[Gặp gỡ thứ Tư] Ông chủ Alphanam Group: 'Hai con là tài sản lớn nhất của tôi'

NGHI ĐIỀN
09:36 13/06/2018

Năm 2017, Công ty CP Đầu tư Alphanam báo lãi hợp nhất 445 tỷ đồng, là diễn biến đáng chú ý sau 5 năm chìm trong thua lỗ. Nhadautu.vn đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch HĐQT Alphanam về kết quả trên. 

Nguyen-Tuan-Hai-Alphanam

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Alphanam ông Nguyễn Tuấn Hải. Ảnh: NĐ

Khi thua lỗ lớn và rời sàn chứng khoán năm 2014, ông có nói Alphanam cần một khoảng lặng từ 3-5 năm để tái cấu trúc toàn diện Tập đoàn. Năm 2017, Alphanam lãi kỷ lục, đây có phải kết quả bước đầu của một "New" Alphanam?

Ông Nguyễn Tuấn Hải: Đến thời điểm này thì tôi tự tin khẳng định rằng mọi thứ đã tích cực hơn rất nhiều đối với Alphanam. Các kế hoạch đang được triển khai suôn sẻ và đi đúng lộ trình mà tôi và ban lãnh đạo Tập đoàn đã đặt ra.

Tuy nhiên cái mà tôi tự hào lớn nhất vào thời điểm hiện tại không phải là lời lãi hay kiếm được bao nhiêu tiền, mà là quá trình chuyển giao tập đoàn cho hai con đang sắp sửa hoàn tất.

Con trai (Nguyễn Minh Nhật - PV) và con gái tôi (Nguyễn Ngọc Mỹ - PV) hiện đã quản lý được 80% phần việc của Alphanam. Khi nào còn số này là 100% thì quá trình tái cấu trúc Tập đoàn coi như hoàn thành. Và tôi tin là thời khắc ấy không còn xa nữa, khi hai đứa Nhật, Mỹ đã trưởng thành và thay thế được tôi cả trong những công việc khó khăn nhất.

Tôi rất tự hào về hai đứa. Nhật, Mỹ chính là tài sản quý giá nhất cuộc đời vợ chồng tôi.

Ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch HĐQT Alphanam

Hai con giống tôi ở chỗ luôn đam mê, khiêm tốn trong công việc, cuộc sống, không ngừng học hỏi. Nhờ vậy mà chúng nó đủ kiến thức và kinh nghiệm để vận hành Alphanam, từng bước thay thế tôi. Tôi có thể tự tìn nói rằng giờ đây không còn phải lo cho các con, mà đang lên kế hoạch cho cháu nội, cháu ngoại (cười lớn).

Các mảng kinh doanh chính hiện nay của Alphanam là gì?

Ông Nguyễn Tuấn Hải: Bây giờ tôi không còn làm nhiều như ngày trước. Thời trai trẻ có nhiều ham muốn, tham vọng, nghĩ là làm. Thời gian đó, tôi có nguyên tắc là chỉ làm những gì mình không biết. Làm cái gì đó mà phải đạt được hai mục đích, vừa kiếm được tiền kết hợp học hỏi trong lĩnh vực mới.

Tuy nhiên hiện nay các lĩnh vực của Tập đoàn đã tinh gọn đi nhiều, thứ nhất là để tập trung nguồn lực, phù hợp chiến lược tái cấu trúc, thứ nữa là để phục vụ cho quá trình chuyển giao. Ví dụ con tôi chỉ muốn kinh doanh một số mảng thôi, thì tôi không thể phát triển thêm các lĩnh vực khác, chẳng hạn vậy.

Hiện Alphanam duy trì 3 lĩnh vực chính là sản xuất, bất động sản và đầu tư tài chính.

Sản xuất gồm sơn, thang máy và cơ điện. Trong đó, liên danh sơn Alphanam - Kansai đang tăng trưởng rất tốt, với tốc độ 50-70% mỗi năm. Mảng thang máy thì dù chịu cạnh tranh lớn từ các tập đoàn quốc tế, song vẫn có thị phần tương đối ổn. Trong khi đó, mảng cơ điện không còn là mũi nhọn, chỉ duy trì hoạt động ở quy mô tương đối hạn chế và tập trung vào các sản phẩm điện cao thế, không tham gia thị trường điện dân dụng.

Bất động sản là mảng kinh doanh quan trọng và mũi nhọn của Alphanam. Sau giai đoạn mua bán - sáp nhập (M&A) trước đây, quỹ đất đã tích luỹ được của Alphanam là rất lớn, và chúng tôi có thể yên tâm triển khai 5-7 dự án mỗi năm. Còn về đầu tư tài chính thì thực ra nó cũng bao gồm M&A doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi chuyển giao bộ phận sản xuất và bất động sản cho các con, tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các dự án đầu tư tài chính, như tham gia vào một số quỹ đầu tư chẳng hạn.

Ông có phân chia lĩnh vực cho hai người con?

Ông Nguyễn Tuấn Hải: Không có sự phân định rạch ròi đâu. Giữa Nhật với Mỹ là một sự phối hợp ăn ý và hoàn hảo. Mỗi người có một điểm mạnh riêng và bổ trợ cho nhau. Ví dụ, ở một dự án bất động sản, Mỹ và tôi phụ trách giai đoạn chuẩn bị, Nhật đảm đương khâu triển khai, dù âm thầm nhưng đây là giai đoạn nặng nhọc nhất. Sau khi hoàn thành công trình, đưa vào bàn giao thì Mỹ, với mối quan hệ ngoại giao tốt cả ở trong và ngoài nước, sẽ chịu trách nhiệm phần kinh doanh dự án.

Sau thành công của dự án Luxury Apartment ở Đà Nẵng và Khu đô thị Golden City (Long Xuyên, An Giang), Alphanam đang tiếp tục kết hợp với Marriott triển khai một số dự án trọng điểm như 58 Bạch Đằng (Đà Nẵng) hay một dự án tương tự ở trung tâm Quy Nhơn...

Trong quá trình đó, tôi đi song song, vừa là để quan sát, cũng là tham gia góp ý khi hai con gặp vấn đề vượt quá khả năng. Sau nhiều dự án thì tôi buông dần để hai đứa tự chạy. Trên thực tế thì Tập đoàn đã vận hành khá tốt với mô hình này, tôi chỉ còn phải xử lý một phần việc mang tầm chiến lược thôi.

Được biết đến là người rất coi trọng nhân tài, ông có thể nói rõ hơn?

Ông Nguyễn Tuấn Hải: Để một doanh nghiệp thành công thì nhân lực luôn là yếu tố then chốt, mang tính quyết định. Alphanam luôn coi nhân lực là tài sản quý giá nhất, các tài sản hữu hình sẽ không thể phát huy và tạo ra giá trị thặng dư nếu không có bàn tay, khối óc của người tài. Ở Alphanam thì công tác đào tạo các lớp lãnh đạo kế cận và giữ chân người tài là rất tốt. Có những người đến nay đã hơn 20 năm thành lập công ty nhưng vẫn làm việc cho Alphanam.

Người ta cứ bảo tôi là F1, hai đứa Nhật, Mỹ là F2. Tuy nhiên ở Alphanam, chúng tôi có tới 3 thế hệ: F1 là 6x chúng tôi, rồi F2 là lứa 7x mà tôi đã dày công xây dựng từ ngày xưa, có những sinh viên từ lúc ra trường đến nay là người của Alphanam, giữ các chức vụ chủ chốt. Còn thế hệ F3, trong đó có hai con tôi gồm các 8x,9x, sẽ là luồng gió tươi mới và chính là tương lai của Tập đoàn.

Cả 3 thế hệ đang phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Cũng phải nói thêm rằng Alphanam là công ty gia đình nhưng đó là đại gia đình của hàng trăm, nghìn người lao động của cả Tập đoàn, chứ không phải của riêng gì ông Nguyễn Tuấn Hải (cười lớn).

Được biết ông có hơn 2 năm làm Thành viên HĐQT Ngân hàng Quốc dân (2015-2017). Dường như người ta chưa biết nhiều về một doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải trong lĩnh vực ngân hàng?

Ông Nguyễn Tuấn Hải: Thật sự tôi rất hứng thú với lĩnh vực ngân hàng, và tôi tự tin cũng có chút năng khiếu về mảng này. Năm 2015, anh Dũng (Chủ tịch NCB ông Nguyễn Tiến Dũng) có mời tôi tham gia, lúc tôi làm Thành viên HĐQT NCB, chỉ suy nghĩ đơn giản là để học thêm về ngành ngân hàng, và cũng là để đặt một chân cho con trai tôi sau này tiếp bước.

Tuy nhiên sau đó tôi nhận thấy khối lượng công việc và trọng trách của Nhật tại Alphanam là rất lớn và khó lòng giảm bớt công việc ở Tập đoàn để tham gia quản trị một ngân hàng. Nên tôi rời khỏi NCB năm ngoái.

Có người hỏi tôi sau này, khi đã hoàn tất chuyển giao Tập đoàn cho hai con, thì có trở lại đầu tư vào ngân hàng hay không. Thực ra thích thì thích thật đấy, nhưng nó lại trái ngược lại quan điểm của tôi, là chỉ làm những cái có thể chuyển giao được cho con, nên câu trả lời của tôi chắc là không.

Cũng có một vài người bạn hỏi tôi có quay lại đầu tư trên sàn chứng khoán không. Tôi không phải mẫu người thích ồn ào, nên cùng với lý do ở trên, tôi sẽ không là nhà đầu tư chứng khoán như trước đây. Bản thân CTCP Đầu tư Alphanam cũng sẽ không quay trở lại sàn chứng khoán. Hiện gia đình tôi sở hữu 99% vốn của Alphanam và đang tìm mua 1% còn lại để biến công ty hoàn toàn là của nhà tôi.

Nói vậy không có nghĩa là chúng tôi đoạn tuyệt với thị trường chứng khoán. Thực ra hiện nay một thành viên của Alphanam vẫn niêm yết trên sàn chứng khoán là CTCP Alphanam E&C (Mã chứng khoán: AME). Trong chiến lược phát triển, Alphanam E&C sẽ trở thành tổng thầu xây dựng, phục vụ các dự án của Tập đoàn cũng như nhu cầu xây dựng đang tăng nhanh hiện nay. Vốn điều lệ của Alphanam E&C sẽ nhanh chóng được tăng từ 100 tỷ đồng hiện nay lên 1.000 tỷ đồng năm 2020, 2.000 tỷ đồng năm 2021 và 5.000 tỷ đồng năm 2022. Đây sẽ là công ty chủ lực của Alphanam trên sàn chứng khoán và do con trai tôi trực tiếp điều hành ở vị trí tổng giám đốc.

Ông có thể chia sẻ thêm về cuộc sống thường ngày, Chủ tịch một tập đoàn lớn như ông chắc hẳn rất bận rộn?

Ông Nguyễn Tuấn Hải: Đúng là bận rộn, nhưng khác với trước đây là bận rộn vất vả, thức khuya dậy sớm làm việc, thì nay nhờ đã chuyển giao phần lớn công việc cho hai con, tôi lại bận rộn...theo hướng hưởng thụ (cười lớn).

Sáng ra tôi và các con cùng ban lãnh đạo Tập đoàn thường cafe, ăn sáng cùng nhau. Ngày làm việc của tôi cũng bình thường như người khác. Nhưng dù ít hay nhiều việc, tôi đều cố gắng về nhà vào 7h tối để ăn cơm cùng gia đình và chơi với cháu nội. Đây là nề nếp, văn hoá gia đình mà tôi đã xây dựng hàng chục năm nay. Lúc rảnh tôi thích nghe nhạc. Tôi có hẳn một căn phòng với đầy đủ thiết bị phục vụ sở thích này. Tôi cũng thích Cờ Tướng, nhưng lâu lắm rồi chưa động vào bàn cờ (cười...).

Sắp tới ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, ông có nhắn nhủ gì với Tạp chí Nhà Đầu Tư/ Nhadautu.vn cũng như bạn đọc cả nước?

Ông Nguyễn Tuấn Hải: Với vai trò là một doanh nhân hoạt động lâu năm trên thương trường, tôi hiểu được mức độ quan trọng của báo chí. Những người dành thời gian hàng ngày đọc báo sẽ có nhiều hiểu biết hơn, từ đó giúp ích trong cuộc sống và công việc.

Bản thân tôi tham khảo khá nhiều thông tin từ báo chí, để thường xuyên cập nhật diễn biến xã hội, kinh tế vi mô - vĩ mô. Một chức năng nữa của báo chí là phân tích và phản biện, qua đó giúp các nhà làm chính sách có cái nhìn khách quan và toàn cảnh hơn.

Nhân dịp ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, tôi chúc Tạp chí Nhà Đầu Tư/Nhadautu.vn ngày càng phát triển và thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ đưa tin và phân tích, phản biện, trở thành một kênh thông tin tin cậy và hữu ích đối với giới doanh nhân chúng tôi.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.

Đầu tư - 18/06/2025 11:06

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.

Đầu tư - 18/06/2025 08:30

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.

Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.

Đầu tư - 17/06/2025 13:20

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.

Đầu tư - 17/06/2025 13:14

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.

Đầu tư - 17/06/2025 06:45

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.

Công nghệ - 17/06/2025 06:45

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.

Đầu tư - 16/06/2025 16:45

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.

Đầu tư - 16/06/2025 14:17

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 16/06/2025 14:10

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.

Đầu tư - 16/06/2025 11:00

TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu

TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu

Phần lớn những dự án mới ra mắt, mở bán trong thời gian gần đây tại TP.HCM đều có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi, hàng tồn kho giá cao chưa tiêu thụ hết cũng khiến sức mua thực không đạt như kỳ vọng.

Đầu tư - 16/06/2025 06:45

Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán

Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán

Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.

Đầu tư - 15/06/2025 17:54

Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?

Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?

Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.

Đầu tư - 15/06/2025 13:00

Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040

Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040

Với tiềm năng mang lại quy mô kinh tế lên tới 130 tỷ USD vào năm 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam.

Đầu tư - 15/06/2025 13:00

Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam

Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam

Một phương pháp quen thuộc Aeon Mall dùng để phát triển các dự án trung tâm thương mại là thông qua hợp tác với doanh nghiệp nội đã có sẵn đất cho dự án thương mại.

Đầu tư - 15/06/2025 08:37