Doanh nghiệp Nhà nước sợ cảnh '9 lãi huân chương, 1 lỗ đi tù'

ANH PHONG
15:52 02/10/2023

Các doanh nghiệp Nhà nước được kỳ vọng là những doanh nghiệp tiên phong, dẫn dắt, nhưng trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi một cách nhanh chóng như hiện nay, doanh nghiệp Nhà nước khó có thể theo kịp cuộc đua nếu không có cơ chế bảo vệ.

doanh-nghiep-nha-nuoc

Doanh nghiệp Nhà nước sợ cảnh "9 lãi huân chương, 1 lỗ đi tù". Ảnh: minh họa

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, hoạt động của khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa tương xứng nguồn lực nắm giữ.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả của nhóm doanh nghiệp này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho rằng, cần phải có cơ chế, cơ chế này không chỉ dừng ở việc sửa đổi Nghị định số 131/2018/NĐ-CP như cho phép Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được điều chuyển vốn giữa các tập đoàn, tổng công ty, mà còn phải "tổng động viên" doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp dám nghĩ, dám làm hơn nữa.

"Với quy định buộc phải bảo toàn, phát triển nguồn vốn, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để lấy lãi, thay vì mang đi đầu tư mà không dám chắc kết quả như thế nào", TS. Nguyễn Đức Kiên phát biểu.

Về giải pháp, vị chuyên gia này cho rằng, cần phân tách được trong cách xử lý vấn đề thua lỗ của doanh nghiệp Nhà nước, từ đó rõ giải pháp cụ thể. Hoặc cần có cơ chế giao vốn "một cục" và dựa vào đó để xác định lỗ lãi, hiệu quả đầu tư, chứ không thể mãi giao vốn theo dự án, để rồi 8-9 dự án tốt thì khen thưởng, nhưng 1-2 dự án lỗ thì kiểm điểm, thậm chí đến mức hình sự. Nếu mãi như vậy thì khó có đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Chia sẻ với ý kiến trên, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cho biết, khi đề cập đến vấn đề dám nghĩ dám làm, không chỉ lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước đều hoàn toàn ủng hộ và mong muốn có được điều đó.

"Nhưng tại sao khó vậy?", ông Hùng đặt câu hỏi và cho rằng, chúng ta đang thiếu cơ sở để doanh nghiệp được dám làm. "Để làm Phó Tổng Giám đốc hay được bầu vào Hội đồng thành viên của các tập đoàn, tổng công ty đều là những người có trình độ, bản lĩnh, được rèn luyện. Họ cũng rất muốn làm, rất muốn xây dựng tổ chức doanh nghiệp cho tốt, nhưng làm trên cơ sở nào? Do đó, thiết kế chính sách cần làm rõ ra để doanh nghiệp dám làm, dám chịu trách nhiệm", ông Hùng đề xuất.

Cũng theo ông Hùng, để doanh nghiệp Nhà nước phát huy hiệu quả hoạt động hơn nữa, vấn đề quan trọng là phải phân công, phân cấp nhiều hơn; phải trao quyền nhiều hơn cho các Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, của người đại diện doanh nghiệp ra quyết định.

Đối với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát với tư cách chủ sở hữu; cơ quan quản lý tăng cường thanh tra để doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật.

Về dài hạn, sẽ theo xu hướng là càng ngày càng phân cấp nhiều hơn cho doanh nghiệp, qua đó tăng tính chủ động; hạn chế kiểm soát đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bổ sung thêm cho vấn đề trên, TS. Võ Trí Thành kiến nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần đẩy nhanh thí điểm mô hình sandbox, trong đó chọn ra một số tập đoàn và cho phép họ cơ chế tự chủ đầu tư, tự quyết lương thưởng... để đem lại lợi nhuận cao hơn cho mỗi đồng vốn bỏ ra.

Cùng với dám làm dám chịu, phải tạo động lực để doanh nghiệp nhà nước không chỉ nghĩ đến tiêu cực, đến "phòng thủ" mà phải là đổi mới sáng tạo, là "tấn công". "Về phía Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải hoạt động trên nguyên tắc là nhà đầu tư, có thể tương tự mô hình công ty quản lý quỹ như kinh nghiệm của Singapore", ông Thành đề xuất.

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Các DNNN cần phải hiện diện với một năng lực mới, diện mạo mới, thay vì chỉ đơn thuần trở thành một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để làm được điều đó, cần đưa ra những giải pháp có tính đột phá để cởi trói cho DNNN, để DNNN được tự chủ, sáng tạo, phát triển trong một môi trường kiến tạo.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án DNNN quy mô lớn, một số quan điểm của cơ quan soạn thảo, đó là:

(1) Nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của DNNN trên nền tảng công nghệ hiện đại và năng lực đổi mới sáng tạo để làm tốt vai trò mở đường, dẫn dắt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

(2) Lấy các doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực công nghệ và đổi mới sáng tạo để thực hiện vai trò mở đường, dẫn dắt trong việc đầu tư phát triển trong một số ngành, lĩnh vực mới, có tính chất quan trọng của nền kinh tế. Tăng cường cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho một số tập đoàn quy mô lớn, có đủ năng lực thực hiện một số nhiệm vụ có tính chiến lược, dẫn dắt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

(3) Phân cấp mạnh mẽ trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước gắn với chế độ giám sát và đánh giá toàn diện.

(4) DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động quản lý điều hành của doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề quan trọng liên quan đến sản xuất kinh doanh.

  • Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước là trụ cốt kinh tế đất nước, tuy nhiên gần đây ngoài những DNNN làm ăn được thì nhiều DN đang trên đà bị thua lỗ nặng.

Đầu tư - 21/11/2024 12:30

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu Công nghiệp WHA Smart Technology tại tỉnh Thanh Hóa.

Đầu tư - 21/11/2024 12:05

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Dự án Khu đô thị hỗn hợp TP. Nha Trang có diện tích hơn 226 ha, tổng mức đầu tư hơn 17.330 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới thu hút người dân địa phương và khách du lịch trong nước, quốc tế.

Đầu tư - 21/11/2024 09:04

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Những tháng cuối năm 2024, hàng loạt công trình tại TP. HCM đang chạy nước rút để về địch. Đây là tín hiệu vui của ngành giao thông.

Đầu tư - 21/11/2024 09:03

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi (TP.HCM) tiếp tục là con đường đắt đỏ nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu. Còn phố Tràng Tiền (Hà Nội) đứng thứ 18 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đầu tư - 21/11/2024 08:50

 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đầu tư - 19/11/2024 14:57

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30