Đồng bằng sông Cửu Long đầu tư mạnh vào vận tải thủy nhằm giảm chi phí logistics

Nhàđầutư
Cuối tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang đã chính thức nhấn nút khởi động dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn II- tuyến vận tải thủy nội địa huyết mạch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
AN HÒA
21, Tháng 12, 2021 | 06:40

Nhàđầutư
Cuối tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang đã chính thức nhấn nút khởi động dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn II- tuyến vận tải thủy nội địa huyết mạch của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

kenh cho gao anh AN Hoa

Kênh Chợ Gạo là tuyến đường thủy nội địa huyết mạch kết nối miền Tây với TP. HCM. Ảnh An Hòa

Khơi thông tuyến vận tải huyết mạch

Dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn II có chiều dài hơn 28 km, từ rạch Lá đến rạch Kỳ Hôn, kết nối giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ, đây là tuyến giao thông thủy huyết mạch nối vùng ĐBSCL với TPHCM. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.335 tỷ đồng gồm các hạng mục chính, nạo vét mở rộng luồng đường thủy dài gần 10 km; xây dựng công trình bảo vệ bờ Nam kênh Chợ Gạo; xây dựng cầu và đường dân sinh đi qua địa bàn các xã bờ Nam, gồm Bình Phục Nhứt, Bình Phan và thị trấn Chợ Gạo.

Trước đó, vào năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã đầu tư gần 800 tỷ đồng hoàn thành dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn I phía bờ Bắc.

Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang, tuyến kênh Chợ Gạo là đường thủy ngắn nhất từ tỉnh sông Tiền, sông Hậu về TP HCM. Mỗi ngày, tuyến kênh này có khoảng 2.000 lượt tàu vận tải hàng hóa đi ngang qua. Mặc dầu tuyến kênh đã được nâng cấp phía bờ Bắc (giai đoạn I ), nhưng  phía bờ Nam do chưa được nâng cấp đã có đến 150 điểm sạt lở, lấn sâu vào bờ từ 2m đến 20m, ảnh hưởng đến lưu thông. Dự án nâng cấp tuyến kênh này giai đoạn II vừa được khởi công là nhằm giải quyết những bất cập trên.

Sau khi được cải tạo và nâng cấp giai đoạn II, đoạn luồng trên tuyến vận tải thủy này sẽ đạt quy chuẩn luồng đường thủy cấp II, có độ sâu hơn 3,5 mét, rộng hơn 50 mét, giúp tàu thuyền lưu thông thuận lợi hơn, dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023.

Theo tính toán của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thủy sản, rau quả khu vực ĐBSCL, bình quân mỗi container đi từ các cảng trên sông Hậu đến cụm cảng TP HCM bằng đường bộ chi phí khoảng 13 – 15 triệu đồng nhưng nếu đi bằng đường thủy thì có thể chỉ mất khoảng 10 triệu đồng, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và đường biển chính là giải pháp giúp tiết giảm chi phí logistics hiệu quả nhất cho khu vực ĐBSCL.

van tai thuy con nheu han che

Lợi thế vận tải đường thủy khu vực ĐBSCL chưa được khai thác đúng mức. Ảnh An Hòa

Chưa phát huy lợi thế vận tải thủy

Mạng lưới sông của khu vực ĐBSCL được hình thành bởi hai hệ thống sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Tổng chiều dài tuyến đường thủy tại vùng Tây Nam Bộ gần 15.000km, trong đó đường thủy nội địa quốc gia là 2.882 km; đường thủy nội địa địa phương là gần 12.000 km. Đây cũng là khu vực có mật độ đường sông cao nhất cả nước, đạt 0,61km/km2.

Tuy vận tải đường thủy là thế mạnh của vùng nhưng đến nay vận tải thủy phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng. Đường thủy còn bị cản trở bởi tĩnh không cầu thấp; kết nối giao thông thủy với các phương thức vận tải khác chưa tốt.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam Phạm Quốc Long trên toàn hệ thống đường thủy vùng ĐBSCL hiện nay còn nhiều cầu tĩnh không thấp dưới 7m như cầu Măng Thít và cầu Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long )… khiến các tàu cỡ lớn phải chờ khi nước xuống mới có thể qua lại, đây là một trở ngại lớn trong phát triển vận tải thủy.

Còn theo ông Phạm Tiến Hoài, Tổng Giám đốc Công ty Hạnh Nguyên Logistics (Hậu Giang), hiện tại nông sản Việt Nam nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng xuất khẩu đi các nước có chi phí logistics bình quân lên đến 30%, trong khi các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines chi phí này chỉ bằng một nửa, đây là lý do hành nông sản của ta kém cạnh tranh so với các nước khác.

“Nếu khu vực ĐBSCL có được cảng nước sâu để xuất khẩu hàng hóa trực tiếp và phát huy được vận tải đường thủy thì chi phí logistics sẽ giảm mạnh, hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh với các quốc gia khác”, ông Hoài đề xuất giải pháp.

Báo cáo tại hội nghị Công bố Quy hoạch kết cấu hạ tầng Đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Bùi Thiên Thu cũng nhìn nhận vận tải thuỷ nội địa còn nhiều hạn chế như, tỷ lệ hàng hóa vận tải đường thủy còn thấp hơn nhiều so với vận tải đường bộ; cảng, bến thủy nội địa có quy mô hạn chế, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, trình độ cơ giới hóa thấp; số lượng bến thủy nội địa tuy nhiều, nhưng quy mô nhỏ, tổ chức khai thác thiếu chuyên nghiệp nên gây nhiều khó khăn cho quản lý chuyên ngành và tác động xấu đến môi trường; phương tiện thủy nội địa chủ yếu vẫn là phương tiện loại nhỏ, hoạt động trên tuyến ngắn, năng suất thấp, rất ít phương tiện chở hàng container...

Để khắc phục những hạn chế trong khai thác vận tải đường thủy, đường biển tại khu vực ĐBSCL, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, sắp tới ngành giao thông sẽ tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu trọng tải lớn từ biển vào sông Hậu giai đoạn 2; nghiên cứu xây dựng cảng nước sâu Trần Đề ngoài cửa sông Hậu; cải tạo luồng hàng hải sông Tiền; nâng cấp các cầu tĩnh không thấp và từng bước hình thành hệ thống cảng container rộng khắp vùng ĐBSCL để phát huy lợi thế vận tải thủy toàn vùng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ