EVFTA với quan hệ Việt Nam - EU

Nhàđầutư
Ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) EU- Việt Nam đã được ký kết, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Cộng đồng kinh tế Châu Âu.
GS.TSKH NGUYỄN MẠI
04, Tháng 07, 2019 | 11:28

Nhàđầutư
Ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) EU- Việt Nam đã được ký kết, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Cộng đồng kinh tế Châu Âu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Sự liên kết tổng hòa 2 hiệp định quan trọng này sẽ nâng cánh mối quan hệ Việt Nam và EU lên tầm cao mới”.

Cao ủy về thương mại của EU Bà Cecilia Malmstrom nhận định: “EVFTA thể hiện sự hợp tác lâu bền, là nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa hai bên trong hội nhập quốc tế.

5b1f75fa55edb1b3e8fc-3423-1561945096

Lễ ký kết hiệp định tại Hà Nội ngày 30/6. Ảnh: Vnexpress

BÀI I: QUÁ TRÌNH PHAT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM - EU

Việt Nam - EU chính thức lập quan hệ ngoại giao cuối năm 1990, nhưng trước đó những nước thành viên EU vốn là các nước XHCN như Ba Lan, Séc, Slovakia, Bungari, Hungary và CHDC Đức (cũ) đã có quan hệ hợp tác trong khung khổ Hội đồng tương trợ kinh tế; Pháp, Đức, Anh, Italia, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch... đã có quan hệ thương mại, viện trợ kinh tế, trao đổi văn hóa.

Trong quan hệ hai bên mặc dù đôi khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết như dân chủ và nhân quyền, EU áp đặt thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đánh giá tổng quan thì EU đã thể hiện thiện chí đối với Việt Nam: đồng ý để Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN -EU ngay sau khi nước ta gia nhập tổ chức này, viện trợ phát triển cho Việt Nam thông qua các kế hoạch hợp tác chiến lược - CPS  giai đoạn 1996- 2000, 2001- 2006 và 2007-2013.

Tháng 7 năm 1995 diễn ra ba sự kiện quan trọng trong hội nhập kinh tế của Việt Nam: gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, ký  Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam- EU.

Tháng 5 năm 2005, Chính phủ đã ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2010 và định hướng tới 2015”.

Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ đối ngoại của nước ta, Thủ tướng Phan Văn Khải đã giao cho Bộ trưởng Bộ Thương Mại gửi đến Đại diện EU tại Hà Nội Dự thảo Chương trình hành động để tham khảo ý kiến trước khi ban hành. Điều đó thể hiện Việt Nam rất coi trọng mở rộng quan hệ với EU và được EU trọng thị.

Chương trình hành động đã đề ra các định hướng lớn:

- Chủ động phát triển quan hệ toàn diện với EU, coi EU là đối tác chiến lược lâu dài và quan trọng của nước ta. Việc hợp tác với EU phải bảo đảm cân bằng tích cực mang tính xây dựng trong quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác, nhất là những nước lớn.

- Cùng với việc mở rộng quan hệ với EU như một tổ chức khu vực, coi trọng quan hệ với từng nước thành viên, nhất là các nước lớn trong EU trên cơ sở khai thác lợi thế của mối quan hệ truyền thống giữa nước ta với từng nước.

- Mở rộng quan hệ toàn diện với EU được triển khai trên nhiều lĩnh vực, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là nòng cốt, phát triển quan hệ văn hóa, khoa học và công nghệ, giáo dục và y tế, xây dựng quan hệ quốc phòng và an ninh trên cơ sở đối tác tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác lâu dài, hai bên cùng có lợi.

- Các doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế, các Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển quan hệ với EU. Các bộ, cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương có vai trò hổ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp.

- Trong hợp tác với EU và các nước thành viên EU phải tạo địa vị pháp lý vững chắc, hợp pháp hóa việc cư trú, kinh doanh cho cộng đồng dân cư sở tại, đồng thời mở ra nhiều phương thức linh hoạt để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp nhiều hơn vào công cuộc xây dựng đất nước, trong đó quan trọng nhất là hổ trợ tiêu thụ sản phẩm, hình thành các kênh phân phối trực tiếp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU, thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam.

Những nội dung của Chương trình hành động này vẩn còn giữ nguyên giá trị với tư cách là định hướng chiến lược trong quan hệ Việt Nam- EU.

Gần 15 năm thực hiện Chương trình hành động, mối quan hệ giữa Việt Nam với EU cũng như với từng nước thành viên EU đã phát triển khá toàn diện từ chính trị đến kinh tế, từ văn hóa đến khoa học và công nghệ, từ việc tăng cường những cuộc gặp gỡ cấp cao giữa các nhà lãnh đạo với nhau cho đến việc gia tăng hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa các doanh nghiệp, các cuộc tiếp xúc của người dân, tổ chức xã hội của hai bên.

Điển hình là quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam với EU tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2005 kim ngạch thương mại hai chiều là 6,818 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 5,517 tỷ USD và nhập khẩu 1 301 triệu USD thì năm 2018, các con số tương ứng là 55,77 tỷ USD, 41,88 tỷ USD và 13,89 tỷ USD. So với năm 2005 thì năm 2018 kim ngạch thương mại tăng 8,17 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 7,59 lần và kim ngạch nhập khẩu tăng 10,68 lần. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu , kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng 5,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2018 xuất siêu sang EU đạt 27,99 tỷ USD.

Mặc dù vậy, quan hệ đầu tư giữa EU với Việt Nam vẩn còn khá khiêm tốn so với các đối tác lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tính đến cuối năm 2018 doanh nghiệp EU đã có 2.244 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24,67 tỷ USD (chưa tính một số dự án đầu tư thông qua quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác). Trong 130 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam thì Hàn Quốc đứng đầu với vốn đăng ký 62,5 tỷ USD, chiếm 18,3%, Nhật Bản đứng thứ hai với 57 tỷ USD, chiếm 16,7%, trong khi EU chỉ chiếm gần 8% tổng vốn FDI đăng ký của Việt Nam. Đó là vấn đề được hai bên hy vọng sẽ có bước phát triển nhanh chóng sau khi Việt Nam và EU ký EVFTA và IPA./.

Đón đọc Bài 2:  EVFTA- FTA thế hệ mới      

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ