Chủ tịch EVN: Phấn đấu giảm thời gian mất điện từ 1.600 phút xuống còn 400 phút

Nhàđầutư
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2017, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - ông Dương Quang Thành - cho biết: EVN sẽ phấn đấu để giảm thời gian mất điện từ 1.600 phút hiện nay xuống còn 400 phút vào năm 2020.
NGUYỄN THOAN
17, Tháng 05, 2017 | 15:51

Nhàđầutư
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2017, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - ông Dương Quang Thành - cho biết: EVN sẽ phấn đấu để giảm thời gian mất điện từ 1.600 phút hiện nay xuống còn 400 phút vào năm 2020.

ChutichHDTVphatbieu ok

 Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Dương Quang Thành 

Ông Dương Quang Thành cho biết: Năm 2013 được Tập đoàn lựa chọn là "Năm Kinh doanh và dịch vụ khách hàng”, lần đầu tiên các chỉ tiêu dịch vụ khách hàng được Tập đoàn ban hành định lượng cụ thể, theo tiêu chuẩn dịch vụ điện chung của Quốc tế, với 14 chỉ tiêu định lượng về dịch vụ khách hàng.

Bắt đầu từ năm 2013, EVN chính thức thuê Tư vấn độc lập đánh giá sự hài lòng của khách hàng theo phương pháp được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Với việc triển khai này EVN là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên thuê tư vấn độc lập khảo sát chấm điểm các dịch vụ đang cung cấp.

Qua kết quả khảo sát, EVN và các đơn vị thành viên đã triển khai nhiều giải pháp để cải thiện. Mức độ hài lòng của khách hàng toàn EVN đã tăng dần qua các năm. Năm 2013 điểm bình quân là 6,45 điểm, năm 2014 là 6,9 điểm, năm 2015 là 7,27 điểm đến năm 2016 là 7,69/10 điểm. Với mức điểm từ 7 điểm trở lên, được ghi nhận đã tạo được sự hài lòng của khách hàng.  

Năm 2017, EVN ký thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để cùng  góp phần thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19 ngày 06/2/2017 của Chính phủ.

Với thỏa thuận hợp tác này EVN là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên và là cơ quan thứ 2 (sau Bộ Tài chính) trong khối cung cấp dịch vụ thuộc nhà nước hợp tác với VCCI để đánh giá dịch vụ khách hàng, tư vấn và lắng nghe tiếng nói và phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh.  

Phấn đấu giảm thời gian mất điện từ 1.600 phút, xuống còn 400 phút

Để cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng, trong các năm vừa qua EVN đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19, từ năm 2013-2016, Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã có các thay đổi đáng kể: Số ngày giảm từ 115 ngày xuống còn 46 ngày, trong đó số ngày của Điện lực đã giảm từ 60 ngày xuống 11 ngày. Số thủ tục giảm từ 6 xuống còn 5 thủ tục.

Do đó, vị trị của Việt Nam được thay đổi từ 156 còn 96 (cải thiện 60 bậc). Trong các các chỉ số về môi trường kinh doanh khác của Việt Nam thì chỉ số tiếp cận điện năng mặc dù chưa phải là chỉ số có vị trí tốt nhất, tuy nhiên trong giai đoạn 2013-2016 thì đây là một trong các chỉ số có sự cải thiện tốt nhất trong 10 chỉ số của Việt Nam.

Riêng với khu vực TP.HCM từ 1/3/2017 đã áp dụng theo quy định cấp điện mới, theo đó với doanh nghiệp có nhu cầu cấp điện ≤ 160kVA thì thực hiện cấp điện qua công tơ 3 pha gián tiếp với thời gian thực hiện ≤ 07 ngày, trường hợp nhu cầu của doanh nghiệp > 160kVA, thực hiện đầu tư công trình điện riêng để cấp điện với thời gian ≤ 13 ngày (Đứng đầu ASEAN).

Bên cạnh đó, ông Thành cho biết EVN đang áp dụng khoa học công nghệ như sửa chữa và bảo dưỡng online không cắt điện, lắp đặt các thiết bị tự động đóng cắt, điều khiển xa, đầu tư các thiết bị điện tiên tiến, phấn đấu giảm thời gian mất điện từ hơn 1.600 phút hiện nay xuống còn 400 phút đến năm 2020, riêng đối với tp HCM giảm từ 514 phút hiện nay xuống còn dưới 100 phút, bằng với ASEAN5.

Đề xuất phê duyệt cơ chế đặc thù

Cùng với việc đưa ra những mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới, EVN cũng trình một số kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Đáng chú ý, tập đoàn này đề xuất phê duyệt cơ chế đặc thù đối với dự án điện cấp bách (thay thế cơ chế 2014) để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các công trình điện theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đề xuất Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh/thành phố quy định cụ thể về các thủ tục thuộc trách  nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước địa phương như thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường.

Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét để quy định việc không áp dụng thủ tục “Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” đối với các công trình điện trung áp do thực tế các công trình này không làm phát sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ