôi muốn nghe ý kiến đầu tiên từ một người trong cuộc, mời ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Nam Á.

Cần mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng xử lý nợ

Ông Huỳnh Thanh Phong: Luật Các TCTD được ban hành từ năm 2010, cho đến nay các luật liên quan đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…Do đó, một số quy định tại Luật Các TCTD cần xem xét sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất với các quy định của các luật liên quan và phù hợp với thực tiễn là điều hết sức cần thiết.

phong

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Khối Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Nam Á. Ảnh: Trọng Hiếu.

 Việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của hệ thống TCTD, phát triển kinh tế, đổi mới hoạt động ngân hàng theo nội dung nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, quan điểm, mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; duy trì, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023, qua đó kịp thời chỉnh sửa, hoàn thiện những quy định tại Luật Các TCTD hiện đã phát sinh bất cập.

Sau khi thực hiện Nghị Quyết 42 có hiệu lực, Nam A Bank đã áp dụng vào việc xử lý nợ xấu và kết quả đến ngày 31/3/2023 đã xử lý lũy kế 52 hồ sơ nợ xấu thông qua việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm để bán đấu giá. Dự thảo Luật các TCTD lần này được xây dựng trên cơ sở Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị quyết 42 (được sửa đổi bổ sung) và Nghị định 21/2021 (thay thế Nghị định 163/2006) nên bổ sung những điểm tiến bộ của các quy định nêu trên.

Nam Á Bank xin phép góp ý một số nội dung sau: Mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng, không chỉ dừng lại ở các khoản nợ xấu mà áp dụng cho cả các khoản nợ nhóm 2 nhưng thuộc trường hợp phải thu hồi nợ trước hạn nhằm giảm rủi ro cho TCTD.

Cần cụ thể hóa trong dự thảo các biện pháp xử lý nợ và trình tự thủ tục thực hiện, cần hướng dẫn thêm việc thực hiện biện pháp nhận chính TSĐB để thay thế nghĩa vụ trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp…để TCTD được chủ động lựa chọn cách thức thực hiện và phương thức xử lý. Việc này sẽ giúp đồng bộ các quy định pháp luật hơn nữa và sẽ tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng để các định chế tài chính nước ngoài an tâm hơn khi đầu tư, là điểm nhỏ để bổ sung thêm bức tranh toàn cảnh về môi trường đầu tư an toàn.

Giữ nguyên quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42, theo đó: Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm.

Điều kiện để thu giữ tài sản bảo đảm (tại điểm b khoản 2 Điều 189): Điều chỉnh theo hướng "tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật". Bởi lẽ quyền xử lý TSBĐ bao hàm cả quyền thu giữ tài sản, việc thu giữ tài sản là một trong các bước để xử lý TSBĐ. Do đó không cần thiết phải thỏa thuận thêm quyền thu giữ tài sản trong hợp đồng bảo đảm.

db

 

Cân nhắc bỏ ràng buộc về thời hạn 3 năm phải xử lý tài sản được TCTD nắm giữ do xử lý nợ vay, vì thực tế việc nhận TSBĐ để thay thế nghĩa vụ được bảo đảm hoặc nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án bản chất không phải là hoạt động kinh doanh của TCTD. Việc đặt ra giới hạn về thời gian xử lý TSBĐ làm cho TCTD bị giới hạn quyền chủ động xử lý TSBĐ.

Ví dụ trong trường hợp thị trường BĐS đang có chiều hướng đi xuống, nếu buộc phải xử lý TSBĐ tại thời điểm này thì giá trị thu được sẽ không cao, làm giảm hiệu quả thu hồi nợ. Cần quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, khi hỗ trợ gân hàng trong quá trình thực hiện thủ tục thu giữ và khi tiến hành thu giữ TSĐB (UBND, công an…). Đồng thời cần quy định hoặc yêu cầu tòa án các cấp áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết vụ án có liên quan đến TCTD nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết…

Người vay đang rất mạnh thế

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến ông Huỳnh Thanh Phong. Xung quanh vấn đề ông vừa nêu tôi dám chắc các ngân hàng khác cũng rất quan tâm. Để thảo luận thêm về quyền thu giữ tài sản, mời ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nhà nước có thể bổ sung thêm ý kiến?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Trước đây, chúng ta đã có Nghị định 163 của CP về việc thu giữ TSĐB và ngân hàng đã được thu giữ TSĐB. Trong hợp đồng thế chấp, khi đến hạn, người vay không trả được thì tự nguyện bàn giao cho ngân hàng để phát mại. Thu giữ TSĐB, thì phải thực hiện theo luật thuế.

hung

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Trọng Hiếu.

Vấn đề ở đây là tại sao lại không được thực hiện, liệu đưa vào Luật Các TCTD có phù hợp không. Việc thu giữ TSĐB là trách nhiệm của người vay và người cho vay. Hiện nay, người vay đang rất mạnh thế, còn người cho vay đang yếu thế. Bởi vì không có quyền thu giữ TSĐB, và giải quyết ra tòa.

Theo thông lệ quốc tế, đều giải quyết tại tòa. Thỏa thuận theo Bộ luật Dân sự, điều chỉnh ở chính góc nhìn từ luật dân sự. Tại người vay cố tình không trả nợ thì xử lý ra sao hiện cũng không có quy định. Trong thực tiễn, khách hàng, người vay có tiền, có TSĐB cũng không trả nợ.

Tăng quyền tự chủ của ngân hàng thương mại

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Vâng, phải nói ý kiến ông Nguyễn Quốc Hùng vừa nêu rất hay, có điều kiện trả nhưng nếu không trả nợ thì xử lý như nào, mời ý kiến từ phía chuyên gia, xin mời ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh.

TS. Lê Xuân Nghĩa: Thu giữ tài sản đảm bảo đề nghị không cần có sự đồng thuận của chủ tài sản đảm bảo nhưng ngân hàng phải thông báo cho chủ tài sản biết.. Luật nên có quy định rõ ràng, giao ngân hàng thương mại tự chủ trong thu giữ, phát mại tài sản bảo đảm. Khi phát mại tài sản bảo đảm cũng không cần có đồng thuận của chủ tài sản nhưng phải thông báo cho họ biết. Tuỳ từng trường hợp, phải có thoả thuận giữa NHTM và chủ tài sản. Cũng cần có thêm quy định thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm trong bao lâu, không phải NHTM thu hồi rồi ngâm đấy đợi giá lên mới xử lý.

le-xuan-nghia

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển kinh doanh. Ảnh: Trọng Hiếu.

Hiện nay cũng đang bức xúc là nhiều tài sản đảm bảo của SCB đang nằm trong tay cơ quan công an, không thể mang ra bán được để giải quyết thanh khoản, trong khi Chính phủ phải bơm tiền vào để xử lý. SCB có thể không phải trường hợp cuối cùng nên phải có quy định về tài sản bảo đảm liên quan tới các vụ án xử lý như thế nào?

Cần làm nổi bật tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM như cho phép họ xoá nợ. Thậm chí, hiện nay xoá nợ phải xin ý kiến NHNN và Chính phủ trong khi đây là việc bình thường của các ngân hàng nếu họ có đủ khả năng. Xoá nợ là cần thiết để làm sạch bảng cân đối tài sản. Tôi đồng ý với đề xuất của IFC về thị trường nợ, cần có quy định về phát triển thị trường nợ, NHTM là người chơi có tính chất khởi động nhưng phải có tính cầu thị. Các nước, bán nợ xấu chỉ được vài ba chục % giá trị sổ sách.

Các NHTM ở ta thì đòi cả gốc và lãi trong hạn nên thị trường không phát triển được. Đề nghị quy định tăng quyền tự chủ của ngân hàng thương mại, tăng khả năng dùng biện pháp để tiếp cận thị trường mua bán nợ. VNBA có thể thành lập công ty mua bán nợ. Các luật chồng chéo với Luật Các TCTD là vô số.

Nhiều trường hợp, bố mẹ ký tài sản đảm bảo nhưng con cái không ký. Khi thu giữ tài sản, luật sư bảo, chia tài sản thành 6 thành, 2 phần cho bố mẹ thì NHTM chỉ có thể ra về. Cần có quy định chủ hộ bao phủ cả con cái. Hay chuyện chữ ký giả. Con bịa chữ ký mẹ, lúc tới đòi phát hiện ra, hợp đồng tín dụng vô hiệu, ngân hàng mất trắng khoản nợ.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn TS. Lê Xuân Nghĩa, xin mời ý kiến từ một vị chuyên gia kinh tế khác, TS. Võ Trí Thành có thể tiếp mạch này, làm thế nào để thực hiện được quyền thu giữ tài sản?

2 phương án xử lý nợ xấu

TS. Võ Trí Thành: Tôi thích quan điểm của IFC, cần cân nhắc lại cách tiếp cận xây dựng quy định xử lý nợ cấu, bởi vướng quá nhiều luật và các bên liên quan, để thực sự phá triển thị trường nợ xấu thì cũng có nhiều bên liên quan, công cụ xử lý đa dạng và còn phát triển nên sẽ có sự chồng chéo luật và công cụ.

Do vậy, có 2 cách xử lý, một là cân nhắc xây dựng bộ luật riêng, hai là khi tình hình nợ xấu đang căng thẳng thì trong khi chờ xây dựng bộ luật ấy thì cần có Nghị quyết mới để xử lý vấn đề trước mắt.

vo-tri-thanh

TS. Võ Trí Thành. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tôi thiên về phương án 2, tức là ban hành nghị quyết. Có một nghiên cứu cho biết chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính, xử lý nợ xấu của Việt Nam có 3 vấn đề lớn nhất gồm: Cải tổ hệ thống tài chính; người cho vay ở Việt Nam quá thiếu quyền tài sản trong giao dịch, sau giao dịch và khi xử lý nợ xấu, khái niệm quyền tài sản bao quát hơn quyền sở hữu, tức là phải đi từ quan niệm căn cơ.

Ngoài ra, cần làm rõ tính cụ thể của quyền thu giữ tài sản, có thể là cổ phiếu, trường học, có nên phân loại các tài sản đảm bảo này để gắn với quyền thu giữ của tổ chức tín dụng không? Như vậy, bản chất ở đây là nợ xấu vẫn là tài sản, tài sản phải được đưa vào nếu không sẽ lãng phí.

Quy trình giao dịch không quá tốn kém, phải làm rõ được quyền tài sản, cuối cùng là có nhiều bài học tốt từ Philipines, Mỹ về tài sản đảm bảo, tôi mong muốn để xây dựng bộ luật riêng, trước hết Quốc hội cần hoàn thiện và có Nghị quyết xử lý vấn đề nợ xấu từ nay cho đến năm 2025.

Ông Phan Đức Hiếu: Không có cơ hội xây dựng đạo luật riêng, tiếp tục gia hạn Nghị quyết là điều rất khó. Có lẽ nên tập trung mặt nội dung, còn thể chế hóa đạo luật riêng như IFC và anh Thành thì rất mong manh.

Sau năm 2025 cần có một đạo luật về xử lý nợ xấu

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Liên quan ý kiến ông Võ Trí Thành và đại diện IFC, xin mời GS-TSKH. Nguyễn Mại bổ sung thêm ý kiến

TSKH Nguyễn Mại: Chúng ta đã thực hiện từ năm 1992, khi đó Việt Nam vay nợ nước ngoài rất nhiều. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính và Ủy ban Nhà nước hợp tác đầu tư phối hợp để xử lý 100 triệu USD đầu tiên. Có một công ty mua bán nợ của Hà Lan và và chúng tôi đã thỏa thuận bán nợ có 15%. Lúc đó, chúng ta không có tiền trả nợ và cũng không có tiền trả số 15% thỏa thuận bán, do đó chúng ta cho họ có quyền được một số dự án ưu tiên, họ đưa nhà đầu tư nước ngoài vào thực hiện và lấy tiền dịch vụ...

nguyen-mai1

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trọng Hiếu.

Chúng tôi dành cho họ 2 dự án ưu tiên hot nhất ở TP.HCM. Nghĩa là Việt Nam xóa được 100 triệu USD, lúc đó dự trữ ngoại tệ chỉ có mấy triệu USD thôi. Tôi tán thành IFC là cần mở cửa thị trường mua bán nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Các NĐTNN phải có một đại lý là người Việt Nam, như vậy hoàn toàn chúng ta giám sát được việc mua - bán nợ.

Tôi cũng đồng tình cần tiến tới có luật về nợ xấu nhưng kinh nghiệm về nợ xấu đã được Quốc hội ban hành và sửa đổi trong Luật Các TCTD, như vậy không thể sửa đổi dự thảo này. Chúng ta chấp nhận có một chương và đầy đủ hơn. Tôi cũng đề nghị Quốc hội tiến tới sau năm 2025 cần có một luật về xử lý nợ xấu.

Xử lý nợ xấu không đồng nghĩa với người xấu, doanh nghiệp xấu

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Về đề xuất cần có trọng tài để rút gọn thủ tục, xin mời ý kiến LS. Trương Thanh Đức.

Luật sư Trương Thanh Đức: Thực nguyên tắc được trọng tài xử lý hết nhưng luật chúng ta không rõ ràng. Thứ nhất còn chờ Luật Đất đai sửa đổi thông qua. Thứ hai, là không ai mua nợ, mà mua quyền tài sản. Luật chung để xử lý nợ xấu đã bàn cách đây 6 năm nhưng không ai làm. Do đó, hiện nay, việc chỉ dành cho các tổ chức tín dụng là không được, ưu tiên thì có. Đặc biệt, từ lúc khởi thảo Nghị quyết 42 không có cơ chế cho công ty xử lý nợ, thêm nữa là một loạt quỹ phát triển địa phương, quỹ phát triển doanh nhỏ và vừa...

truong-thanh-duc

LS. Trương Thanh Đức. Ảnh: Trọng Hiếu.

Quan điểm xử lý nợ xấu không đồng nghĩa với người xấu, doanh nghiệp xấu, ngân hàng xấu, chúng ta phải tách biệt rõ ràng. Nợ xấu không phải là sở hữu của ngân hàng mà của doanh nghiệp, người đi vay. Vì vậy, phải làm nợ xấu tốt lên. Trong thời gian qua, nợ xấu cao, lãi suất cao... và phong trào tung hô "bùng nợ" nên chúng ta cần nghĩ đến cơ chế, xử lý. Việc ban hành Nghị quyết 42 là tốt, nhưng chỉ là giải pháp tình thế.

Về giải pháp, trong dài hạn, xây dựng một luật chung về xử lý nợ xấu. Thứ hai, bổ sung một quy định, có thể là đối tượng áp dụng rộng ra. Cuối cùng, cơ chế cho người mua nợ kèm theo tài sản, kế thừa tiếp tục thu giữ, được quyền thế chấp. Tôi nhất trí với IFC khi mở cửa để nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc xử lý nợ xấu. Nước ngoài vào thì mới thực sự xử lý nợ xấu, sẽ tốt cho nền kinh tế.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Quay trở lại ý của ông Võ Trí Thành, ý kiến thứ nhất là đề xuất cần có thêm một nghik quyết như NQ42 nhưng theo ông Phan Đức Hiếu là không ổn, ý kiến 2 là về trung hạn cần có luật riêng về xử lý nợ xấu. Tôi xin muốn hỏi đại diện IFC với kinh nghiệm quốc tế, ông có thể cho biết có quốc gia nào có luật riêng về xử lý nợ xấu và thực tiễn xử lý nợ xấu tại các quốc gia đó như thế nào?

Ông Darryl Dong: Ấn Độ là ví dụ hay, hệ thống pháp luật của họ cũng là rừng luật, lịch sử xây dựng luật rất dài. Một số nợ xấu có cách giải quyết nhanh mà không cần qua thủ tục đầy đủ, dành một phương thức riêng áp dụng cho một số loại hình nhất định.

Trước đó, Ấn Độ không cấp quyền cho các NHTM được chạm vào tài sản, sau khi Ấn Độ thông qua đạo luật đảm bảo thủ tục rút gọn về mặt pháp lý song song với hệ thống luật hiện hành về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm để nếu tài sản, nợ khó đòi đạt tiêu chuẩn của luật đó thì quá trình giải quyết rất nhanh không cần tham gia của cơ quan tố tụng, nhà đầu tư lớn đã rất trông đợi, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào thị trường này.

dong

Ông Darryl Dong, Cán bộ quốc gia cao cấp IFC Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu.

Đây là thông lệ tốt và Việt Nam nên tham khảo để làm sạch nợ khó đòi không phải giấu nó. Hiện nay chúng ta chỉ điền sổ sách theo cách khác. Không mất nhiều thời gian và khó khăn để mở thị trường nợ xấu, chỉ cần chỉ ra cơ hội để các định chế ngoài ngân hàng có thể thu hồi tài sản như qua một đại lý trong nước nhưng hiện nay không có một khe cửa hẹp nào cho nhà đầu tư nước ngoài để tham gia. Vậy với bên liên quan, tiêu chuẩn là gì? Ngân hàng cũng không muốn có nợ xấu hay phải giải quyết nợ xấu.

Đó là vấn đề không tách rời hoạt động ngân hàng. Nợ là tài sản, đó có thể là vấn đề của một bên nhưng lại cơ hội bên kia. Khoản tiền có thể không phải thu hồi 100% nhưng vẫn là phần nào đó giúp cải thiện bảng cân đối. Cần có cơ hội để bên mua trực tiếp làm việc với bên vay, không nên ngần ngại để trao khả năng này cho các định chế phi ngân hàn.

lien-anh

Bà Liên Anh. Ảnh: Trọng Hiếu.

Bà Liên Anh, IFC: Trong tài liệu đã có đưa 3 cách tiếp cận để thiết kế quy định xử lý nợ xấu. Cách tiếp cận tốt nhất là các luật liên quan có cơ chế đủ tốt để xử lý nợ xấu, cũng không cần luật tiêng. Các nước có nhiều cách tiếp cận khác nhau như một số nước lên kế hoạch hành động, liệt kê tất cả luật, quy định liên quan. Một số nước làm như mình là thiết kế như Nghị quyết 42 phụ thuộc vào trình độ phát triển từng nước.

IFC khuyến nghị, tổng kết Nghị quyết 42 có thể đưa ra nên sửa các quy định liên quan như thế nào là tốt nhất, cũng tốt hơn là có 1 chương trong Luật Các TCTD sửa đổi - nằm trong lớp áo Luật Các TCTD là quá chật để xử lý vấn đề nợ xấu.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ý kiến đại diện IFC, cá nhân tôi thấy trong dự thảo luật có bổ sung thêm một chương về xử lý nợ, nhưng các quy định xử lý nợ xấu trong NQ42 không đưa hết vào chương này, vậy bổ sung một chương về xử lý nợ mà lại không đưa hết các quy định NQ42 thì quá trình thực hiện sẽ như nào. Xin mời ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước.

Ông Phạm Thanh Ngọc: Quá trình ngay từ khi đề xuất các chính sách đưa vào dự thảo luật, chúng tôi đã làm rất kỹ và lấy ý kiến từ TCTD, tổ chức, cá nhân, hiệp hội ngân hàng, hiệp hội bất động sản. Thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao, ngoài việc luật hóa những quy định tại NQ42, trên cơ sở tổng kết NQ42 trong quá trình thực hiện, đồng thời đảm bảo tính khả thi, có hiệu quả trong thực tiễn.

ngoc

Ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trên thực tế, chúng tôi có quyết định rồi nhưng triển khai không hiệu quả, tính khả thi không cao, đơn cử như thủ tục rút gọn trong giải quyết TSĐB từ trước đến nay chưa có vụ việc nào được giải quyết do đây là tranh chấp về hợp đồng trong Luật Các TCTD, song NQ42 chỉ quy định quyền xử lý tài sản đảm bảo, phạm vi tranh chấp rộng và tranh chấp thao hợp đồng tín dụng, sẽ liên quan đến nhiều bên nên tòa án cần nhiều thời gian để xác minh, thực hiện các quy trình tố tụng. NQ42 quy định khi áp dụng thủ tục rút gọn cần theo quy định pháp luật hiện hành.

Thực tế, hiếm khi có vụ việc có thể đáp ứng các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, bởi vì khi giải quyết tranh chấp thì các bên không có thiện chí thừa nhận các thảo thuận, khi ra đến tòa kể cả khi đáp ứng điều kiện, nhưng chỉ có 1 tình tiết không đáp ứng thì sẽ chuyển ngay sang thủ tục thông thường.

Về xử lý TSĐB của dự án BĐS, từ trước đến nay chỉ mới có một vụ xử lý được theo NQ42 vì theo quy định thì bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án BĐS phải đáp ứng điều kiện theo luật kinh doanh bất động sản song trên thực thế, điều kiện này không thể đáp ứng được.

Ba là bán nợ xấu có TSĐB đang bị kê biên, pháp luật hiện hành không cấm và không hạn chế quyền chuyển nhượng tài sản đang bị kê biên nên không cần thiết đưa vào dự thảo luật. Ngoài ra, Quyền thu giữ TSĐB là hồn cốt của NQ42, do vậy việc luật hóa chắc chắn cũng là hồn cốt của luật này. Tuy nhiên, đây không phải quyền vô điều kiện mà dựa trên cơ sở phải có thỏa thuận trước.

Trên thực tế có một số hợp đồng không thỏa thuận trước, để đảm bảo yêu cầu quy định pháp luật phù hợp hiến pháp thì bắt buộc phải có thỏa thuận trước, Hiến pháp công nhận, thừa nhận bảo vệ quyền dân sự, việc thỏa thuận trước thể hiện nguyện vọng, ý chí trong giao dịch.

Xử lý tài sản đảm bảo không đơn giản

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Trong các tham luận gửi đến BTC có chung một đề cập đến thủ tục rút gọn vướng mắc và không thực hiện được, ở đây có đại diện TAND tối cao, xin bà Phạm Thị Hằng, Thư ký tòa án, TAND tối cao có thể cho biết tại sao có quy định mà lâu nay vẫn mắc và không thực hiện được?

Bà Phạm Thị Hằng: Về vướng mắc liên quan thủ tục rút gọn, TAND tối cao đã phối hợp bên NHNN tham gia đồng hành cùng soạn thảo dự thảo Luật Các TCTD. TAND cũng nêu vướng mắc áp dụng thủ tục rút gọn. Việc không áp dụng được thủ tục rút gọn do chuyển sang thủ tục thông thường, nói ngắn gọn là vậy. Nguyên nhân bởi tính phức tạp, một trong vài lý do quan trọng là bởi trong NQ42 về thí điểm xử lý nợ xấu thì có đưa ra thủ tục rút gọn do TSĐB và xử lý tài sản đảm bảo, thường liên quan hợp đồng tín dụng (tòa án cũng xử lý cả hợp đồng tín dụng).

pham-thi-hang

Bà Phạm Thị Hằng, Thư ký TAND tối cao. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trong đó vướng mắc lớn nhất tòa án chuyển sang thủ tục thông thường. Xử lý tài sản đảm bảo thường là đất đai, nhà đất, có khi nhà đất đưa vào để thế chấp. Việc xử lý không đơn giản, giống như ví dụ một đại biểu về một trường học có hàng trăm học sinh. Mặt khác, nhiều tài sản với đất sẽ có nhiều người liên quan. Khi thế chấp có một người thôi, nhưng có nhiều người liên quan đến đất.

Ngoài ra, khi đưa ra tòa không xác định được ranh giới thế nào, lúc nào cần thẩm định, liên quan đến quản lý đất đai. Đến khi đưa ra tòa thì những công trình trên đất không nằm trong quyền sử dụng đất. Một lý do khác là sự chống đối, phản đối, không hợp tác của bên bị đơn. Bên phía tòa án tối cao chủ trì năm 2022 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra pháp lệnh xử lý những cản trở tố tụng.

Xin phép hỏi chuyên gia IFC: Về vấn đề mở rộng thị trường nước ngoài, tòa án đang tổng kết sửa đổi Luật phá sản, liên quan nợ xấu, vấn đề xử lý nợ xấu hiệu quả có tác động thế nào đến việc tái cơ cấu, hồi phục của doanh nghiệp trong phá sản?

Một trong các vướng mắc của các TCTD là không thu giữ, xử lý được, do hiện trạng nhận thế chấp xong thì người vay làm tình trạng đó thay đổi. chẳng hạn nhiều người tham gia trên bất động sản đó, dẫn đến kéo dài thủ tục. Kinh nghiệm các nước xử lý vấn đề này thế nào?

Khó áp dụng thủ tục rút gọn

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến của đại diện TAND tối cao và IFC. Một vấn đề nữa tôi muốn các chuyên gia thảo luận là tranh chấp hợp động tín dụng, về vấn đề xử lý nợ xấu, giải quyết các vụ án tranh chấp hợp động tín dụng, thực tiễn khó khắn vướng mắc như nào, xin mời ý kiến từ ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc Thường trực Ngân hàng ACB.

Ông Bùi Tấn Tài: Rất khó áp dụng thủ tục xử lý rút gọn. Đơn cử như tài sản được thay đổi, người quản lý sử dụng thay đổi... Thực tế, phát sinh nhiều dạng tranh chấp rất đời thường, chủ cũ và chũ mới, bên tặng cho, tài sản thế chấp bán vi bằng cho người khác...

bui-tuan-tai

Ông Bùi Tấn Tài, Phó Tổng giám đốc Thường trực Ngân hàng ACB. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nhóm hồ sơ này đang gia tăng, lợi dụng việc này trì hoãn việc nợ xấu của ngân hàng tháng 8/2021, TAND tối cao ban hành công văn số 02 giải đáp các vướng mắc cho các TCTD về bên thứ 3 có ngay tình hay không và xử lý hợp đồng thế chấp vô hiệu hay không. Khi có những tranh chấp thì tòa sẽ thẩm định tại chỗ.

Trong trường hợp có người khai bất lợi cho các TCTD và có đơn yêu cầu thì khả năng cao tòa tuyên vô hiệu. Thứ nhất, tòa yêu cung cấp TCTD nhưng luật không quy định. Theo Luật Các TCTD là quy trình nội bộ.

Thứ hai, pháp luật cũng không quy định người đứng trên tài sản bởi trong quá trình cho vay, có sự thay đổi về tài sản thế chấp. Về mặt pháp lý, ngân hàng nhận tài sản thế chấp đều được thực thi theo đúng quy định pháp luật. Tài sản trong lúc thế chấp có sự thay đổi nhưng trong thỏa thuận ngay từ đầu, nếu khi xử lý đều thuộc quyền xử lý của ngân hàng.

Nhưng trên thực tế, ngân hàng chỉ được phát mãi quyền sử dụng đất mà không thể xử lý tài sản trên đất phát sinh. Thực tế mà ACB gặp phải đó là khách hàng chậm trả lãi bị phạt theo thỏa thuận và quy định. Nhưng tòa giải thích tính là lãi chồng. Quay lại phần định giá, như ý kiến IFC, luật sư Trương Thanh Đức đa phần tại việt nam phải định giá theo tài sản.

Hiện, NHNN cũng có quy định, TCTD phải có quy định riêng và các ngân hàng như ACB cũng có quy định riêng. Việc có bên thứ 3 có chức năng để định giá nhưng họ cũng từ chối. Đối với trường hợp nợ xấu nếu chỉ định được thì ngân hàng sẽ đi theo để đảm bảo khách quan.

Chậm hoàn trả tài sản bảo đảm, vật chứng trong các vụ án hình sự

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Thêm vấn đề tôi rất muốn thảo luận là hoàn trả tài sản bảo đảm, vật chứng trong các vụ án hình sự, xin mời ông Lê Thanh Quý Ngọc, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro Ngân hàng Phương Đông.

Ông Lê Thanh Quý Ngọc: Ngoài những nội dung đã nêu, có một điểm nữa là về hoàn trả tài sản. Nghị quyết 42 nêu sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng vụ án và thi hành án thì cơ quan tiến hành hoàn trả cho tổ chức tín dụng. Nhưng thực tế là rất khó vì còn phụ thuộc và cơ quan tiến hành tố tụng. Ví dụ, ngân hàng cho khách vay mua xe và khách dùng xe để cho thuê lại dịch vụ. Vô tình, xe đó lại chở ma túy. Công an đã thu giữ xe và sau 3 năm không hoàn trả vì coi đây là vật chứng vụ án.

346119719_2013983432282591_47517

Ông Lê Thanh Quý Ngọc, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro Ngân hàng Phương Đông. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nghị quyết 42 có quy định hoàn trả tài sản đảm bảo vật chứng trong vụ án hình sự, nhưng chưa có quy định về vi phạm hành chính, cũng có trường hợp các tài sản đảm bảo vi phạm giao thông, nhưng chưa hoàn trả tiền phạt nên vẫn bị giữ. Thậm chí, luật cũng đưa ra việc đấu giá, nhưng sau đó TCTD cũng không thu về nhiều.

Bàn về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo, OCB thấy có một nội dung vướng mắc là nguồn lực và cơ chế xử lý nợ. Cho vay nợ xấu là 1 phần, và cần nguồn lực riêng để xử lý cho nợ xấu cho cả ngân hàng và toàn hệ thống, vai trò công ty quản lý tài sản là chuyên biệt, nhưng một số ngân hàng chưa có Công ty AMC.

Theo quy định, ngân hàng muốn lập Công ty AMC thì nợ xấu phải trên 3%, mà nếu vậy thì TCTD sẽ "chết" trước. Tại sao phải hấp hối mới được gọi bác sĩ? Theo tôi, cần nhìn nhận AMC là để hỗ trợ xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, thay vì chỉ để xử lý về mặt kỹ thuật.

Mở cửa thị trường sẽ cho phép các bên mua lại nợ xấu nhận ra giá trị thực

Đại diện IFC: Về một quy định riêng về thủ tục rút gọn cũng không cần có một chương trình, đây chỉ là một ví dụ mà một số quốc gia đã làm. Tuy nhiên, nhà đầu tư tư nhân rất sáng tạo, họ hiểu rủi ro và đánh giá, tìm mọi cách để xử lý.

Chúng ta nói mở cửa, nhà đầu tư cả trong và ngoài nước sẽ tới và luật Việt Nam chưa rõ ràng nhưng cũng không thể ngay từ đầu có luật hoàn chỉnh, cứ mở thị trường trước để các bên tham gia và mở cửa thị trường sẽ cho phép các bên mua lại nợ xấu nhận ra giá trị thực, phục hồi.

dai-bieu2

Các đại biểu tại hội thảo.

Nếu có được quyền đó, ngay cả gián tiếp qua đại lý là đủ rồi, điều này giúp nhà đầu tư tham gia thấy ánh sáng cuối đường hầm, một cách sáng tạo, có rất ít giao dịch mua bán nợ chuyển dịch thực tế dẫn tới phá sản, vì nhà đầ tư cũng không muốn dẫn tới phá sản mà chủ yếu muốn tái cấu trúc, đó là cách để tạo ra giá trị khoản nợ. Có luật tốt thì tốt nhưng cũng không cần có luật riêng rẽ ngay lập tức, nhà đầu tư sẽ sáng tạo dựa trên cái họ có để vào thị trường và xử lý vấn đề.

Về việc nhà đầu tư mua lại có được thế chấp tài sản đó thì đó là cần thiết, thậm chí các quốc gia đều cho phép bên mua nợ xấu tiến hành thế chấp khi mua lại. Nếu không cho làm điều này thậm chí nhà đầu tư không tham gia thị trường, không cần cho họ quyền sở hữu tài sản nhưng phải có đại lý trong nước, đại diện nhà đầu tư nước ngoài, tránh trường hợp bên thi hành án không cho phép, tiến hành thế chấp tài sản, dựa trên quyền lơi, đó là nguyên tắc thị trường.

Thủ tục rút gọn, quan điểm là ủng hộ giữ lại quy định trong dự thảo luật mới, đồng thời có điều chỉnh ở luật khác, tạo điều kiện cho quy định thủ tục rút gọn, trong 5 năm thí điểm bỏ ra, xem xem không hoạt động ở đâu để cải tiến trong dự thảo luật này. Liên quan cản trở đưa các công ty mua bán nợ xấu, cần cho phép bên mua nợ được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ giống ngân hàng.

Hoãn thi hành án càng kéo dài thì càng khó khăn xử lý nợ xấu

Xin cảm ơn ý kiến phát biểu vừa rồi. Sau các ý kiến đã nêu trong sáng nay, tôi rất muốn nghe ý kiến từ đại diện Bộ Tư pháp. Xin mời bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp). Bà có ý kiến bổ sung hay phản biện gì về các ý kiến chuyên gia hay diễn giả đã nêu về xử lý nợ xấu, thủ tục rút gọn, tài sản đảm bảo…?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Hiện nay, chúng tôi đã có tổ xử lý nợ xấu, hàng năm xây dựng kế hoạch tham mưu lãnh đạo Bộ để xây dựng các phương án xử lý nợ xấu liên quan tới thi hành án. Nghị quyết 42 có hiệu lực, toà án xử lý tuyên rõ thì chúng ta thi hành rất nhanh.

346122802_3603107523291927_19267

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp). Ảnh: Trọng Hiếu.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng nhiều lý do khác nhau để có một số bản án thi hành án chậm trễ. Hiện thực nhiện Nghị quyết 42 không quy định có được trừ án phí, phí thu nhập hay không nên khi áp dụng thực tế với điều kiện, xử lý nợ xấu ngày càng gia tăng, tổng khi xử lý nợ xấu phụ thuộc vào trình tự pháp luật bán đấu giá.

Tuy nhiên, hiện nay các vướng mắc đã phần nào được thống nhất để sửa trong Luật Các TCTD (sửa đổi) Năm 2025 sẽ sửa đổi Luật Thi hành án, hoãn thi hành án có vụ việc rất vô lý, tranh chấp tài sản. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tư pháp đã có văn bản 462 chỉ ra thế nào thì được hoãn thi hành án. Phải tranh chấp quyền sở hữu thì mới được hoãn, càng kéo dài thì càng khó khăn xử lý nợ xấu.

Có những khoản nợ bán đến 30 phiên nhưng không có khách quan tâm

Ý kiến cuối cùng muốn nghe từ phía Ngân hàng Quân đội, xin mời ông Phạm Văn Phòng, Phó Giám đốc Khối quản lý rủi ro, ông có góp ý gì về dự thảo Luật Các TCTD?

Ông Phạm Văn Phòng: Về vấn đề người cho vay và người đi vay, điều 175 của bộ luật hình sự đã quy định rất rõ, song MBbank kiến nghị cần hướng dẫn chi tiết rằng như nào là có khả năng trả mà không trả.

Về sửa đổi Luật Các TCTD, liên quan đến phần kinh doanh bất động sản, vừa qua các ngân hàng nhận được văn bản số 29 của Bộ TN&MT rằng các ngân hàng mua lại tài sản mà không phục vụ cho hoạt động trụ sở ngân hàng, quản lý TSĐB, quản lý hàng hóa thì điều đó pháp luật, điều này rất vô lý và hiện nay chúng tôi đang rất vướng vấn đề này.

abc

Ông Phạm Văn Phòng, Phó Giám đốc Khối quản lý rủi ro Ngân hàng Quân đội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Về bán nợ xấu và TSĐB theo dự thảo điều 187, hiện nay về mặt thị trường mua bán nợ, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn về mặt định giá TSĐB và định giá doanh nghiệp song chưa có hướng dân định giá khoản nợ. Mặc dù giao cho ngân hàng tự xây dựng định giá khoản nợ, nhưng ngân hàng không dám. Hơn nữa, việc tự định giá khoản nợ như này cũng không đúng được, không đúng theo chuẩn mực quốc tế và thị trường.

Thậm chí ngân hàng có những khoản nợ bán đến 30 phiên nhưng không có khách quan tâm, liên quan đến bài toán bán đấu giá bán nợ, đây là biện pháp ưu tiên cuối cùng khi các biện pháp khác không xong.

TS Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến đại diện MBbank.

Kính thưa quý vị, trong buổi sáng hôm nay, chúng ta đã được nghe rất nhiều ý kiến phát biểu. Chúng ta cũng đã thống nhất với nhau nợ xấu là vấn đề rất lớn, rất cần có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh vấn đề này. Với sự có mặt của ban soạn thảo, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cơ quan thẩm định dự án luật, và các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tôi tin tưởng các ý kiến của các vị chuyên gia, diễn giả, nhà khoa học đã được ghi nhận cũng như sẽ được truyền tải đầy đủ tới các đại biểu Quốc hội khi dự án Luật Các tổ chức tín dụng được đưa ra xem xét. Một lần nữa, thay mặt Ban tổ chức, xin chân thành cảm ơn!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ