Doanh nghiệp Đà Nẵng và nỗi lo thiếu mặt bằng để mở rộng sản xuất

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp ở TP. Đà Nẵng cho biết có kế hoạch mở rộng sản xuất, tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu mặt bằng.
THÀNH VÂN
05, Tháng 05, 2023 | 09:32

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp ở TP. Đà Nẵng cho biết có kế hoạch mở rộng sản xuất, tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu mặt bằng.

"Nút thắt" cản chân doanh nghiệp

Thiếu quỹ đất để mở rộng sản xuất, kêu gọi đầu tư đang là vấn đề kéo dài nhiều năm nay tại Đà Nẵng. Đặc biệt, thành phố đang có hàng nghìn cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tồn tại trong các khu dân cư có nhu cầu muốn di dời và ổn định sản xuất nhưng không có mặt bằng.

Đại diện Công ty Khả Tâm cho biết, nhiều năm nay đơn vị có đơn, công văn xin thuê đất để ổn định sản xuất nhưng vẫn chưa được. Hiện doanh nghiệp đang phải đi thuê lại đất sản xuất của doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Giá thuê cao và doanh nghiệp cũng không dám đầu tư quy mô bài bản.

"Là doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng, là đầu vào phục vụ cho công trình xây dựng, phòng cháy chữa cháy… Do đó, chúng tôi rất muốn thuê đất ổn định để đầu tư và ổn định sản xuất", đại diện Công ty Khả Tâm cho hay.

Tương tự, nhiều năm nay, Công ty Hương Quế (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) phải thuê đất của những hộ dân lân cận để làm xưởng sản xuất cũng như làm kho chứa sản phẩm. Dù sản xuất tăng trưởng liên tục nhưng vấn đề nhà xưởng, mặt bằng sản xuất lại là rào cản lớn ngăn sự phát triển của công ty.

Đại diện Công ty Hương Quế chia sẻ, rất mong chờ cụm công nghiệp Cẩm Lệ sẽ sớm đi vào hoạt động. Nếu được doanh nghiệp mong muốn sớm ổn định cơ sở để đầu tư mở rộng sản xuất. 

khu-cong-nghiep-HK

Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng đã đạt gần 87%. Ảnh: Thành Vân.

Ông Nakaya Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng cho rằng, công ty đang tiếp tục đầu tư các thiết bị cần thiết để sản xuất các sản phẩm mới. Tuy nhiên, nếu việc mở rộng sản xuất cứ tiếp tục như hiện tại thì có thể trong tương lai công ty phải đối mặt với vấn đề về không đảm bảo không gian sản xuất.

"Chúng tôi mong muốn thành phố xem xét quản lý thích hợp các khu đất chưa sử dụng trong các khu công nghiệp khác để có thể đảm bảo thu hút được đầu tư mới", ông Nakaya Yoichi nói và đề xuất TP. Đà Nẵng cần tích cực nỗ lực đối ứng khắc phục cơ sở hạ tầng trong toàn thành phố để tạo cho người dân môi trường sống an toàn cũng như đảm bảo sản xuất cho doanh nghiệp. 

Ông Nguyễn Đức Trị, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ cho biết, thành phố cần tập trung mọi nguồn lực để tạo quỹ đất cho doanh nghiệp phát triển.

Theo ông Trị, tiến độ đầu tư các khu công nghiệp và cụm công nghiệp rất chậm, vướng nhiều thủ tục pháp lý. Thành phố phải quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho các dự án để doanh nghiệp tiếp cận được quỹ đất đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển của thành phố. 

Theo tìm hiểu, hiện nay, tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng đã đạt gần 87%. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ khả năng về cả quy mô và vốn để đầu tư trong khu công nghiệp.

Đặc biệt, mặc dù thành phố cũng đã hoàn thành cơ bản hạ tầng Cụm công nghiệp Cẩm Lệ và có kế hoạch triển khai đầu tư một số khu cụm công nghiệp khác. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về pháp lý nên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có cụm công nghiệp nào tại Đà Nẵng đi vào họat động để giải quyết vấn đề mặt bằng cho doanh nghiệp.

Đẩy nhanh hạ tầng công nghiệp

Theo bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, để đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới, Sở sẽ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp trong sản xuất cũng như thương mại hóa sản phẩm.

Theo đó, thành phố dự kiến sẽ triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm đặc trưng của thành phố.

"Khẩn trương đưa Cụm Công nghiệp Cẩm Lệ vào hoạt động và triển khai lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm Công nghiệp Hoà Nhơn và Hoà Khánh Nam để sớm bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; Triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật các Khu công nghiệp: Hoà Cầm - Giai đoạn 2, Hoà Ninh, Hoà Nhơn", bà Phương cho hay. 

Ông Nguyễn Công Tiến, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (Ban Quản lý) cho biết, hiện nay, trong Khu Công nghệ cao có một số dự án gặp nhiều khó khăn do hậu COVID-19, nhiều dự án chậm triển khai và khả năng không triển khai được.

Vì vậy, trong thời gian tới, Ban Quản lý sẽ tiến hành rà soát và thu hồi các dự án chậm triển khai để giao cho các nhà đầu tư mới có năng lực, có dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao.

"Hiện Khu Công nghệ cao thành phố vẫn còn quỹ đất để các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư. Riêng đối với các dự án chậm triển khai, việc thu hồi dự án sẽ phải theo quy định và sẽ mất thời gian. Tuy nhiên, Ban Quản lý sẽ cố gắng đẩy nhanh để thu hồi những dự án không thả thi để có thêm quỹ đất cho nhà đầu tư", ông Tiến cho hay. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ