Đường bộ cao tốc Bắc - Nam: Không đủ 'hấp dẫn' nhà đầu tư lớn

LAN NHI
04:54 21/08/2019

Hàng loạt công ty lớn chuyên đầu tư vào hạ tầng giao thông lại không chọn các dự án đường bộ thuộc cao tốc Bắc-Nam. Phải chăng "khẩu vị" đầu tư của các doanh nghiệp này khác biệt hoặc tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam không đủ "hấp dẫn" nhà đầu tư lớn.

Sự cẩn trọng cần thiết

Hiện có đến 28 doanh nghiệp trong nước, 16 doanh nghiệp Trung Quốc, 5 doanh nghiệp Hàn Quốc, Pháp và Singapore... đăng ký mua hồ sơ mời thầu sơ tuyển 8 dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

88b01_vanhdai_2

Tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao).

Điều kiện để tham gia các dự án này được Bộ Giao thông Vận tải GTVT thực hiện rất nghiêm, với nhiều tiêu chí cao hơn trước. Sau nhiều dự án BOT đi vào “ngõ cụt” với hình ảnh các nhà đầu tư “tay không bắt giặc”, năng lực yếu kém, làm "méo mó" hình thức đầu tư này, sự cẩn trọng của Bộ GTVT hiện nay là cần thiết và đáng được ủng hộ.

Các nhà đầu tư trong nước than rằng, cả 8 dự án BOT cao tốc Bắc-Nam đều yêu cầu năng lực tài chính thể hiện qua vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư bằng 20% tổng vốn đầu tư dự án là quá cao. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải có tiền thật tại thời điểm Ban tổ chức chấm thầu cũng như có đầy đủ hồ sơ cam kết cung cấp tài chính của các ngân hàng cho doanh nghiệp. Các điều kiện khác như: năng lực tài chính (chiếm 60% tổng số điểm), kinh nghiệm kỹ thuật (30%), phương thức tổ chức triển khai (10%) cộng với các điều kiện áp dụng mang tính thắt chặt về tài chính (áp lãi suất ngân hàng tính toán cho dự án 5-6% thấp hơn thực tế) đang tạo sức ép lớn lên các nhà đầu tư trong nước, khiến họ không đủ sức cạnh tranh lại với nhà đầu tư ngoại.

Có thể nói, những điều kiện nêu trên là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nội địa, nhất là các doanh nghiệp có quy mô không lớn. Nhưng Việt Nam không thiếu các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty cổ phần Đầu tư tài chính hạ tầng (VIDIFI) hay các tập đoàn Vingroup, Sun Group, Xuân Thành... đã từng đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn và có đủ khả năng đáp ứng những điều kiện cao nhất của yêu cầu mời thầu. Nhưng đến giờ này, không thấy tên một nhà đầu tư lớn nào hay công ty con, công ty liên kết của họ xuất hiện trong danh sách sơ tuyển cho 8 dự án nêu trên

“Đổi đất lấy hạ tầng” hấp dẫn hơn

Trả lời thắc mắc của TBKTSG Online về việc này, lãnh đạo một doanh nghiệp có quy mô lớn và có kinh nghiệm về phát triển hạ tầng giao thông, chia sẻ rằng: “Vấn đề không phải là các điều kiện cao về năng lực tài chính. Vấn đề là phương thức BOT không còn hấp dẫn nữa”. Ông lý giải, các quy định về BOT hiện nay vẫn chưa rõ ràng: chi phí đầu tư xây dựng dự án cao song chỉ được đổi bằng thời gian thu phí. Thời gian này dù đã được xác định trong hợp đồng (đã ký kết) nhưng lại chịu nhiều yếu tố tác động rủi ro như lưu lượng giao thông ổn định hoặc không ổn định, khung pháp lý điều chỉnh phí đường bộ BOT chưa có, lại có khả năng bị thay đổi một cách thường xuyên. Thực tế thời gian qua, hàng chục dự án BOT phải đóng trạm, bị phản đối việc thu phí, cắt giảm thời gian thu phí... đẩy cái khó về cho nhà đầu tư khiến rủi ro đối với nhà đầu tư tăng cao. Do đó, bỏ hàng ngàn tỉ đồng một lúc để thu hồi vốn trong vòng 15-20 năm theo kiểu “thu tiền lẻ” kèm theo những rủi ro khiến cho các dự án BOT mới không còn sức hấp dẫn.

Trong khi đó, các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) dưới hình thức "đổi đất lấy hạ tầng" được các địa phương lớn như Hà Nội hay TPHCM chào mời nhà đầu tư có tiềm lực hấp dẫn hơn nhiều. Như Hà Nội cuối năm 2017 đã công bố 12 dự án giao thông theo hình thức BT có tổng giá trị đầu tư 136.000 tỉ đồng. Nhà đầu tư đăng ký làm dự án nào sẽ được đổi lấy quỹ đất có giá trị tương đương (hoặc hơn/kém thì nộp tiền bù ngân sách). Với quỹ đất có giá trị lớn ở thủ đô hay các địa phương lớn, nhà đầu tư làm các dự án nhà ở thương mại, bán ra thì việc thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn so với việc “thu tiền lẻ” ở dự án BOT như cao tốc Bắc-Nam.

Lấy ví dụ, Tập đoàn Vingroup đăng ký đầu tư dự án Đường vành đai 2 trên cao nối từ cầu Vĩnh Tuy đến nút giao Ngã Tư Sở dài 5 km. Dự án được khởi công từ tháng 4-2018, dự kiến hoàn thành vào cuối 2019 và hiện đang thi công giai đoạn nước rút. Tổng mức đầu tư 8.375 tỉ đồng, trong đó 4.000 tỉ đồng dành để giải phóng mặt bằng. Để có được dự án này, Hà Nội đã chấp thuận đổi cho Vingroup tổng cộng 3 quỹ đất có tổng diện tích 517 héc ta ở ba địa điểm khác nhau. Trong đó, 96 héc ta thuộc quy hoạch chi tiết khu đô thị công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (Long Biên), 130 héc ta tại Đan Phượng và 291 héc ta ngoài đê sông Đuống (Long Biên).

Cách thức dùng quỹ đất đổi lấy dự án hạ tầng như thế này mang lại hiệu quả cho cả đôi bên nhanh hơn các dự án BOT. Do đó, Vingroup tiếp tục đề xuất đầu tư các dự án đường sắt trên cao. Tập đoàn Sun Goup, Tập đoàn Xuân Thành, Liên doanh Tổng công ty Licogi hay thậm chí Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) cũng nhắm đến những dự án đường sắt đô thị, tàu điện ngầm... theo hình thức BT.

Thực tế từ các dự án BT đang được triển khai cũng phần nào trả lời cho câu hỏi: Tại sao các nhà đầu tư nội địa có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính dồi dào lại quay lưng lại với các dự án BOT cao tốc Bắc-Nam. Bởi, họ đang nhận thấy có nhiều sự lựa chọn khác phù hợp hơn.

(Theo Kinh tế Sài Gòn)

  • Cùng chuyên mục
Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn

Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án Sangshin Central Việt Nam.

Đầu tư - 19/06/2025 16:40

Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'

Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, bất chấp tác động bất lợi từ bên ngoài, dòng vốn FDI vào Việt Nam được duy trì rất tích cực. Hiện, cả nước có 44.000 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 517 tỷ USD.

Đầu tư - 19/06/2025 13:00

Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc

Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc

Dự án VSIP Cần Thơ có tổng vốn đầu tư hơn 3.717 tỷ đồng và diện tích gần 294 ha, đang được đẩy nhanh thi công hạ tầng, xúc tiến đầu tư.

Đầu tư - 19/06/2025 08:08

Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu

Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu

Các nhà đầu tư định hướng đưa Quy Nhơn (Bình Định) trở thành Trung tâm Tài chính toàn cầu. Trong đó, mục tiêu là xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại Quy Nhơn trở thành điểm thu hút vốn đầu tư toàn cầu, đổi mới sáng tạo và có tầm ảnh hưởng quốc tế.

Đầu tư - 18/06/2025 19:56

Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định

Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định

Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo có diện tích dự kiến 20ha (tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.

Đầu tư - 18/06/2025 17:14

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.

Đầu tư - 18/06/2025 11:06

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.

Đầu tư - 18/06/2025 08:30

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.

Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.

Đầu tư - 17/06/2025 13:20

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.

Đầu tư - 17/06/2025 13:14

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.

Đầu tư - 17/06/2025 06:45

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.

Công nghệ - 17/06/2025 06:45

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.

Đầu tư - 16/06/2025 16:45

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.

Đầu tư - 16/06/2025 14:17

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 16/06/2025 14:10

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.

Đầu tư - 16/06/2025 11:00