[Doanh nhân tuổi Sửu] Ông Trần Đình Long và ‘liều thuốc thần’ từ thép

HỮU BẬT
07:00 13/02/2021

Tử vi nói, doanh nhân tuổi Sửu là những nhà lãnh đạo tận tâm, luôn có sự chuẩn bị chu đáo với tâm lý vững vàng cho mọi chuyện. Những điều này dù chỉ mang tính chất tương đối, nhưng phần nào phác họa một doanh nhân tuổi Tân Sửu: ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát.

nhadautu - ong Tran Dinh Long HPG

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát - Ảnh: Internet.

Buôn đủ thứ trước khi làm thép

Trong giới kinh doanh Việt Nam, không khó để kể ra nhiều doanh nhân có xuất phát điểm khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, họ đã dựng nên những đế chế khổng lồ, thậm chí nhiều tập đoàn đã lan tỏa hình ảnh đất nước Việt Nam đến bè bạn quốc tế. Trong số này, cái tên tiêu biểu không thể không nhắc đến là ông Trần Đình Long (SN 1961).

Sinh trưởng từ một miền quê nghèo khó ở Hải Dương, vốn liếng quý giá nhất của ông Long, cũng như bao doanh nhân cùng chung xuất phát điểm khác là sự thông minh, ham học hỏi và khát khao làm giàu.

Năm 1986, khi ấy 25 tuổi, ông Long lấy bằng Cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân. 6 năm sau, tức năm 1992, ông cùng người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương (nay là Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát) chính thức dấn thân vào con đường kinh doanh với việc thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng, tiền thân của Tập đoàn Hòa Phát sau này. Trong những ngày đầu tiên hoạt động, công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về.

Dẫu vậy, việc kinh doanh của ông có khởi đầu không mấy suôn sẻ khi liên tục gặp nhiều vấn đề. Thời điểm đó, ông và các cộng sự phải qua phòng Thương mại và Công nghiệp quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) làm hồ sơ, chứng minh tài sản, mượn tiền, góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản rồi xin giấy phép xác định nhận thân từng người. Có lúc, công ty phải mượn nhà ông Long làm địa điểm vì doanh nghiệp thành lập phải có địa chỉ đăng ký, vốn pháp định, phải chứng minh vốn bằng cách đóng tiền vào ngân hàng, thậm chí đi mượn tiền người khác để đóng vào làm vốn pháp định.

Đến năm 1993, ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để nhập hàng. Đây được đánh giá là chuyến đi quan trọng đối với công ty và là lần đầu tiên công ty nhập hàng một cách tương đối bài bản.

Một năm sau (năm 1994), trong một lần mua bàn ghế cho văn phòng nằm trên đường Giải Phóng, ông nhận thấy thị trường đồ nội thất nhập ngoại đang rất sôi động. Do đó, ông quyết định gia nhập thị trường khi thành lập công ty nội thất, tìm hiểu các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore...

Sự thay đổi bắt đầu vào năm 1996 khi Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng của ông thường phải mua ống thép về làm giàn giáo. Tuy nhiên, việc mua ống thép hết sức khó khăn do phải xin phê duyệt rồi phải có tiền lobby mới mua được 5-10 tấn. Thấy rằng việc làm ống thép không khó, quyết định thành lập Công ty Ống thép Hòa Phát, sử dụng công nghệ Đài Loan.

Sau 8 năm buôn bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, phải đến năm 2000, "thép xây dựng" mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Hòa Phát. Đây chính là bước chuyển mình quan trọng để hình thành nên một trong những công ty thép hàng đầu Việt Nam – Tập đoàn Hòa Phát.

'Liều thuốc thần' từ thép

Đến nay, ở Hòa Phát vẫn lưu truyền câu chuyện ông Long dấn bước vào ngành thép từ câu nhận xét phũ phàng "biết gì về thép mà làm" của một trùm buôn thép những năm cuối 90 của thế kỷ trước. Khi ấy, ông Long chỉ là tay mơ trong lĩnh vực thép, những vị trí trùm thép trong giới buôn thép đều nằm tại đất Thái Nguyên.

Ít ai ngờ rằng, vào năm 2007, khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát đã được xây dựng với mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Tiếp nối sau đó, Tập đoàn Hòa Phát liên tục đầu tư mạnh tay để xây dựng các nhà máy công suất lớn tại Hưng Yên hay khu liên hợp gang thép tại Dung Quất.

Sau hơn 2 thập niên theo đuổi, kỳ vọng của doanh nhân Trần Đình Long và các cộng sự đã được đền đáp. Trong năm 2020, bất chấp việc ngành thép gặp nhiều khó khăn khi hầu hết nguyên liệu đầu vào đều tăng giá mạnh, nhưng Hòa Phát đã có một năm kinh doanh thành công khi tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều vượt xa so với kế hoạch đề ra.

Tính chung cả 2020, Tập đoàn đạt doanh thu 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019. Đặc biệt, lợi nhuận lên đến 13.506 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần.

Đây có lẽ là thành quả từ chiến lược “xe tăng, xe lu” của vị tỷ phú người Hải Dương: tăng sản lượng, giảm giá bán, giành thị phần. Báo cáo của một công ty chứng khoán cũng cho biết giá thành sản xuất của Hòa Phát thấp hơn 10-15% so với các công ty cùng ngành.

Bóc tách các con số, lĩnh vực sản xuất thép trong năm 2020 tiếp tục đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng. Lần đầu tiên thép Hòa Phát đạt mức 5,8 triệu tấn thép thô, gấp đôi năm 2019. Trong đó, sản lượng phôi thép và thép xây dựng thành phẩm là 5,1 triệu tấn, còn lại là thép cuộn cán nóng với gần 700.000 tấn. Riêng thép xây dựng thành phẩm đạt 3,4 triệu tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần thép Hòa Phát vươn lên mức 32,5%. Lượng phôi thép cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đạt 1,7 triệu tấn, cao gấp hơn 12 lần so với năm 2019.

Thép cuộn cán nóng (HRC) ra lò sản phẩm đầu tiên vào tháng 4/2020, nhưng sản lượng chỉ tăng lên rõ rệt từ tháng 8/2020, sau khi lò cao số 3 được đưa vào hoạt động. Tháng 11/2020, Hòa Phát chính thức cung cấp sản phẩm này ra thị trường. Lượng đơn đặt hàng HRC của Hòa Phát đã ngày càng tăng mạnh, vượt xa năng lực cung ứng của Tập đoàn.

Ngoài ra, Ống thép Hòa Phát trong năm 2020 đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 820.000 tấn ống thép các loại tăng 10% so với 2019, vững vàng ở vị trí số 1 Việt Nam với thị phần 31,7%. Sản phẩm tôn mạ màu tăng 150% sản lượng so với năm 2019 và đang đẩy mạnh xuất khẩu.

Nói không quá khi coi thép là chiếc chìa khóa quan trọng giúp ông Trần Đình Long lọt vào danh sách tỷ phú đô la của Forbes từ 2018, đồng thời khẳng định vững chắc vị thế người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tính đến hiện tại, Forbes tính toán tổng tài sản của ông trị giá 2,1 tỷ USD.

Vị doanh nhân nổi tiếng “chơi đẹp” với cổ đông

Nhắc tới ông Trần Đình Long, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập cổ phiếu HPG. Trong giới đầu tư chứng khoán, người ta thường gọi cổ phiếu HPG là “không Hòa thì Phát”. Điều này phần nào phản ánh đà tăng trưởng chắc chắn, cũng như sự tin tưởng của giới đầu tư nói chung, cổ đông Hòa Phát nói riêng dành cho mã cổ phiếu này.

Sự an tâm của giới đầu tư có cơ sở khi vị doanh nhân sinh năm 1961 luôn mua vào cổ phiếu HPG trong những thời điểm mã này giảm sâu. Đơn cử, vào giữa năm 2015, thời điểm mã HPG giảm mạnh, ông Long đã chi tiền mua 10 triệu cổ phiếu hay vào tháng 6/2019 ông đã chi tiền mua hơn 5,6 triệu cổ phiếu HPG.

Cùng với đó, không thể không nhắc đến vợ ông – bà Vũ Thị Hiền cũng nhiều lần mua vào cổ phiếu HPG.

Tính đến hết năm 2020, ông và các cổ đông liên quan đang sở hữu trực tiếp 1,16 tỷ cổ phiếu HPG.

Bản thân vị doanh nhân này luôn tin tưởng nhận định rằng: "Rất hiếm có công ty nào đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, dồn toàn lực mà vẫn kiếm được ra tiền. Rất nhiều công ty, quỹ lớn nghiên cứu kỹ về ngành thép đều đánh giá rất cao Hòa Phát, họ cho biết mức lợi nhuận đã đạt được là hiếm có. Do đó, tôi nghĩ cổ phiếu HPG vẫn là cổ phiếu tốt”.

Như nhiều doanh nghiệp khác, sau khi xây dựng vị trí vững chắc với sản phẩm thép, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề. Theo báo cáo thường niên 2019, Tập đoàn đang hoạt động dựa trên các lĩnh vực: Gang thép, ông thép – tôn mạ màu, nông nghiệp, công nghiệp khác, bất động sản.

Tháng 12/2020, giới đầu tư không khỏi bất ngờ khi HĐQT Tập đoàn Hòa Phát thông qua nghị quyết thành lập CTCP Phát triển Bất động sản Hòa Phát (Hà Nội) với 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ. Theo đó, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long sẽ góp vốn 1.998 tỷ vào công ty bất động sản này, tương ứng 99,9% vốn điều lệ.

Nhiệm vụ của công ty này là thực hiện quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển bất động sản của tập đoàn.

Từ năm 2001, Hòa Phát đã tham gia lĩnh vực này khi thành lập CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát. Hiện tại, tập đoàn đang làm chủ đầu tư các khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên), Yên Mỹ II (Hưng Yên), Hòa Mạc (Hà Nam). Tổng diện tích cho thuê tại các khu công nghiệp của Hòa Phát năm 2019 đạt trên 432.000 m2, doanh thu hơn 700 tỷ đồng. Còn đối với mảng bất động sản nhà ở, Tập đoàn Hòa Phát đang tập trung triển khai Khu đô thị Phố Nối (Hưng Yên) với quy mô 262 ha.

Ngoài bất động sản, Hòa Phát còn tham gia lĩnh vực nông nghiệp. BCTC quý IV/2020 cho thấy, mảng nông nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục, đóng góp tới 11,7% doanh thu và 12,4% lợi nhuận sau thuế. Hòa Phát đã định hình vị thế hàng đầu sau 5 năm đầu tư vào nông nghiệp, vượt qua nhiều tên tuổi lâu năm trong ngành. Cụ thể, thị phần bò Úc chiếm 50%, trứng gà sạch đã đạt sản lượng 700.000 quả/ngày, góp mặt trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi heo với gần 400.000 heo (gồm cả heo thịt và heo giống).

  • Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.

Tài chính - 22/03/2025 09:55

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…

Tài chính - 22/03/2025 06:45