EVFTA với quan hệ Việt Nam - EU: Bài 2 - FTA thế hệ mới

Nhàđầutư
So với các FTA mà Việt Nam đã tham gia thì EVFTA có mức cam kết cao nhất mà EU dành cho Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ta cần tranh thủ tối đa cơ hội mới để mở rộng nhanh hơn quan hệ thương mại và đầu tư với doanh nghiệp EU, một trong những thị trường quan trọng của Việt Nam.
GS.TSKH NGUYỄN MẠI
05, Tháng 07, 2019 | 15:34

Nhàđầutư
So với các FTA mà Việt Nam đã tham gia thì EVFTA có mức cam kết cao nhất mà EU dành cho Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ta cần tranh thủ tối đa cơ hội mới để mở rộng nhanh hơn quan hệ thương mại và đầu tư với doanh nghiệp EU, một trong những thị trường quan trọng của Việt Nam.

vvv

So với các FTA mà Việt Nam đã tham gia thì EVFTA có mức cam kết cao nhất mà EU dành cho Việt Nam. Ảnh minh họa

Tiêu chí FTA thế hệ mới

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ đầu tiên trên thế giới chủ yếu là cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào hải quan đối với hàng hóa, tiếp đó là FTA bao gồm hàng hóa và dịch vụ, rồi bổ sung đầu tư và sở hữu trí tuệ.  FTA thế hệ mới mở rộng ra toàn bộ hàng hóa và dịch vụ với việc cắt giảm thuế quan (theo lộ trình) nhanh chóng về mức 0%, áp dụng cơ chế thực thi minh bạch và chặt chẽ, quy định cả những lĩnh vực như lao động, công đoàn, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ. FTA thế hệ mới có các cam kết cao hơn và phạm vi rộng hơn nhiều so với tham gia WTO.

 Theo tiêu chí đó thì trong số 17 FTA nước ta đang thực hiện và sắp ký kết thì phần lớn là FTA được nâng cấp; chỉ có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA được coi là FTA thế hệ mới.

Việt Nam và EU chính thức khởi động đàm phán EVFTA vào ngày 26/6/2012, sau hơn ba năm với 14 phiên đàm phản chính thức và nhiều phiên trao đổi ở cấp bộ trưởng, cấp trưởng đoàn và các nhóm kỷ thuật, ngày 1/12/2015 kết thúc đàm phán; ngày 1/2/2016 văm bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018 theo đề nghị của EU, hai bên thống nhất tách thành hai Hiệp định: Hiệp định Thương mại (EVFTA), và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).  Ngày 30/6/2019 Hai bên đã ký kết EVFTA và EVIPA.

Một số nội dung chính

EVFTA và EVIPA  là  hai hiệp định có quan hệ hữu cớ với nhau, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích giữa Việt Nam và EU, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới.

EVFTA có 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo bao gồm thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.

Việt Nam và EU cam kết về thương mại dịch vụ, đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn  cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU tại các FTA gần đây của EU.

Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu... Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU  cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.   Các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý về cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Về chỉ dẫn địa lý, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của của các nước thành viên EU. EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu tại thị trường EU.

EVIPA ngoài những nôi dung như các Hiệp dịnh bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với các nước khác, khẳng định nguyên tắc về phát triển bền vững được quy định tại EVFTA, như thu hút thương mại đầu tư nhưng vẫn đảm bảo duy trì mức độ bảo vệ môi trường, cam kết chống biến đối khí hậu, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên sinh vật biển, khuyến khích thương mại và đầu tư hướng tới phát triển bền vững.

EVIPA có quy đinh về việc quản lý của Hai Bên nhằm đạt mục tiêu chính sách như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an toàn, môi trường hoặc đạo đức công cộng, bảo vệ xã hội và người tiêu dùng, bảo vệ đa dạng văn hóa.

Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi từ EU

EU dành cho Việt Nam một số ưu đãi như gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn, khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Trong khi thời gian cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam từ EU chậm hơn; khi Hiệp định có hiệu lực Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu. Sau 7 năm, Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch nhập khẩu từ EU . Sau 10 năm, xóa bỏ thuế nhập khẩu khoảng 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu. Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

So với các FTA mà Việt Nam đã tham gia thì EVFTA có mức cam kết cao nhất mà EU dành cho Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ta cần tranh thủ tối đa cơ hội mới để mở rộng nhanh hơn quan hệ thương mại và đầu tư với doanh nghiệp EU, một trong những thị trường quan trọng và đối tác lớn của Việt Nam.

EVFTA phải trải qua thời gian đàm phán khá dài  có lúc gắp trắc trở do xảy ra một số sự kiện trong quan hệ giữa Việt Nam với một vài quốc gia thành viên, nhưng với thiện chí và nổ lực của các nhà lãnh đạo cấp cao, Hiệp định này đã được ký kết, mở ra triển vọng mở rộng nhanh hơn và có hiệu quả hơn quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác vì lợi ích của Hai Bên./.

Đón đọc Bài 3:  Triển vọng EVFTA và IPA đối với thương mại và đầu tư

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ