Đà Nẵng lại đứng trước nguy cơ thiếu nước sinh hoạt

Nhàđầutư
Vào mùa hè, nhu cầu dùng nước sạch sinh hoạt tại TP. Đà Nẵng đang tăng nhanh, nhất là khi lượng khách du lịch lớn, nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nhưng nguồn cung cấp nước lại giảm mạnh do nắng nóng, xâm nhập mặn.
THÀNH VÂN
04, Tháng 05, 2023 | 06:30

Nhàđầutư
Vào mùa hè, nhu cầu dùng nước sạch sinh hoạt tại TP. Đà Nẵng đang tăng nhanh, nhất là khi lượng khách du lịch lớn, nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nhưng nguồn cung cấp nước lại giảm mạnh do nắng nóng, xâm nhập mặn.

Nguy cơ thiếu nước vì xâm nhập mặn

Những ngày qua, nước sông Cẩm Lệ (TP. Đà Nẵng) xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn, độ mặn tại cửa thu của Nhà máy nước Cầu Đỏ tăng cao so với thời điểm bình thường, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cấp nước của TP. Đà Nẵng trong mùa du lịch, lễ hội.

Theo báo cáo thủy văn tháng 5 của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ cho thấy, tại khu vực TP. Đà Nẵng, tình trạng xâm nhập mặn ở hạ lưu các sông có khả năng tăng trong tháng tới.

Lưu lượng dòng chảy trung bình tháng 5/2023 trên sông Vu Gia tại Thành Mỹ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, thiếu hụt 69%.

Hiện mực nước trên các hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Vu Gia ở mức thấp hơn từ 3 tới 20m so với mực nước bình thường, dung tích các hồ đạt từ 54-90% so với dung tích bình thường.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ cảnh báo tình trạng xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng xấu đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tại địa phương.

Theo quy hoạch cấp nước TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; đến năm 2030 nhu cầu dùng nước sạch ngày cao nhất của Đà Nẵng là hơn 801.000m3. Trong khi hệ thống cấp nước TP. Đà Nẵng hiện do Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) quản lý đến tháng 3/2023, có tổng công suất trung bình hơn 309.000m3/ngày. Nếu không bổ sung nguồn nước, Đà Nẵng sẽ thiếu hơn 590.000m3 nước.

z4297389475415_ff51ea17974d6fcd14bae9ad6007291c

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ cảnh báo tình trạng xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng xấu đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tại Đà Nẵng. Ảnh: Thành Vân.

Thực tế trong những năm gần đây, có thời điểm, Đà Nẵng đã phải đối diện với tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng vào mùa khô, có lúc đỉnh mặn lên đến 13.580 mg/1 (vượt gần 50 lần so mức nhiễm mặn cho phép của hệ thống cấp nước) và kéo dài đến hơn 3 tháng, làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân và quá trình sản xuất kinh doanh.

Để giải quyết vấn đề thiếu nước, TP. Đà Nẵng đã chi 1.170 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà máy nước Hòa Liên, công suất 120.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, đến nay, đã hơn 1 tháng kể từ khi khánh thành, Nhà máy nước Hòa Liên vẫn chưa đi vào hoạt động, theo báo cáo của các sở ngành là do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác vận hành.

Cụ thể, đây là dự án có nguồn vốn đầu tư công nên phải giao cho đơn vị quản lý là Trung tâm Quản lý hạ tầng đô thị thuộc Sở Xây dựng, đơn vị này vừa được thành phố bổ sung chức năng cung cấp nước sạch cuối năm 2022 nên chưa có kinh nghiệm vận hành nhà máy nước.

Ngoài ra, Nhà máy nước Hòa Liên cũng đang vướng về đơn giá nước tính với người dân. Dự kiến đơn giá nước sẽ được tạm tính theo giá của Nhà máy nước Cầu Đỏ (Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng), tuy nhiên chi phí vận hành của các nhà máy nước khác nhau, hiện chưa thống nhất được công suất vận hành phù hợp cho Nhà máy nước Hòa Liên để đảm bảo thu chi…

Empty

Đã hơn 1 tháng kể từ khi khánh thành, Nhà máy nước Hòa Liên vẫn chưa đi vào hoạt động. Ảnh: Nguyễn Tri.

Giải quyết an toàn nguồn nước?

Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết, hiện nay, nguồn nước sông cầu Đỏ bị nhiễm mặn, độ mặn vượt ngưỡng 1.000mg/l kéo dài liên tục.

Để chủ động ứng phó xâm nhập mặn để đảm bảo cấp nước đủ nhu cầu sử dụng trên địa bàn thành phố trong dịp lễ này, Dawaco đã tăng cường công tác giám sát chất lượng nước nguồn và đảm bảo an toàn vận hành các nhà máy, chuẩn bị các phương tiện cần thiết để phục vụ cho công tác cấp nước được an toàn.

"Để chủ động và đảm bảo nước sử dụng trong các ngày nghỉ lễ, công ty khuyến nghị các khách hàng sử dụng nước cần có biện pháp chủ động tích trữ nước trong giờ thấp điểm, có kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý. Đồng thời, khách hàng cần thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước sau đồng hồ đo đếm, đề phòng rò rỉ, gây thất thoát nước", Dawaco thông báo.

Trong khi đó, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng Võ Tấn Hà đã ký công văn gửi Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng đề nghị công ty đảm bảo an toàn nguồn nước cho thành phố. Công ty phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình nhiễm mặn tại cửa thu nước thô vào nhà máy nước Cầu Đỏ và mực nước tại đập dâng An Trạch; vận hành tối đa năng lực hiện có của các trạm bơm phòng mặn trong trường hợp nước sông Cẩm Lệ bị nhiễm mặn nặng.

Trong quá trình vận hành, nếu xác định có nguy cơ thiếu nước, công ty khẩn trương báo cáo Sở Xây dựng để kịp thời tham mưu các phương án phù hợp, tuyệt đối không để bị động trong việc triển khai các giải pháp cấp nước cho thành phố.

Theo quy trình vận hành, khi độ mặn nước sông Cẩm Lệ tại khu vực cửa thu nước thô vào Nhà máy nước Cầu Đỏ thấp hơn 200mg/l, Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng lấy nước trực tiếp từ sông Cẩm Lệ.

Khi độ mặn nước sông Cẩm Lệ từ 200-1.000mg/l, công ty điều chỉnh giảm lưu lượng nước được lấy trực tiếp từ sông Cẩm Lệ và tiến hành lấy nước sông Yên từ trạm bơm phòng mặn An Trạch.

Khi độ mặn nước sông Cẩm Lệ lớn hơn 1.000mg/l, công ty đóng kín cửa thu nước tại sông Cẩm Lệ và tiến hành bơm nước sông Yên với công suất tối đa từ trạm bơm phòng mặn An Trạch.

Trường hợp trong 24 giờ liên tục độ mặn nước sông Cẩm Lệ vẫn lớn hơn 1.000 mg/l mà việc khai thác nước từ trạm bơm phòng mặn An Trạch không đủ cung cấp nước, công ty phải báo cáo để Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng xem xét, quyết định điều chỉnh chế độ vận hành xả nước của các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia để giảm mặn theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ