[Gặp gỡ thứ Tư] GS-TSKH. Nguyễn Mại: 'Cần thực hiện nhiều giải pháp để thu hút hiệu quả FDI cho thập niên tới'
Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới như cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929-1933, COVID-19 cũng đã khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam giảm sút.
Để nhìn lại FDI năm 2020 và tìm giải pháp cho thập niên tới, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với GS-TSKH. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFI).

Năm 2021 là năm bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ mới. Người dân và doanh nghiệp đặt nhiều hy vọng vào những người được bầu vào các tổ chức dân cử có quyết tâm cao trong việc nâng cấp nền hành chính quốc gia, tiến hành cải cách nhanh hơn, đồng bộ và có hiệu quả hơn.
GS.TSKH. Nguyễn Mại
Theo đó, GS-TSKH. Nguyễn Mại cho biết, tính đến 20/12/2020, vốn FDI thực hiện ước tính 19,98 tỷ USD, bằng 98% so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 202,4 tỷ USD, tăng 9,2%, chiếm 72,3% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI đạt 167,8 tỷ USD, tăng 12,3%, chiếm 64,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước; xuất siêu 34,6 tỷ USD bù đắp nhập siêu 15,6 tỷ USD của khu vực trong nước, tạo ra xuất siêu 19 tỷ USD.
Nhiều dự án tỷ USD vào Việt Nam
GS có thể cho biết trong năm 2020 đã có những dự án FDI lớn nào đổ bộ vào Việt Nam?
GS-TSKH. Nguyễn Mại: Trong năm 2020, có thể kể đến một số dự án lớn như: Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore) 4 tỷ USD. Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh tăng 1,386 tỷ USD. Dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây tại Hà Nội (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng 774 triệu USD. Hay có thể kể thêm như Dự án Pegatron Việt Nam (Đài Loan) 481 triệu USD; Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Trung Quốc) 300 triệu USD.
Nếu tính lũy kế từ 1988 đến 2020, cả nước có 33.070 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký 384 tỷ USD, vốn thực hiện 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% vốn đăng ký.
Những lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư vào Việt Nam là gì thưa GS?
GS-TSKH. Nguyễn Mại: Các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo 226,5 tỷ USD, chiếm 59%; bất động sản 60,1 tỷ USD, chiếm 15,6%; sản xuất, phân phối điện 28,9 tỷ USD chiếm 7,5% tổng vốn đăng ký.
Hiện, có tới 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng đầu với 70,6 tỷ USD, chiếm 18,4%, Nhật Bản thứ hai với 60,3 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng vốn đăng ký, tiếp theo là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông.
GS có thể nói rõ hơn về tình hình thu hút và giải ngân vốn FDI trong năm 2020?
GS-TSKH. Nguyễn Mại: Trong năm 2020, vốn đầu tư thực hiện chỉ giảm 2% so với năm 2019; phần lớn doanh nghiệp FDI duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư nên vốn đầu tư điều chỉnh tăng 10,6% so với năm 2019.
Số dự án mới, số lượt điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà ĐTNN đều giảm so với năm 2019, tuy vậy so với một số nước ASEAN thì Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Nổi bật nhất là khu vực có vốn ĐTNN xuất siêu 34,6 tỷ USD, tạo ra kỷ lục mới về xuất siêu của Việt Nam.
Đã có 63 tỉnh, thành phố trong cả nước thu hút được FDI, TP.HCM dẫn đầu với 48,2 tỷ USD, chiếm 12,5%; Hà Nội thứ hai với 35,9 tỷ USD, chiếm 9,3%; Bình Dương thứ ba với 35,5 tỷ US, chiếm 9,2% tổng vốn đăng ký.

Doanh nghiệp FDI ngày càng đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trong ảnh: Công nhân làm việc tại nhà máy của Samsung Việt Nam). Ảnh: Gia Anh
Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút FDI
Lần đầu tiên sau hơn 30 năm thu hút vốn ĐTNN, Bộ Chính trị đã ban hành một Nghị quyết chuyên đề (Nghị quyết 50) để định hướng thu hút FDI trong các năm tới. Là người theo dõi lĩnh vực này lâu năm, GS đánh giá thế nào về thu hút FDI trong thời gian tới?
GS-TSKH. Nguyễn Mại: Có thể nói, ba chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ 1991 đến 2020 đã đặt nền móng vững chắc cho việc chuyển sang giai đoạn mới với mục tiêu năm 2030 GDP/người đạt mức thu nhập trung bình cao, để 5 năm tiếp theo trở thành nước có thu nhập cao.
Thu hút FDI đồng hành với quá trình phát triển đất nước, từ chổ khuyến khích dự án thâm dụng lao động, khai thác tài nguyên chuyển dần sang dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại gắn với chuyển giao công nghệ và hình thành đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Từ năm 2021 coi trọng hơn nữa chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của khu vực FDI theo định hướng của Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.
Vậy để thực hiện theo đúng định hướng Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, theo GS cần ưu tiên thực hiện những giải pháp nào?
GS-TSKH. Nguyễn Mại: Để thực hiện được định hướng FDI mới cần cải cách mạnh mẽ, toàn diện với hệ thống giải pháp đồng bộ. Về thể chế và thực thi thể chế, từ Đại hội đảng lần thứ VI (12/1996) đến nay đã gần 35 năm nước ta phát triển theo kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nhưng thể chế kinh tế vẫn chưa hoàn chỉnh, nhiều bất cập, xung đột lẫn nhau. Nước ta đang thực hiện EVFTA, CPTPP và một số FTA thế hệ mới với yêu cầu cao hơn về quyền sở hữu trí tuệ, lao động không cưỡng bức, công đoàn độc lập đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật.
Tình trạng nợ đọng luật, nghị định, thông tư khá lớn gây ra hậu quả đối với việc thi hành luật pháp cần được khắc phục bằng cải cách phương thức xây dựng pháp luật để khắc phục nhược điểm cố hữu trên đây, bảo đảm chất lượng và thời gian hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Các ủy ban của Quốc hội chủ trì quá trình xây dựng luật pháp bằng cách huy động các chuyên gia pháp lý, kinh tế, công nghệ có đủ năng lực, bao gồm những công chức làm việc tại các bộ, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức xã hội và cán bộ nghỉ hưu vốn là lãnh đạo các bộ, chuyên gia cao cấp đủ sức khỏe và trí tuệ tham gia vào các tổ công tác, làm việc trong một thời gian tùy theo đòi hỏi của từng luật, để biên soạn dự luật trình các cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Với cách làm như vậy mới có thể biên tập được hàng chục luật đang cần sửa đổi, bổ sung với thời gian ngắn nhất mà không chịu tác động của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, không phụ thuộc vào các bộ hiện đang phải xử lý công việc hàng ngày.
Tại diễn đàn VBF đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ tiếng nói chung với chính phủ là thu hẹp khoảng cách giữa chính sách, pháp luật và thực thi bảo đảm công khai, minh bạch, nghiêm minh.
Về năng lực canh tranh quốc gia, nhiều quốc gia trong khu vực đã ban hành chính sách khuyến khích với những ưu đãi cao hơn đối với nhà ĐTNN, bao gồm ưu đãi về tài chính. Từ khi có sự dịch chuyển doanh nghiệp FDI ra khỏi Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Indonesia đã tuyên bố về chính sách ưu đãi cao để thu hút được hàng ngàn doanh nghiệp quy mô lớn chuyển sang hai nước này.
ĐTNN gắn với cạnh tranh khu vực, do đó các cơ quan nhà nước cần theo dõi sự thay đổi chính sách ưu đãi FDI của các nước, nhất là những quốc gia trực tiếp cạnh tranh với Việt Nam, để kịp thời ban hành chinh sách mới đáp ứng đòi hỏi của nhà đầu tư, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn, để cùng với lợi thế so sánh như ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, an toàn, nhân lực có chất lượng với giá cả nhân công hấp dẫn để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn dự án FDI công nghệ, dịch vụ hiện đại, công nghệ tương lai như AI, Bigdata, Fintech…

Nhà máy Samsung Việt Nam. Ảnh: Gia Anh
Ngoài giải pháp về thể chế và thực thi thế chế cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia, cần lưu ý thêm giải pháp nào nữa không thưa GS?
GS-TSKH. Nguyễn Mại: Ngoài hai giải pháp trên, cần lưu ý thêm giải pháp về Chính phủ số và về bộ máy và con người. Trước hết, về Chính phủ số, Chính phủ đã đề ra các mục tiêu trung hạn và dài hạn đối với chuyển đổi kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số và chính phủ số; coi là cơ hội mới để nước ta xích gần và đuổi kịp trình độ phát triển một số nước trong ASEAN.
Vấn đề quan trọng là các ngành, các cấp, cơ quan nhà nước, sự nghiệp và doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện để tạo nên động lực mới của tăng trưởng kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững. Các nhà đầu tư hy vọng Chính phủ sẽ có những hỗ trợ đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đóng góp sức mình cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế số.
Thứ hai về bộ máy và con người, Đại hội Đảng lần thứ XIII sẽ quyết định những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội trọng đại của đất nước, trong đó có việc tinh giản bộ máy Đảng, Nhà nước và nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ đảng, công chức nhà nước. Đó là hai khâu then chốt trong quá trình xây dựng nền hành chính quốc gia vững mạnh.
Bộ máy quản lý nhà nước có liên quan đến FDI đã có những thay đổi tích cực, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của chính phủ số, có quá nhiều đầu mối để giải quyết một công việc, nhà đầu tư mất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục hành chính về cấp đất, xây dựng, thuế, hải quan. Cuộc cải cách hệ thống tổ chức, bộ máy cần được tiến hành đồng bộ, khẩn trương với quyết tâm cao và chịu trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu từng ngành, cơ quan, tổ chức thì mới có thể thực hiện thành công được.
Một ví dụ liên quan đến khu vực FDI là bộ máy quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp cần được tinh giản và được trang bị công nghệ thông tin hiện đại, được nối mạng với Trung tâm thông tin FDI quốc gia và các doanh nghiệp FDI, cần định ra trong vòng một, hai năm phải hoàn thành mục tiêu đó.
Công chức nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc chuyển đổi kinh tế số và thực hiện chính phủ số; do đó thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước, đạo đức và lối sống của công chức theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án và kinh doanh có hiệu quả, được lãnh đạo các ngành, địa phương, cơ quan nhà nước theo giõi, kiểm tra, đánh giá định kỳ để khen thưởng cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, kỷ luật nghiêm minh công chức và cơ quan vi phạm quy tắc công tác và luật pháp.
Năm 2021 là năm bầu cử quốc hội và thành lập chính phủ mới. Người dân và doanh nghiệp đặt nhiều hy vọng vào những người được bầu vào các tổ chức dân cử có quyết tâm cao trong việc nâng cấp nền hành chính quốc gia, tiến hành cải cách nhanh hơn, đồng bộ và có hiệu quả hơn.
Trân trọng cảm ơn GS!
Trong năm 2002, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với năm 2019. Trong đó: 2.523 dự án mới, vốn đăng ký 14,65 tỷ USD, giảm 12,5%; 1.140 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư 6,4 tỷ USD, tăng 10,6%; 6.141 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN 7,47 tỷ USD, giảm 51,7%. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần (GVMCP) trong tổng vốn đăng ký từ 40,7% năm 2019 xuống 26,2% trong năm 2020.
Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% , sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với 5,1 tỷ USD, chiếm 18% vốn đăng ký, tiếp theo là kinh doanh bất động sản 4,2 tỷ USD, bán buôn bán lẻ 1,6 tỷ USD.
Singapore dẫn đầu với 9 tỷ USD, chiếm 31,5%, Hàn Quốc đứng thứ hai với 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8%, Trung Quốc đứng thứ ba với 2,46 tỷ USD, chiếm 8,6% vốn đăng ký, tiếp theo là các quốc gia và vùng lãnh thổ Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông.
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận
Tập đoàn PDSI đề xuất ý tưởng triển khai dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân golf có quy mô khoảng 425 ha.
Đầu tư - 27/03/2025 07:58
Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên
Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.
Đầu tư - 27/03/2025 06:00
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
-
5
Người dân trúng số nhưng không được nhận tiền thắng kiện
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago