12, Tháng 05, 2024 | 07:57

Giải pháp phát triển nguồn vốn cho năng lượng tái tạo

TS. CẤN VĂN LỰC
08:12 18/11/2022

Trong dự thảo quy hoạch điện VIII (gần nhất), năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 26% cơ cấu nguồn điện của Việt Nam vào năm 2030 và có thể lên mức 50,6% năm 2045. Để thực hiện mục tiêu này, cần một nguồn vốn lớn, ước tính lên tới tới khoảng 165,7 tỷ USD dành cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030.

nltt

Giải pháp phát triển nguồn vốn cho năng lượng tái tạo. Ảnh: Internet.

Tại Việt Nam, kinh tế xanh và phát triển bền vững đã được quan tâm từ sớm. Trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, năng lượng tái tạo (NLTT) là một cấu phần quan trọng.

Trong dự thảo quy hoạch điện VIII (gần đây nhất), năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 26% cơ cấu nguồn điện của Việt Nam vào năm 2030 và có thể lên mức 50,6% năm 2045. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam sẽ cần một nguồn vốn lớn, ước tính lên tới tới khoảng 165,7 tỷ USD dành cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 (theo Quy hoạch điện VIII). Do đó, bài toán nguồn vốn cho kinh tế xanh nói chung và NLTT nói riêng cần được quan tâm giải quyết để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Các nguồn vốn cho NLTT tại Việt Nam

Bên cạnh các nguồn vốn chủ sở hữu, tín dụng thương mại từ đối tác, lĩnh vực NLTT hiện nay có thể tiếp cận vốn qua các kênh lớn chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước, tín dụng ngân hàng, thị trường vốn (cổ phiếu và trái phiếu), cho thuê tài chính, quỹ đầu tư và nguồn vốn quốc tế khác...

Thứ nhất, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Trong tháng 10, hoạt động đầu tư công được đẩy mạnh, có nhiều cải thiện khi tổng mức giải ngân vốn đầu tư từ NSNN lũy kế 10 tháng đầu năm 2022 đạt 387,7 nghìn tỷ đồng, bằng 67,1% kế hoạch năm (51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước (so với mức đạt 64,3% kế hoạch và giảm 7% của cùng kỳ năm 2021).

Tuy vậy, lũy kế 10 tháng đầu năm giải ngân đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn chậm khi còn khá xa với mục tiêu của năm 2022. Chính phủ đôn đốc, quyết tâm đạt mức giải ngân khoảng 90-95% hết tháng 1/2023. Đồng thời, kế hoạch ngân sách cho đầu tư công giai đoạn 2021-2025 (gồm cả cấu phần bổ sung đầu tư CSHT từ Chương trình phục hồi 2022-2023) là khá lớn, gấp 1,4 lần giai đoạn 2016-2020.

Trong phát triển NLTT, nguồn vốn từ ngân sách là dòng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng, mạng lưới truyền tải chính. Theo Quy hoạch điện VIII, trong 165,7 tỷ USD đầu tư phát triển điện lực, sẽ dành 131,2 tỷ USD cho phát triển nguồn điện, còn khoảng 34,5 tỷ USD dành cho lưới điện.

Như vậy, bình quân mỗi năm cần vốn đầu tư 3,45 tỷ USD/năm trong khi đó thực tế triển khai trong giai đoạn 2011-2020, hàng năm EVN và EVN-NPT chỉ thu xếp được khoảng gần 1 tỷ USD/năm cho đầu tư lưới điện truyền tải. Tuy chỉ chiếm khoảng 29% nhu cầu đầu tư cho điện lực hàng năm, nguồn vốn từ NSNN lại có ảnh hưởng rất lớn bởi vấn đề mạng lưới truyền tải điện đang được xác định là một điểm nghẽn của ngành điện Việt Nam nhưng cũng là vốn mồi. Việc đảm bảo kế hoạch giải ngân đầu tư công trị giá 1 tỷ USD/năm này vì thế có ý nghĩa quyết định trong phát triển của NLTT nói riêng và ngành điện nói chung, đòi hỏi nhiều nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chính tại Việt Nam và được đánh giá là một kênh an toàn, hiệu quả.

Theo ước tính của Viện ĐT&NC BIDV, kênh tín dụng hệ thống TCTD giúp cung cấp trên 50% tổng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tính đến cuối tháng 10/2022, quy mô tín dụng của nền kinh tế đạt hơn 11,6 triệu tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cuối năm 2011 với mức tăng trưởng giai đoạn 2011-2021 đạt 14,3%/năm.

Tín dụng cũng là nguồn vốn chủ lực cho lĩnh vực NLTT tại Việt Nam thời gian qua. Theo số liệu từ NHNN, tổng dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam đến tháng 6/2022 đạt 474 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng NLTT, năng lượng sạch chiếm tỷ trọng lớn nhất (47%, tương đương 218 nghìn tỷ đồng).

Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của NLTT vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do: Các dự án NLTT đòi hỏi yếu tố kỹ thuật về môi trường chuyên sâu nên gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng; dự án NLTT cần nguồn vốn dài hạn, quy mô lớn trong khi nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn hạn nên các tổ chức tín dụng gặp khó trong việc cân đối vốn và đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.

Bên cạnh nguồn vốn tín dụng trong nước, lĩnh vực NLTT còn có thể vay vốn từ các tổ chức quốc tế. Thí dụ,Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cấp một khoản vay xanh trị giá 116 triệu USD cho Công ty CP Điện gió Liên Lập, Công ty CP Điện gió Phong Huy và Công ty CPĐiện gió Phong Nguyên trong năm 2021 để xây dựng và vận hành 3 trang trại điện gió tại tỉnh Quảng Trị.

Hay IFC, thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới, cũng đã công bố sẽ tài trợ 2 dự án điện gió tại Miền Trung Việt Nam với gói tài trợ trị giá 57 triệu USD cho Công ty CP Phong điện Thuận Bình (TBW, công ty con của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh - REE). Nguồn vốn từ những tổ chức này có quy mô lớn, lãi suất ưu đãi nên rất phù hợp cho lĩnh vực NLTT. Tuy nhiên, những dự án, doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn này cần đảm bảo minh bạch thông tin cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn xanh mà các tổ chức quốc tế đưa ra.

Thứ ba, phát hành chứng khoán vốn (cổ phiếu) đã và đang trở thành kênh gọi vốn phổ biến, đặc biệt là từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có bước phát triển vượt bậc từ năm 2015.

Quy mô thị trường tăng lên đáng kể, tổng mức vốn hóa thị trường tăng lên hơn 5 lần từ mức 1,42 triệu tỷ đồng cuối 2015 lên đến mức hơn 7,7 triệu tỷ đồng cuối 2021. Quy mô doanh nghiệp niêm yết đã tăng rất nhanh, đến nay, đã có gần 50 doanh nghiệp đạt mức vốn hóa trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường sụt giảm khá mạnh từ đầu năm 2022 với quy mô vốn hóa giảm xuống còn gần 6 triệu tỷ đồng (giảm 24% so với cuối năm 2021) làm ảnh hưởng đến nhiều kế hoạch phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp trong năm nay. Hy vọng sau quá trình điều chỉnh và lành mạnh hóa, TTCK sẽ phục hồi, phát triển, tiếp tục là kênh huy động vốn trung – dài hạn cho nền kinh tế.

Lĩnh vực NLTT cũng có sự hiện diện đáng kể trên thị trường cổ phiếu. Có thể điểm qua một vài DN tiêu biểu như Cơ điện lạnh REE (REE), Điện Gia Lai (GEG), CTCP Tập đoàn PC1 (PC1), CTCP Tư vấn xây dựng điện 2 (TV), Tập đoàn Hà Đô (HDG)… Trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều biến động thì các ngành như NLTT lại được xem là nơi đầu tư an toàn.

VNDIRECT nhận định rằng các công ty tập trung đầu tư năng lượng sạch có thể phát triển vượt bậc trong những năm tới, nên việc lựa chọn các cổ phiếu phòng thủ có triển vọng tăng trưởng gắn chặt với tăng trưởng kinh tế, như nhóm ngành này là một lựa chọn an toàn và hợp lý, nhất là khi thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều biến động lớn.

Tương tự, Chứng khoán MBS cũng đánh giá cao triển vọng tươi sáng của ngành điện và sản xuất điện khi nhu cầu tiếp tục tăng lên cùng tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Do đó, triển vọng gọi vốn thông qua thị trường cổ phiếu của lĩnh vực NLTT là rất tích cực trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động hiện nay.

Thứ tư, phát hành trái phiếu (nhất là trái phiếu xanh) ngày càng được quan tâm và sử dụng. Thị trường ghi nhận tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn từ năm 2017-2021, khi khuôn khổ pháp lý thị trường có xu hướng nới lỏng hơn với phát hành trái phiếu riêng lẻ, lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng xuống thấp. Nhiều doanh nghiệp đã huy động được nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất ổn định để đầu tư sản xuất kinh doanh thông qua phát hành trái phiếu.

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2021, có gần 400 doanh nghiệp phát hành, khối lượng phát hành là gần 657 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp năng lượng đã phát hành khoảng 25 nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp có lượng phát hành TPDN nhiều nhất là Trung Nam Group, tiếp đó là Điện Gia Lai (GEG)…

Tuy nhiên, trong năm 2022, với một số vụ vi phạm phát hành TPDN, Chính phủ chấn chỉnh, lành mạnh hóa và tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn,thị trường đã trầm lắng đáng kể. Theo báo cáo của VBMA, tính đến cuối tháng 10/2022, khối lượng phát hành thêm của các DN chỉ bằng 1/3 với tổng khối lượng phát hành 2021 là 259 nghìn tỷ đồng, cả năm chỉ khoảng 400 nghìn tỷ đồng (bằng 55% của năm 2021, trong khi nhu cầu vốn, nhu cầu trả nợ TPDN đến hạn tăng).

Trong tháng 9/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung NĐ 153/2020/NĐ-CP về phát hành TPDN riêng lẻ theo hướng thắt chặt hơn về về hồ sơchào bán và phương thức phát hành sẽ buộc nhà phát hành phải thực sự có năng lực và hồ sơ minh bạch mới có thể tham gia thị trường.

Bên cạnh những vấn đề chung của thị trường, TPDN của lĩnh vực NLTT cũng có những khó khăn, thách thức riêng. Trong năm 2021, lãi suất bình quân của TPDN lĩnh vực năng lượng dao động trong khoảng 9,5-11%/năm (cao hơn mặt bằng lãi suất bình quân của TPDN riêng lẻ năm 2021 là 8%), gây ra rủi ro tín dụng cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp năng lượng, việc phát hành trái phiếu với lãi suất cao như trên khó có thể tối ưu được chi phí vốn (vì đầu tư dự án NLTT cần thời gian dài hạn, cơ chế về giá vẫn chưa rõ ràng nên rủi ro cao). Về phía nhà đầu tư, do thiếu công cụ thẩm định, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân mua TPDN chủ yếu dựa vào lãi suất sẽ không biết được trái phiếu nào an toàn và thu được lợi nhuận.

Thứ năm, nguồn vốn FDI, lũy kế đến hết ngày 20/10/2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam ước đạt 22,46 tỷ USD, giảm 5,4 % so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới chỉ đạt 9,93 tỷ USD (mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua), giảm 23,7%, trong khi vốn đăng ký bổ sung và vốn góp, mua cổ phần tiếp tục tăng trưởng (lần lượt đạt 8,74 tỷ USD, tăng 23,3% và 3,79 tỷ USD, tăng 4,5%). Điều đó cho thấy trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, lạm phát và lãi suất tăng cùng với chính sách Zero-Covid của Trung Quốc khiến các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra thận trọng hoặc khó khăn hơn trong việc thực hiện các dự án mới; song vốn đăng ký bổ sung và vốn góp mua cổ phần tiếp tục tăng trưởng, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam.

Lượng vốn FDI vào lĩnh vực năng lượng cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong 10 tháng đầu năm 2022, lượng vốn đăng ký mới vào ngành Sản xuất, phân phối điện đạt hơn 2,2 tỷ USD, xếp thứ 3 về lượng FDI đăng ký (sau lĩnh vực Công nghiệp chế biến chế tạo và Kinh doanh BĐS). Việt Nam đang là điểm đến của dòng vốn đầu tư cho lĩnh vực năng lượng, thể hiện qua dữ liệu M&A các dự án năng lượng tái tạo vẫn tăng gấp đôi so với năm trước, bất chấp khó khăn với M&A giảm sút trên mọi lĩnh vực (theo VNDirect).

Bên cạnh những dự án trong lĩnh vực điện lực và năng lượng, những dự án FDI xanh tại các lĩnh vực khác cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của NLTT tại Việt Nam. Ví dụ, Tập đoàn LEGO đã khởi công xây dựng nhà máy mới trị giá hơn 1 tỷ USD được trang bị các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà và một trang trại điện mặt trời trên khu đất lân cận tại Bình Dương vào đầu tháng 11/2022; hay Tập đoàn Pandora, Đan Mạch cũng đã quyết định đầu tư dự án 100 triệu USD dự kiến sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Các dự án FDI này không chỉ đóng góp nhiều giá trị kinh tế, mà còn thúc đẩy sự phát triển của NLTT, qua đó giúp Việt Nam phát triển bền vững hơn và "xanh" hơn…

Thứ sáu, nguồn vốn từ các quỹ đầu tư Số lượng quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam khá nhiều, gồm các quỹ đầu tư chủ yếu vào cổ phần tư nhân; quỹ đầu tư công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm (Dragon Capital, IDGVV-IDG Venture Vietnam, VinaCapital, FPT Venture...); quỹ đầu tư vào bất động sản; quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần… Trong năm 2021, thị trường ghi nhận 165 thương vụ đầu tư vào các startup, thu hút được hơn 1,44 tỷ USD.

Trong năm 2022, thị trường khởi nghiệp Việt Nam đã đánh dấu sự khởi đầu tiềm năng với các thương vụ nội bật trong mảng công nghệ tài chính và thương mại điện tử như đầu tư của Square Peg vào ngân hàng kỹ thuật số Timo, đầu tư của VNG và Do Ventures vào công ty giải pháp phần mềm kỹ thuật số OpenCommerce Group…. Việt Nam hiện dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch đầu tư mạo hiểm. So với năm 2020, số lượng giao dịch đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam vào năm 2021 đã tăng 57%. Tốc độ tăng trưởng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp của Việt Nam cao hơn Singapore (53%), Philippines (42%), Indonesia (27%), Thái Lan (9%) và Malaysia (1%). Về vốn đầu tư, Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong ASEAN về tốc độ tăng vốn cho đầu tư khởi nghiệp.

Sự phát triển mạnh mẽ của các quỹ đầu tư chính là cơ hội cho các các doanh nghiệp lĩnh vực NLTT, đặc biệt là các doanh nghiệp startup tại Việt Nam. Theo VNDirect, hoạt động M&A tại các dự án năng lượng tái tạo vẫn tăng gấp đôi so với năm trước, bất chấp khó khăn với M&A giảm sút trên mọi lĩnh vực. Điều này cho thấy NLTT vẫn có sức hút lớn tới dòng vốn tư nhân, và các DN NLTT cần quyết liệt thu hút dòng vốn từ nguồn này hơn nữa. Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại chưa có quỹ đầu tư ESG (ưu tiên các dự án tính đến các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị)), một nguồn vốn đầu tư quan trọng cho lĩnh vực NLTT. Ghi nhận từ các thị trường mới nổi và đang phát triển cùng khu vực cho thấy các quỹ ESG có xu hướng gia tăng quy mô vốn rất lớn. Do đó, việc thiếu sót loại hình quỹ đầu tư này tại Việt Nam là một thiệt thòi lớn cho lĩnh vực NLTT.

Giải pháp phát triển các nguồn vốn cho năng lượng tái tạo

Giải pháp chung

Thứ nhất, Chính phủ cần sớm ban hành Quy hoạch điện VIII như là kim chỉ nam cho ngành điện, trong đó có NLTT. Theo đó, Quy hoạch phát triển NLTT cũng cần sớm được ban hành.

Thứ hai, cần xây dựng các tiêu chuẩn cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, từ đó có cơ sở để cung cấp các dòng vốn ưu đãi. Trên thế giới, năng lượng tái tạo đang là lĩnh vực được ưu tiên cao bởi các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư cũng như các nhà đầu tư trái phiếu, cổ phiếu. Tuy nhiên, để có thể nhận diện chính xác được các dự án năng lượng tái tạo đủ tiêu chuẩn "xanh" thì cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý.

Trên thế giới, Chính phủ các nước đã đưa ra nhiều tiêu chí để đánh giá các dự án NLTT nói riêng và các dự án "xanh" nói chung như tiêu chuẩn về kế toán, tín chỉ carbon…v.v. Các tiêu chí này sẽ giúp các ngân hàng, quỹ đầu tư và nhà đầu tư nhận định đúng được về mức độ "xanh" của các dự án, từ đó có thể đưa ra các quyết định cho vay/đầu tư phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài đưa ra quyết định đầu tư, bởi đây là những đối tượng có ít khả năng tiếp cận thông tin về các dự án hơn. Vì thế, Việt Nam cũng cần sớm cân nhắc để đưa ra các tiêu chuẩn xanh này để thúc đẩy dòng vốn đầu tư cho các dự án xanh.

Thứ ba, bản thân các doanh nghiệp, dự án NLTT cũng cần minh bạch báo cáo tài chính, dòng tiền, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về kế toán, kiểm toán cũng như quản trị công ty. Những việc này không chỉ giúp các doanh nghiệp, dự án hoạt động hiệu quả hơn mà còn tạo tiền để để họ có thể kêu gọi vốn đầu tư từ những kênh như niêm yết trên thị trường chứng khoán hay xin vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài.

Giải pháp phát triển nguồn vốn cho lĩnh vực NLTT

Thứ nhất, Bộ Tài Nguyên – MT và NHNN cần sớm đưa ra các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành, lĩnh vực xanh(trong đó bao gồm NLTT)để các TCTD có cơ sở để đánh giá, thẩm định và giám sát các khoản tín dụng.

Thứ hai, đối với vốn tín dụng, NHNN cũng cần đưa ra các chính sách khuyến khích tín dụng NLTT mạnh mẽ hơn như: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng cho vay tái cấp vốn cho các TCTD có tỷ lệ dư nợ tín dụng NLTT cao; điều chỉnh trọng số rủi ro đối với dư nợ tín dụng NLTT xuống thấp hơn tín dụng thương mại khác...; chỉ đạo, định hướng phát triển tín dụng NLTT trong tổng thể phát triển tín dụng xanh ngành ngân hàng. Theo đó, Việt Nam nên có Quỹ tái cấp vốn, gói tín dụng xanh với lãi suất thấp, hỗ trợ đối với các chương trình cho vay thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của Chính phủ với những điều kiện cho vay phù hợp với thực trạng ở Việt Nam để giúp hoạt động này bớt phụ thuộc vào nguồn vốn NSNN hay nước ngoài.

Thứ ba, các TCTD cần xây dựng quy trình thẩm định dành riêng cho lĩnh vực NLTT (dựa trên những tiêu chí, danh mục mà NHNN sẽ ban hành), đồng thời tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ưu đãi cho lĩnh vực này. TCTD cũng cần tăng cường đào tạo cho cán bộ về NLTT để các hoạt động thẩm định, thiết kế sản phẩm và quản lý rủi ro của tín dụng xanh được thực hiện một cách phù hợp và hiệu quả hơn.

Thứ tư, đối với nguồn vốn trái phiếu: Bộ Tài chính, UBCKNN cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu, trong đó quan trọng là cần tăng năng lực của các tổ chức định hạng tín dụng. Việc được định hạng tín dụng sẽ giúp các trái phiếu NLTT trở nên minh bạch, dễ tiếp cận hơn với số đông các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp NLTT như hỗ trợ chi phí phát hành, hỗ trợ chi phí thực hiện định hạng tín nhiệm. Đồng thời, cần có các chế tài để xử lý việc các DNNLTT không tuân thủ các tiêu chí về phát hành trái phiếu xanh, qua đó đảm bảo công tác phát hành được thực hiện theo thông lệ quốc tế để đảm bảo an toàn và tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư.

Thứ năm, đối với nguồn vốn cổ phiếu: Bộ Tài chính, UBCKNN cần đẩy mạnh các biện pháp để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp NLTT niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để tân dụng triển vọng rất tích cực của lĩnh vực này. Hiện tại, trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo niêm yết trên sàn còn rất ít. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho lĩnh vực NLTT, khi mà xu thế tại các thị trường mới nổi và đang phát triển cùng khu vực cho thấy định giá tài sản của các doanh nghiệp năng lượng cũng đang tăng lên theo định giá tài sản xanh tăng. Do đó, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ mang lại nguồn vốn lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực NLTT.

Đồng thời, cần sớm hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả cho thị trường vốn: Ban hành Luật bảo vệ nhà đầu tư và thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư như kinh nghiệm của Mỹ, Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư; Sửa đổi Nghị định 128/2021/ND-CP theo hướng tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trên TTCK, tăng tính răn đe và hiệu lực thực thi pháp luật (mức phạt tối đa hiện nay là 1,5 tỷ đồng với cá nhân và 3 tỷ đồng với tổ chức); Ban hành Quy chế hướng dẫn Thông tư 120/2020/TT-BTC về giao dịch T+0 theo đúng kế hoạch, lộ trình, góp phần tăng thanh khoản thị trường; Nghiên cứu sửa đổi một số tiêu chí của VN30 đảm bảo chất lượng, quy mô, hiệu quả của các doanh nghiệp lớn, dẫn dắt thị trường; Phát triển các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa, hạn chế rùi ro như hợp đồng tương lai chỉ số VNX50 (VNX50 futures); Rà soát, kiểm tra, yêu cầu điều chỉnh giảm hạn mức cho vay ký quỹ…v.v.

Cũng với thị trường vốn, cần tăng cường củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tăng cường giáo dục tài chính. Các cơ quan chức năngcần nhanh chóng giải quyết, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm quy định trên TTCK và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền và mở rộng các chương trình giáo dục tài chính để nâng cao năng lực của nhà đầu tư, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, tránh tâm lý bầy đàn. UBCKNN cần đẩy mạnh tuyên truyền và giới thiệu sổ tay "Hướng dẫn trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững” mới được ban hành để các DN NLTT nắm bắt được những việc cần làm để thực hiện phát hành trái phiếu xanh theo thông lệ. Cùng với đó, công tác giáo dục, nâng cao kiến thức tài chính cho nhà đầu tư cũng cần được đẩy mạnh để phát triển bền vững thị trường trái phiếu nói chung và trái phiếu lĩnh vực NLTT nói riêng.

Thứ sáu, đối với nguồn vốn quốc tế: rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với những biến động của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược thu hút doanh nghiệp FDI của các nước trên thế giới. Đồng thời, tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài; Chính phủ cần xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, "Sản xuất xanh, phát triển xanh là xu hướng chung, xu hướng tất yếu mà Việt Nam nên đi theo”. Lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phái có năng lực, khả năng chống chịu với sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia của đất nước;

Cần khẩn trương hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thể chế chính sách quản lý, giám sát đầu tư nước ngoài phù hợp với quan hệ kinh tế mới, mô hình và phương thức kinh doanh mới, bảo vệ thị trường trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho khu vực trong nước phát triển phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Đồng thời, tăng cường đầu tư cho giáo dục; xây dựng các chuyên khoa về NLTT tại các trường ĐH để xây dựng lực lượng lao động có trình độ cao trong lĩnh vực này. Bên cạnh dạy kỹ năng nghề, cần đào tạo nâng cao kỷ luật lao động, các kỹ năng mềm, khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để lao động Việt Nam vừa có kỹ năng nghề cao và có tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong thời kỳ Chuyển đổi số mạnh mẽ.

Thứ bảy, giải pháp phát triển nguồn vốn từ các quỹ đầu tư khác: Thúc đẩy việc hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư trong nước, đặc biệt là quỹ đầu tư vốn tư nhân, quỹ ESG, có ưu đãi về thuế, hỗ trợ về thủ tục hành chính... để trở thành nguồn cung cấp vốn đầu tư chủ đạo cho NLTT; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài tới thị trường Việt Nam, đặc biệt là các quỹ đầu tư có uy tín và quy mô lớn. Các quỹ này sẽ mang tới lượng vốn lớn, đồng thời năng lực thẩm định của họ cũng sẽ giúp sàng lọc và phát triển các dự án và doanh nghiệp NLTT tại Việt Nam. Tiếp đến, phát triển các công ty quản lý quỹ theo hướng lành mạnh, hiệu quả hơn nữa. Theo đó, cần phát triển thị trường trao đổi chứng chỉ quỹ nhằm tăng tính thanh khoản, luân chuyển vốn cho thị trường.

  • Cùng chuyên mục
Cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở thị trường bán lẻ Việt Nam

Cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở thị trường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang mở ra một loạt cơ hội mới cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, nhất là các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các thương hiệu thời trang, từ phân khúc giá rẻ tới xa xỉ - vốn còn hiện diện rất ít so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Thị trường - 12/05/2024 07:12

Doanh nghiệp thép có nhiều động lực

Doanh nghiệp thép có nhiều động lực

Việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm 2023 và ngay từ đầu năm 2024 sẽ là động lực giúp doanh thu của ngành thép tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Khối ngoại bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng

Khối ngoại bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng

Trong tuần giao dịch vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh với giá trị 3.139,47 tỷ đồng trên HOSE và tập trung đột biến tại VHM.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Thách thức mới từ ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng

Thách thức mới từ ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng

Hiện nay, 90% giao dịch ngân hàng được thực hiện trên kênh số. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của công nghệ là sự gia tăng hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đây cũng là một thách thức trong quá trình số hoá ngân hàng truyền thống.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Lãnh đạo Tổng cục Thuế: Khẩn trương xây dựng nghị định thực thi Thuế Tối thiểu toàn cầu

Lãnh đạo Tổng cục Thuế: Khẩn trương xây dựng nghị định thực thi Thuế Tối thiểu toàn cầu

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng nghị định hướng dẫn thực thi quy định Thuế tối thiểu toàn cầu, cố gắng tháng 7/2024 có dự thảo lấy ý kiến rộng rãi; tháng 10/2024 có thể ban hành nghị định hướng dẫn thu thuế bổ sung năm 2024.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Lễ hội Làng Sen: Quảng bá Nghệ An luôn rộng mở những cơ hội hợp tác và phát triển

Lễ hội Làng Sen: Quảng bá Nghệ An luôn rộng mở những cơ hội hợp tác và phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho rằng Lễ hội Làng Sen là dịp để giới thiệu, quảng bá với cả nước và bạn bè quốc tế về văn hóa xứ Nghệ, về mảnh đất, con người Nghệ An năng động, thân thiện, luôn rộng mở những cơ hội hợp tác và phát triển.

Sự kiện - 12/05/2024 06:59

Bình Phước khởi công nhà máy nông sản 6,5 triệu USD

Bình Phước khởi công nhà máy nông sản 6,5 triệu USD

Nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước có quy mô 400.000 tấn/năm, với tổng mức đầu tư 6,5 triệu USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 6/2025.

Thị trường - 11/05/2024 18:36

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay như thế nào?

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay như thế nào?

11 khách hàng phản ánh tới Cục Hàng không về việc mua vé máy bay với mức giá cao "bất thường". Tuy nhiên, qua kiểm tra, Cục khẳng định không có trường hợp nào có tình trạng vé bán vượt khung giá quy định.

Sự kiện - 11/05/2024 17:10

Vì sao khách sạn có vị trí 'kim cương' ở Huế bị rao bán?

Vì sao khách sạn có vị trí 'kim cương' ở Huế bị rao bán?

Trung tâm đấu giá dịch vụ tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với Cục Thi hành án dân sự tỉnh này vừa có thông báo đấu giá khách sạn Romance gồm quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất.

Tài chính - 11/05/2024 14:55

ESG 'nóng' hơn trong mùa đại hội đồng cổ đông 2024

ESG 'nóng' hơn trong mùa đại hội đồng cổ đông 2024

Mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, có thêm nhiều doanh nghiệp đưa định hướng theo đuổi mục tiêu ESG (môi trường, xã hội và quản trị) vào chiến lược dài hạn.

Tài chính - 11/05/2024 14:54

Phó Thủ tướng: Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an nếu phát hiện vi phạm trong kinh doanh vàng

Phó Thủ tướng: Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an nếu phát hiện vi phạm trong kinh doanh vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng. Trường hợp phát hiện tình trạng đầu cơ, trục lợi, đẩy giá… trong kinh doanh vàng thì chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý.

Sự kiện - 11/05/2024 12:00

Đông Nam Á như thỏi nam châm đang hút hàng chục tỷ USD đầu tư từ các 'đại gia' công nghệ thế giới

Đông Nam Á như thỏi nam châm đang hút hàng chục tỷ USD đầu tư từ các 'đại gia' công nghệ thế giới

Từ lâu được coi là vùng đất hứa cho lĩnh vực công nghệ, Đông Nam Á đang nhanh chóng nổi lên như một trung tâm hấp dẫn các 'đại gia' công nghệ thế giới. Các CEO của Apple Inc., Microsoft Corp. và Nvidia Corp. nằm trong số những ông lớn trong ngành đã đến khu vực này, cam kết đầu tư hàng tỷ USD.

Đầu tư - 11/05/2024 11:23

Đằng sau cuộc đua tăng vốn của công ty chứng khoán

Đằng sau cuộc đua tăng vốn của công ty chứng khoán

Tăng vốn đang là nhu cầu cấp thiết của các công ty chứng khoán để đáp ứng nhu cầu cho vay giao dịch ký quỹ (margin), kinh doanh nguồn, đồng thời đón đầu “cuộc chơi lớn” mang tên KRX và nâng hạng thị trường.

Tài chính - 11/05/2024 09:53

[Café Cuối tuần] Quản lý vàng miếng SJC: Khi mục tiêu 'phiêu' thực tế...

[Café Cuối tuần] Quản lý vàng miếng SJC: Khi mục tiêu 'phiêu' thực tế...

Những phiên đấu thầu vàng miếng SJC thất bại gần đây có thể được xem là một bài học đắt giá, một lời cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách rằng, việc quản lý thị trường vàng cần phải được tiếp cận một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Sự kiện - 11/05/2024 09:00

Cú phá vỡ kỷ lục đấu giá của Jeff Bezos và xu hướng đầu tư vào nghệ thuật của các tỷ phú thế giới

Cú phá vỡ kỷ lục đấu giá của Jeff Bezos và xu hướng đầu tư vào nghệ thuật của các tỷ phú thế giới

Khi mối lo ngại về biến động của thị trường chứng khoán vẫn tồn tại, những cá nhân giàu nhất thế giới, bao gồm không chỉ tỷ phú Jeff Bezos mà cả ông trùm truyền thông Oprah Winfrey và nam diễn viên nổi tiếng Leonardo DiCaprio, đang chuyển dần sang nghệ thuật như một con đường đầu tư chiến lược, bài báo trên Benzinga viết.

Phong cách - 11/05/2024 08:57

Phát hiện thêm hơn 90.000 chứng chỉ IELTS cấp trái phép

Phát hiện thêm hơn 90.000 chứng chỉ IELTS cấp trái phép

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) kết luận khoảng 90.400 chứng chỉ ngoại ngữ, gồm 45.679 chứng chỉ Aptis và 58.414 chứng chỉ IELTS do Hội đồng Anh cấp năm 2022 là sai quy định.

Pháp luật - 11/05/2024 08:53