EVN: Nợ gần 487.000 tỷ đồng 'vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép'

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy EVN đang nợ đến 486.981 tỷ đồng, và đó chỉ là con số ghi nhận được vì cơ quan kiểm toán cho rằng "còn có khoản nợ tiềm ẩn khác". Tuy nhiên, đơn vị này khẳng định "nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép".
ĐÌNH VŨ
18, Tháng 07, 2017 | 16:40

Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy EVN đang nợ đến 486.981 tỷ đồng, và đó chỉ là con số ghi nhận được vì cơ quan kiểm toán cho rằng "còn có khoản nợ tiềm ẩn khác". Tuy nhiên, đơn vị này khẳng định "nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép".

EVN-giai-thich-no-lon

 EVN: Nợ gần 487.000 tỷ đồng vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép

Nợ 486.981 tỷ đồng chưa kể nợ tiềm ẩn

Theo kết quả kiểm toán do công ty Deloitte thực hiện, kết thúc năm tài chính 2016, tổng tài sản của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là trên 692.216 tỷ đồng, tăng trên 51.000 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, số nợ phải trả lên tới trên 486.981 tỷ, tăng trên 32.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 121.192 tỷ, nợ dài hạn lên đến khoảng 365.788 tỷ đồng (tăng trên 31.000 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước).

Không chỉ có những khoản nợ "nhìn thấy được" nêu trên, cơ quan kiểm toán Deloitte còn nhấn mạnh rằng EVN có một số khoản "nợ tiềm tàng" khác. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có điều chỉnh trên báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính 2016 liên quan đến các khoản nợ tiềm tàng này. Lý do là “giá trị của các nghĩa vụ nợ này không được xác định một cách đáng tin cậy”.

EVN vừa được Chính phủ thông qua đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, công ty mẹ EVN tiếp tục là công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Cùng với đó là các công ty Truyền tải điện quốc gia, 5 tổng công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung và miền Nam, Hà Nội và TP.HCM; trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia…

Tuy nhiên, EVN sẽ cổ phần hóa các Tổng công ty phát điện 1, 2, 3. Theo lộ trình, EVN nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp này đến hết năm 2019 và đến năm 2020 tiếp tục xem xét thoái phần vốn Nhà nước còn nắm giữ xuống dưới mức chi phối.

Nợ lớn nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép

Trả lời báo chí về những chi tiết được Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam nêu ra liên quan đến những khoản nợ, đại diện EVN khẳng định: "Các khoản nợ công tiềm tàng được thể hiện đầy đủ trong báo cáo tài chính của EVN. Đây là khoản công nợ tiềm tàng chứ không phải khoản công nợ không đáng tin cậy".

Giải thích cụ thể hơn, đại diện tập đoàn cho biết các khoản nợ này liên quan đến cước phí vận chuyển khí của các nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), chưa được phê duyệt chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Hiện tại, EVN đang áp dụng cước theo đơn giá từ năm 2012 và sẽ được điều chỉnh khi có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Giải thích về khoản nợ lớn nêu trên, đại diện EVN cho biết: Để bảo đảm cung cấp đủ điện cho đất nước, hằng năm, nhu cầu đầu tư các dự án điện của EVN rất lớn. Trong giai đoạn 2010-2015, EVN đã đầu tư 492.000 tỉ đồng để đưa vào phát điện 34 tổ máy với tổng công suất 9.852 MW, hoàn thành 865 công trình lưới điện 110-500 KV với tổng chiều dài đường dây 13.100 km và tổng dung lượng trạm biến áp tăng thêm là 56.000 MVA.

Thời gian tới, nhu cầu điện năng tiếp tục tăng cao (bình quân hằng năm trên 10%) nên EVN vẫn phải tiếp tục huy động vốn để đầu tư các dự án điện. Trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư của EVN khoảng 720.576 tỉ đồng.

Trong khi đó, cái khó của EVN là nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không có; nguồn vốn tự có hạn chế; nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam có thể chỉ còn kéo tới năm 2019, sau đó sẽ phải chuyển sang vay vốn thương mại. Do đó, để đáp ứng nhu cầu đầu tư, EVN phải huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. "Tuy nhiên, dù cho số dư nợ vay trong báo cáo tài chính của EVN rất lớn nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép là hệ số nợ/vốn chủ sở hữu dưới 3 lần", đại diện EVN nói.

Cùng với đó, vị này khẳng định: Mặc dù, số dư nợ vay lớn nhưng EVN luôn thực hiện kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định trong các hợp đồng tín dụng. Vì vậy, EVN rất có uy tín đối với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước và họ luôn sẵn sàng cho EVN vay để đầu tư các dự án điện nếu đáp ứng các tiêu chí cho vay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ