Dự án nào sẽ kéo giảm chi phí logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long?

Nhàđầutư
Song song với việc nối dài đường cao tốc kết nối TP.HCM với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bộ GTVT cũng triển khai dự án kết hàng hải, đường thủy nội địa vùng này đến cảng biển TP.HCM. Đây được xem là giải pháp tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của vùng ĐBSCL.
PHÚ KHỞI
30, Tháng 12, 2021 | 14:05

Nhàđầutư
Song song với việc nối dài đường cao tốc kết nối TP.HCM với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bộ GTVT cũng triển khai dự án kết hàng hải, đường thủy nội địa vùng này đến cảng biển TP.HCM. Đây được xem là giải pháp tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của vùng ĐBSCL.

quan chanh bo xay dung tu 2009

Dự án nâng cấp kênh Quan Chánh Bố giai đoạn 1 đã được triển khai vào năm 2009, hoàn thành vào năm 2016. Ảnh Phú Khởi

2 dự án được mong chờ nhất đã khởi động.

Khu vực ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước nhưng lâu nay việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu của vùng chủ yếu thông qua vận tải đường bộ bằng tuyến đường độc đạo quốc lộ 1A kết nối với cụm cảng TP.HCM. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, nếu chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% thì sản phẩm xuất, nhập khẩu của vùng ĐBBSCL phải chịu chi phí này lên đến trên 30%. Trong khi các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines…chi phí logisitics chỉ chiếm khoảng 15% trên sản phẩm. Chính điều này đã làm cho giá thành sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia trong khu vực.

Cách nay hơn 10 năm, Dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu thông qua kênh Quan Chánh Bố có tổng mức đầu tư 2 giai đoạn lên đến gần 10.000 tỷ đồng được khởi công xây dựng. Theo dự báo của Công ty tư vấn SNC Lavalin International (Canada), dự án này thông luồng sẽ giúp giảm 78 triệu USD chi phí vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu cho khu vực ĐBSCL

Mặc dù trể hơn dự kiến nhưng đến năm 2016 dự án Quan Chánh Bố cũng đã hoàn thành giai đoạn 1, tàu 1 vạn tấn đầy tải và 2 vạn tấn vơi tải có thể ra vào. Tuy nhiên, độ sâu của luồng chỉ được duy trì trong một thời gian ngắn thì lại tiếp tục bị bồi lắng, tàu trong tải 1 vận tấn không thể ra vào được. Ngay sau đó, UBND TP. Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL đã có kiến nghị Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tiếp giai đoạn 2 dự án này.

Theo Thông cáo báo chí do Bộ GTVT mới ban hành, Dự án Đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào Sông Hậu (giai đoạn 2), là một trong 8 dự án mà Bộ này sẽ khởi công trong tháng 12/2021 và đầu năm 2022, đây thật sự là tin vui cho người dân và doanh nghiệp vùng ĐBSCL.

Theo Bộ GTVT, giai đoạn 2 dự án hoàn thành sẽ thu hút được các tàu trọng tải đến 20.000 tấn đầy tải lưu thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng ĐBSCL; Dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư 2.226 tỷ đồng; do Ban QLDA Hàng hải quản lý.

Dự án thứ hai được xem là nút thắt trong vận tải đường thủy của vùng ĐBSCL là dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (Giai đoạn 2). Dự án này sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư 1.335 tỷ đồng do Ban Quản lý các Dự án đường thủy quản lý thực hiện.

cau rach mieu 2 oline

Dự án cần Rạch Miễu 2 sắp được khởi công xây dựng. Ảnh phối cảnh dự án

Chữ “G” đầu tiên được triển khai mạnh mẽ

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch Nước) đã nêu quan điểm 8G. Trong đó, chữ “G” đầu tiên là “Giao”. Đó là phải dành nguồn lực và tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông thủy lợi và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung của toàn vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống đường cao tốc, tạo sự kết nối thuận tiện, chi phí thấp, thúc đẩy giao thương, mở mang kinh tế cho người dân, làm cơ sở ứng phó hiệu quả với thách thức của biến đổi khí hậu.

Từ những định hướng đó, trong giai đoạn đầu tư trung hạn 2021 - 2030, Bộ GTVT đã đề xuất Chính phủ đưa vào kế hoạch đầu tư hàng loạt công trình giao thông với nguồn vốn khủng cho vùng này.

Cụ thể, Dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng với chiều dài khoảng 188km đi qua các tỉnh, thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 52.363 tỷ đồng; Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng mức đầu tư khoảng 27.253 tỷ đồng. cả hai dự án này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp chuyên đề vào năm 2022.

Dự án cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu có tổng mức đầu tư khoảng 8.140 tỷ đồng cũng đang được đơn vị tư vấn lập thiết kế. Dự án Cầu Rạch Miễu 2 vượt sông Tiền, nối Tiền Giang qua Bến Tre, vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng dự kiến khởi công vào tháng 3/2022, cả 2 dự án này thuộc tuyến quốc lộ 60. Khi các dự án này hoàn thành sẽ kết nối thông suốt tuyến quốc lộ 60, không chỉ góp phần giảm ùn tắc cho quốc lộ 1 mà còn rút ngắn khoảng 70km nếu di chuyển từ tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng về TP.HCM thông qua tuyến đường này.

Theo Thông cáo báo chí của Bộ GTVT vừa ban hành, trong 08 Dự án giao thông quan trọng sẽ được triển khai thi công trong thời gian cuối tháng 12/2021, đầu tháng 01/2022, đã có 5 dự án được triển khai tại vùng ĐBSCL với tổng mức đầu tư dự kiến trên 7.000 tỷ đồng.

Đó là các dự án: tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP. Long Xuyên; nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (Giai đoạn 2); xây dựng công trình Luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào Sông Hậu (giai đoạn 2); tuyến tránh QL1A đoạn qua TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau và nâng cấp QL1A đoạn từ TP. Ngã Bảy (Hậu Giang) đến huyện Châu Thành, (Sóc Trăng).

Theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg về phê duyệt danh mục 157 dự án mời gọi đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2021 – 2025, vùng ĐBSCL có 4 dự án cảng biển nước sâu là: Trần Đề (Sóc Trăng), Hòn Khoai (Cà Mau), Định An (Trà Vinh) và cảng Bạc Liêu (Bạc Liêu) đã được đưa vào danh mục mời gọi đầu tư trong giai đoạn này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ