[Gặp gỡ thứ Tư] Cần lộ trình phát triển mạch lạc để năng lượng tái tạo không bị 'lỡ nhịp'

Nhàđầutư
Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước cần có cơ chế chính sách, lộ trình phát triển rõ ràng, mạch lạc để năng lượng tái tạo không bị "lỡ nhịp", tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước.
KHÁNH AN
23, Tháng 11, 2022 | 09:55

Nhàđầutư
Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước cần có cơ chế chính sách, lộ trình phát triển rõ ràng, mạch lạc để năng lượng tái tạo không bị "lỡ nhịp", tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước.

img_20211130_212419-2125

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu.

Là một lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề phát triển năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng luôn được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đang được Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét thông qua.

So với các bản trước, dự thảo Quy hoạch điện VIII vừa được trình Chính phủ vào ngày 11/11/2022 đã thể hiện xu hướng phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp hơn với cam kết của Việt Nam về cắt giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị COP26. 

Để có góc nhìn tổng thể về vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Vy,  Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

Ông nghĩ sao về dự kiến sẽ không phát triển thêm điện mặt trời trước năm 2030 trong dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất mà Bộ Công Thương trình Chính phủ?

Ông Nguyễn Văn Vy: Việt Nam là nước có tiềm năng lớn trong phát triển điện mặt trời (ĐMT), điện gió. Riêng với ĐMT, tổng tiềm năng kỹ thuật ĐMT của Việt Nam khoảng 434 nghìn MW (trong đó: ĐMT quy mô lớn mặt đất khoảng 309 nghìn MW; trên mặt nước khoảng 77 nghìn MW; trên mái nhà khoảng 48 nghìn MW).

Nhờ chính sách khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ĐMT đã có các bước phát triển vượt bậc. Đến nay tổng công suất nguồn ĐMT của Việt Nam là 16.545 MW (trong đó có 8.904 MW công suất ĐMT tập trung và 7.641 MW ĐMT mái nhà), kết cấu này đã tương đối cao, do vậy trong dự thảo Quy hoạch điện VIII vừa được trình Chính phủ vào ngày 11/11/2022 thì giai đoạn tới sẽ hạn chế và hầu như không phát triển nữa.

Theo tôi, trong các dạng năng lượng tái tạo (NLTT) thì điện mặt trời có xu thế giảm giá điện rất nhanh. Như chúng ta đã biết, trong Quyết định 11 về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT của Thủ tướng Chính phủ thì giá ĐMT là 9,35 UScent/kWh, nhưng đến Quyết định 13 thì giá phát điện xuống còn 7,03 UScent/kWh và xu hướng thời gian tới sẽ còn giảm nữa nhờ công nghệ phát triển.

Do vậy, không nên cứng nhắc khi quy định không phát triển điện mặt trời trước năm 2030.

Điều gì sẽ xảy ra đối với các dự án đã được xây dựng triển khai nhưng chưa có cơ chế giá hoặc sẽ không được tham gia vào lưới điện từ nay đến năm 2030?

Ông Nguyễn Văn Vy: Theo EVN, đến nay đã có 7.605 MW công suất nguồn điện gió đã hoàn thành, trong đó có 4.126 MW đã vào vận hành, đã được hưởng giá FIT (giá mua điện ưu đãi) theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; còn 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn nên chưa có giá bán điện.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 15 quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện của nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Trên cơ sở khung giá, EVN đàm phán với các chủ đầu tư của các dự án điện chưa được huy động để ký hợp đồng mua bán điện. Khi có các cơ chế này thì các dự án đó sẽ được huy động.

Theo tôi, thời gian chờ đàm phán hợp đồng mua bán điện này sẽ kéo dài ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm, điều này sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư. Do đó tôi đề xuất Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho huy động các dự án điện gió, ĐMT trong cơ chế chuyển tiếp đó với giá điện tạm tính để khi có giá chính thức sẽ điều chỉnh lại, EVN sẽ tính toán phần thiếu hụt và chủ đầu tư sẽ thanh toán lại cho EVN .

Ông có bình luận gì về đề xuất khung giá phát điện chuyển tiếp của EVN mới đây?

Ông Nguyễn Văn Vy: Với đề xuất này, từ số liệu các dự án, EVN sẽ tính giá điện để bảo đảm nhà đầu tư thu hồi được chi phí (kể cả trả nợ) và có mức lợi nhuận hợp lý (hệ số hoàn vốn nội tại khoảng 10-12%). Từ các mức giá đó, Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá còn EVN sẽ đàm phán và ký hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư.

Ông có đề xuất gì đối với Quy hoạch điện VIII?

Ông Nguyễn Văn Vy: Các cơ quan nhà nước cần đưa ra định hướng, chính sách với điều kiện tạo ra môi trường đầu tư ổn định đối với nguồn NLTT. Cụ thể, trên cơ sở chuẩn xác lại tiến độ các dự án nguồn điện lớn đang xây dựng, cần tiến hành cân bằng công suất – điện năng, xác định khối lượng các dự án điện mặt trời, điện gió và các nguồn NLTT cần xây dựng trong giai đoạn 2023 - 2025 - 2030. Việc cân đối cần được tiến hành theo từng vùng, miền để xác định công suất mỗi loại cần đưa vào vận hành trong từng năm của mỗi vùng, miền.

Đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, trong thời gian chờ tính toán khung giá phát điện, đàm phán và ký hợp đồng mua bán điện, đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành giá điện tạm tính, cho phép EVN huy động các nhà máy điện chuyển tiếp và thanh toán tiền điện theo mức giá bán điện tạm tính. Doanh thu bán điện của các dự án sẽ được điều chỉnh lại theo giá bán điện chính thức.

Đối với các dự án NLTT có quy mô công suất nhỏ (như điện mặt trời mái nhà, điện bãi rác, điện khí sinh học và các dự án có công suất nhỏ khác) cần được áp dụng theo biểu giá điện hỗ trợ (FIT) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hàng năm đối với mỗi loại công nghệ và tương ứng với các quy mô công suất khác nhau và theo từng vùng khác nhau.

Tóm lại, theo tôi các cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành một hệ thống cơ chế chính sách, lộ trình phát triển các dự án năng lượng tái tạo rõ ràng, mạch lạc để nhà đầu tư có cơ sở chuẩn bị nguồn lực phát triển các dự án. Trong trường hợp cơ chế này hết hiệu lực thì cần có cơ chế tiếp theo để tạo một quá trình phát triển liên tục bởi theo định hướng đến năm 2050, Việt Nam còn phát triển rất nhiều dự án NLTT.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ