[Gặp gỡ thứ Tư] Sau 5 năm “nhốt” trong VAMC, nợ xấu đang bắt đầu quay trở lại các ngân hàng

MINH ANH
06:00 16/01/2019

Nhận định về tình trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, chúng ta chỉ đang “quét rác xuống dưới tấm thảm”, nhìn bề ngoài thì đẹp hơn, nhưng thực tế thì nó đang dồn đống lại và ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm hơn...

Cho tới thời điểm này vẫn chưa có báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2018 của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, một trong những điểm đáng lo ngại đáng được lưu ý là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng “đột biến” cùng một lý do nợ xấu tăng ở đa số các ngân hàng trong quý 3/2018.

Kết thúc quý 3/2018, bức tranh nợ xấu gây nhiều lo lắng khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng ở 19/23 ngân hàng, đặc biệt là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Theo thống kê, 23 ngân hàng hiện đang "ôm" hơn 83.200 tỷ đồng nợ xấu, tăng 19% so với hồi đầu năm. Chỉ có 4/23 ngân hàng có nợ xấu sụt giảm là Sacombank, Eximbank, ABBank và NamABank. Nợ nhóm 5 đang chiếm hơn một nửa nợ xấu tại nhiều ngân hàng, trong đó có những nhà băng tỷ lệ này trên dưới 80% số dư nợ xấu, như Sacombank (93%), VIB (88%), Vietinbank (72%).

Liệu tình trạng này có đáng lo ngại? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính, ngân hàng.

ts-nguyen-tri-hieu

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Thưa ông, trong quý 3 vừa qua, tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng đột ngột tăng mạnh. Xin ông cho biết, nhận định của mình về tình trạng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện tại?

Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nợ xấu đã được xử lý tích cực trong thời gian vừa qua, từ việc các NHTM tự xử lý nợ xấu, mua nợ xấu từ VAMC và bản thân VAMC tự xử lý nợ xấu.

Đã 5 năm kể từ thời điểm nợ xấu được “nhốt” vào VAMC, kể từ đó đến nay đã có khoảng 280.000 tỷ đồng nợ xấu được bán cho VAMC. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại VAMC mới tự xử lý được 86.000 tỷ đồng nợ xấu, bằng khoảng 1/3 số nợ mua vào. Sau 5 năm mới xử lý được 30%, vậy 70% còn lại bao giờ mới xử lý xong? Nói như vậy để thấy không thể nói kết quả xử lý nợ xấu là tích cực.

Sau 5 năm “nhốt” trong VAMC, nợ xấu đang bắt đầu quay trở lại các ngân hàng khi trái phiếu đặc biệt bắt đầu tới thời kỳ đáo hạn. Đó là lý do tại sao nợ xấu tại hệ thống ngân hàng bắt đầu tăng cao trong những tháng gần đây.

Vậy vướng mắc về xử lý là ở đâu thưa ông? Việc xử lý nợ xấu quá chậm, cùng với việc nợ xấu quay trở lại có ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Vướng mắc lớn nhất với ngân hàng khi xử lý nợ xấu có lẽ là việc xử lý tài sản bảo đảm. Các ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực xử lý nợ xấu qua thu hồi tài sản bảo đảm. Nhưng thu hồi rồi mà không bán được, đấu giá tài sản không thành công thì cũng coi như công cốc.

Việc nhiều tài sản được đấu giá đi đấu giá lại lên tới cả hàng 5, 7 lần nhưng vẫn không thể bán và vẫn phải hạ giá liên tục, cho thấy việc bán đấu giá tài sản không thành công. Như khoản nợ 2.400 tỷ đồng của Công ty Thuận Thảo do BIDV và VAMC rao bán tới lần thứ 4 vẫn không được. Đây là một trở ngại lớn để xử lý nợ xấu.

Nói về ảnh hưởng của việc chậm trễ trong xử lý nợ xấu, đầu tiên cần xét tới ảnh hưởng đến ngành ngân hàng. Nợ xấu tạo ra sự mất thanh khoản, căng thanh khoản của ngân hàng. Chúng ta hình dung, các ngân hàng huy động tiền gửi rồi cho vay, nhưng rồi số tiền cho vay đó không quay trở lại để ngân hàng thanh toán khoản huy động. Vì thế, ngân hàng luôn phải huy động thêm tiền mới để trả tiền cũ đến hạn. Mà muốn huy động được thêm nhiều tiền từ nền kinh tế hữu hạn thì cần tăng lãi suất. Đó là lý do tại sao lãi suất khó giảm khi nợ xấu còn cao. Và bản thân ngân hàng thì luôn phải huy động vốn để nuôi nợ xấu, nếu không sẽ nhanh chóng phá sản và một mặt là huy động vào nhưng cũng không có tiền lưu thông để nuôi nền kinh tế.

Chính thanh khoản căng thẳng, lãi suất khó giảm hoặc tăng cũng tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới nền kinh tế, khi nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào vốn ngân hàng. Đây là nguyên nhân tại sao doanh nghiệp kêu khổ. Khổ vì khó tiếp cận vốn vay và có vay được thì lãi suất cũng rất cao. Đó cũng là một phần nguyên nhân để năm nào cũng khó hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Liệu tình trạng nợ xấu cách đây 5 năm và sau khi nó bắt đầu quay trở lại sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế, thưa ông?

Theo tôi, mức độ ảnh hưởng có thể tăng lên chứ không phải là giảm đi. Trước đây 5 năm thì ngân hàng bán nợ cho VAMC và khoản nợ đó được khoanh lại để các ngân hàng không bị ảnh hưởng. Tài sản xấu được đem ra khỏi cơ thể ngân hàng, thay vào đó là trái phiếu đặc biệt, là tài sản tốt. Ở thời điểm đó, các ngân hàng phải chiết khấu 20%/năm cho tài sản đó, tuy nhiên sau đó, nhiều ngân hàng được phê duyệt chỉ phải chiết khấu 10%/năm. Tuy nhiên, đó chỉ là phương pháp hạch toán để làm sổ sách ngân hàng đẹp hơn, còn trên thực tế nhiều khoản nợ đã mất vốn và đáng ra phải khấu hao 100% tài sản đó. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận ngân hàng, thậm chí vốn chủ sở hữu.

Thực tế, trong 5 năm qua nhiều ngân hàng giữ trong sổ sách chỉ là tài sản ảo và đến một lúc nào đó, khi không thể nuôi được đống nợ xấu đó nữa, khách hàng không đổ thêm tiền mới vào ngân hàng để nuôi nợ cũ, một vài ngân hàng có thể mất thanh khoản, lợi nhuận tiêu tan. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng tình trạng có vẻ trầm trọng hơn so với trước đây.

Vậy giải pháp cho thực trạng này nên là gì, thưa ông?

Quan trọng hơn cả lúc này là thành lập thị trường mua bán nợ để ngân hàng bán nợ đi, ngay cả bán thấp hơn giá trị sổ sách, bán với tỷ lệ triết khấu cao. Chỉ có bán được nợ xấu dòng tiền mới trở lại ngân hàng và ngân hàng thì hoạt động bằng tiền tươi thóc thật chứ không phải tiền trên sổ sách. Tuy nhiên, vấn đề lại chính là làm sao để bán được nợ, thành lập được thị trường mua bán nợ?

Đây là vấn đề rất khó, rất nan giải. Nếu hình dung một cách giản dị thì mua bán nợ thực ra là có một khoản nợ, được thế chấp bằng tài sản bảo đảm, khi bán nợ thì cần chuyển tài sản bảo đảm đó cho bên mua và bên mua thanh toán bằng một khoản tiền theo thoả thuận. Tuy nhiên, trên thực tế việc mua bán nợ không diễn ra đơn giản như vậy.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, muốn công chứng cho việc mua bán một tài sản bảo đảm thì cần có chuyển nhượng thật tài sản đó mới có được chứng thực, còn chỉ là mua bán trên giấy tờ thì công chứng rất khó khăn. Vì thế, bán nợ nhưng lại không chuyển nhượng được tài sản bảo đảm và không ai công chứng cho việc mua bán nợ mà mua bán cả tài sản bảo đảm. Như vậy thì gần như không thể mua bán nợ.

Đặc biệt nữa là thị trường mua bán nợ phải có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài nhưng khi nhìn thấy những vướng mắc pháp lý như thế họ sẽ bỏ chạy. Bản thân Nghị quyết 42 của Quốc hội được cho là đã tạo bước chuyển biến lớn trong xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, nó lại chỉ giải quyết được vấn đề thu giữ tài sản bảo đảm mà lại không nói tới việc thành lập thị trường mua bán nợ ra sao, như thế nào để giải phóng nợ xấu, giải quyết tài sản bảo đảm, không giải quyết được tận gốc vấn đề.

Nhiều năm công tác bên các nước phát triển, như Mỹ, tôi thấy việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm bên đó rất dễ dàng, còn luật pháp ở ta còn rất khó khăn để chuyển nhượng tài sản bảo đảm trong mua bán nợ xấu.

Thiết nghĩ nên có sự vào cuộc của Chính phủ và Quốc hội trong việc thành lập thị trường mua bán nợ và chuyển nhượng tài sản bảo đảm mua bán nợ để tạo hành lang thông thoáng cho xử lý nợ xấu. Còn như hiện nay, chúng ta chỉ đang “quét rác xuống dưới tấm thảm”, nhìn bề ngoài thì tưởng là đã sạch sẽ, đẹp đẽ, nhưng thực tế thì rác vẫn ở đó, nợ xấu vẫn ở đó, dồn đống lại và có vẻ ngày càng trầm trọng hơn.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.

Tài chính - 22/03/2025 09:55

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…

Tài chính - 22/03/2025 06:45