EVFTA với quan hệ Việt Nam - EU: Bài 3 - Triển vọng EVFTA và EVIPA đối với thương mại và đầu tư
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức đồng hành với nhau; vượt qua thách thức sẽ tạo ra cơ hội mới; nếu không tranh thủ được cơ hội thì thách thức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh họa.
EVFTA tạo ra cơ hội lớn không chỉ cho thương mại và đầu tư của Việt Nam với EU, mà còn tác động tích cực đến thương mại và đầu tư với các tổ chức hợp tác khu vực như Cộng đồng kinh tế ASEAN, APEC và với các nước khác.
EVFTA cũng xuất hiện thách thức mới đối với Chính phủ về cam kết hoàn thiện thế chế, luật pháp và cải thiện môi trường đầu tư; đối với doanh nghiệp về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực canh tranh hàng hóa và dịch vụ.
Với kinh nghiệm của hơn 30 năm chuyển sang kinh tế thị trường, gần 25 hội nhập quốc tế, Chính phủ và doanh nghiệp tự tin sẽ tận dụng tốt cơ hội mới và vượt qua thách thức để hiện thực hóa tiềm năng EVFTA đối với kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn.
Đối với thương mại
Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc tiếp diễn với kịch bản khó lường trước thì EVFTA như luồng gió trong lành đối với việc mở rộng nhanh chóng hơn quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU.
Báo cáo ngày 28/06/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tác động EVFTA và IPA đối với Việt Nam nhận định: thương mại hai chiều giữa Việt Nam với EU dự báo tăng trưởng khá; nếu tận dụng tốt cam kết cắt giảm thuế quan (hiện nay hơn 42% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta vào thị trường EU được hưởng thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập- GSP) và phi thuế quan thì xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng thêm trung bình 5,21-8,17% giai đoạn 2019-2023, 11,12-15,27% giai đoạn 2024-2028 và 17,98-21,95% giai đoạn 2029-2033.
Tuy vậy do năng lực các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta không thể tăng tương ứng với mức trung bình trên đây, nên một phần tăng xuất khẩu sang thị trường EU được dịch chuyển từ thị trường các nước khác..
EVFTA tác động không đều đối với các nhóm hàng xuất khẩu sang EU. Nông sản, lâm sản, hàng dệt may, da giày, dịch vụ vận tải, tài chính sẽ có tốc độ tăng trưởng khá cao; trong khi sản phẩm gỗ, giấy, khoáng sản sẽ giảm.
Nhóm hàng được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải, máy móc thiết bị; điện thoại và linh kiện điện tử, thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá và hoá chất.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu từ EU, nên EVFTA tiếp tục làm gia tăng thặng dư thương mại của Việt Nam với EU.
Trong ngắn hạn, do giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nên tăng trưởng thương mại tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Việc cắt giảm thuế quan theo cam kết EVFTA có tác động đến nguồn thu của ngân sách nhà nước. Một mặt sẽ giảm thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong ngắn hạn, nhưng mặt khác sẽ tăng thu nội địa do tác động tích cực của thương mại, đầu tư và mở rộng thị trường nội địa.
EVFTA tác động gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2019-2023 có thể là 2-3%.
Đối với đầu tư
Đồng Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier nhận định: “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ làm thay đổi bức tranh đầu tư Châu Âu tại Việt Nam trong thời gian tới”. Ông cho biết: năm 2018 số doanh nghiệp thành viên EuroCham vượt con số 1.000, đưa EuroCham Việt Nam trở thành một trong những hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu lớn nhất trên thế giới. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn hơn nên nhiều DN châu Âu đã lập văn phòng đại diện và chi nhánh, hoặc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam nhằm hưởng lợi từ EVFTA.
EVFTA và EVIPA với những cam kết mở cửa thị trường, mua sắm của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp EU tranh thủ cơ hội mới tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân với thu nhập gia tăng tốc độ khá, có vài chục triệu người thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có, để khởi động nhiều dự án FDI, nhất là các dự án công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, công nghệ tương lai như trí tuệ nhân tạo, robot, xây dựng thành phố thông minh, năng lượng điện gió, điện mặt trời, diện tái tạo thích ứng với định hướng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam mà các doanh nghiệp FDI là những nhà đầu tư tiềm năng.
Để thu hút nhiều dự án FDI từ EU, trong đó có các dự án quy mô lớn thì cần lưu ý đến đặc điểm của các tập đoàn kinh tế hàng đầu của EU khi đầu tư ra nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của họ về tính minh bạch và công khai của luật pháp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống làm hàng nhái, hàng giả, ăn cắp bản quyền, chống tham nhũng và thủ tục hành chính đơn giản với thời gian ngắn nhất. Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu vì sao các nhà đầu tư EU và Mỹ chưa có vị thế cao trong FDI của nước ta.
EVFTA và IPA tác động đến thu hút FDI từ các quốc gia khác nhờ việc mở rộng không gian kinh tế của Việt Nam và việc giảm thuế quan xuống 0% và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan với thị trường lớn thứ hai thế giới- EU. Hiện nay đã có sự dịch chuyển ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI tại Trung Quốc sang nước thứ ba, trong đó VIệt Nam được ưu tiên, với EVFTA và EVIPA xu hướng này dự báo sẽ gia tăng.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm đến Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư một số ngành, lĩnh vực mà nước ta đang có lợi thế so với Trung Quốc, tận dụng quy định về xuất xứ hàng hóa để đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu hàng xuất khẩu sang EU, vừa tránh được áp lực tăng thuế suất hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ, vừa có lợi cho Việt Nam giảm dần nhập khẩu từ Trung Quốc, làm cho cán cân thương mại giữa hai nước trở nên cân bằng.
Thể chế và môi trường kinh doanh
EVFTA là động lực quan trọng để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đổi mới mô hình tăng trưởng. Từ khi gia nhập WTO và tham gia nhiều FTA, Việt Nam đã thay đổi thể chế,hoàn thiện luật pháp, cải thiện môi trường kinh doanh để đáp ứng các cam kết quốc tế. EVFTA đòi hỏi Việt Nam phải tinh giản bộ máy Nhà nước theo hương Chính phủ điện tử, nâng cao trình độ chuyên nghiệp và đạo đức của đội ngũ công chức, viên chức, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm của quan chức Nhà nước.
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết về thể chế, luật pháp, bộ máy nhà nước và con người, môi trường kinh doanh chưa đáp ứng đòi hỏi của người dân và doanh nghiệp.
Tại phiên họp trực tuyến sáng 4/7/2019 của Chính phủ với các địa phương Thủ tướng Nguyến Xuân Phúc nhận định: "Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát tốt. Tăng trưởng GDP thu ngân sách, đầu tư thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển doanh nghiệp đều đạt khá".
Thủ tướng đồng thời cảnh báo các tư lệnh ngành, lãnh đạo địa phương cần tập trung vào các tồn tại hạn chế yếu kém để có đối sách xử lý nhanh, không để vướng mắc kéo dài; việc cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa có bước tiến thực chất, nhất là các điều kiện kiểm tra chuyên ngành; tinh thần làm việc của công chức, viên chức đại bộ phận là tốt nhưng còn một bộ phận nhũng nhiễu, tiêu cực, lơ là bao gồm cả lãnh đạo các cơ quan, đơn vị.
Nếu vẫn tiếp tục kéo dài tình trạng trên đây thì có nguy cơ không thể tranh thủ tốt cơ hội do EVFTA mang lại cho Việt Nam./.
- Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 24/03/2025 13:03
Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công
Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
Đầu tư - 24/03/2025 10:27
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago