Đề xuất xử lý tài sản bảo đảm không cần bên vay đồng ý

Nhàđầutư
Trên đây là khuyến nghị của chuyên gia tài chính trưởng IFC với Việt Nam để phát triển thị trường mua bán nợ và thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực mua bán nợ xấu trong thời gian tới.
ĐÌNH VŨ
09, Tháng 11, 2021 | 13:00

Nhàđầutư
Trên đây là khuyến nghị của chuyên gia tài chính trưởng IFC với Việt Nam để phát triển thị trường mua bán nợ và thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực mua bán nợ xấu trong thời gian tới.

toa-dam-no-xau

Ảnh: SBV

Tại buổi tạo đàm trực tuyến “Trao đổi chính sách về xử lý nợ xấu” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp tổ chức ngày 4/11, chuyên gia của IFC khuyến nghị, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách để thị trường nợ xấu hoạt động tích cực có khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, việc mở cửa thị trường nợ xấu và tạo môi trường thuận lợi cho việc giao dịch nợ xấu sẽ thu hút các nhà đầu tư, phát triển hệ sinh thái hỗ trợ thị trường nợ xấu (nhà cung cấp dịch vụ xử lý nợ, định giá, pháp lý, kế toán, thuế, v.v.), tạo cơ sở cho nền tảng giao dịch nợ xấu, chứng khoán hoá nợ xấu, giao dịch thứ cấp/cấp ba, cung cấp cơ chế thanh lý nợ xấu hiệu quả trong lĩnh vực tài chính.

Riêng với thị trường mua bán nợ của Việt Nam, chuyên gia tài chính trưởng IFC, ông Darryl Dong cho biết, trên thế giới 65% tài sản bản đảm (TSBĐ) được xử lý thông qua cơ chế đàm phán thương lượng, còn tại Việt Nam việc thực hiện quyền chủ nợ thông qua pháp lý khó khăn, phức tạp, cồng kềnh tốn kém. "Nhất là việc nhà đầu tư mua khoản nợ xấu kèm tài sản phải xin phép, cần sự đồng thuận khách hàng mới thu giữ được TSBĐ khiến cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn chỉ đang quan sát thị trường Việt Nam".

Theo chuyên gia tài chính trưởng IFC, ở Trung Quốc trước đây cũng đưa ra quy định nêu trên nhưng hiện tại đã sửa lại, thay vì phải xin phép, người mua chỉ cần thông báo đến chủ tài sản. Sự thay đổi này đã thu hút ngay sự quan tâm của nhà đầu tư đối với khoản nợ xấu.

"Việt Nam cần có cải cách táo bạo với giao dịch mua bán nợ xấu, nhất là sự tường minh trong các chính sách. Theo đó, để thu hút nhà đầu tư mua bán nợ xấu nên bỏ yêu cầu cần có sự đồng ý của bên vay (chủ sở hữu tài sản) khi xử lý TSBĐ; có chính sách ưu đãi khuyến khích giao dịch mua bán nợ xấu… Đơn cử, tại Philippines, Chính phủ nước này không chỉ có Luật mua bán nợ xấu mà còn có ưu đãi miễn thuế đối với giao dịch mua bán nợ xấu...", ông Darryl Dong nói.

Thực tế, đã từng có những đề xuất về việc nên có một Luật riêng về xử lý nợ xấu ở nước ta khi thời điểm Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu sắp hết hiệu lực (15/8/2022). Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được nhiều sự đồng tình từ phía các chuyên gia tài chính trong nước. Đa số các chuyên gia cho rằng nên sửa theo hướng, xử lý nợ xấu trở thành 1 chương trong Luật các TCTD.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, nguyên Chủ tịch VAMC cho biết, mua bán nợ khác với mua bán tài sản đảm bảo hay đấu giá tài sản đảm bảo. Mua bán nợ là kế thừa một khoản nợ. Chủ nợ có quyền kế thừa, trách nhiệm đôn đốc, thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo. Vì vậy việc thành lập sàn mua bán nợ là cần thiết, phù hợp với nhu cầu tất yếu của thị trường.

"Ở đó người bán là ngân hàng, người mua có thể là doanh nghiệp, người dân, nên cần có đánh giá khoản nợ. Sàn giao dịch nợ (Trung tâm mua bán nợ) sẽ đóng vai trò thẩm định, phân tích, đánh giá khoản nợ, trả lời được những câu hỏi như: Khi kế thừa khoản nợ thì kế thừa cái gì? Doanh nghiệp đó có khả năng phục hồi? Rồi pháp lý của tài sản đảm bảo ra sao?... giúp minh bạch hoá thông tin được đưa lên sàn", ông Hùng nói.

Trên thực tế, dù Trung tâm mua bán nợ chưa được thành lập chính thức thì thị trường mua bán nợ thứ cấp tại Việt Nam cũng vẫn đang hoạt động. Các ngân hàng vẫn đang rao bán, chuyển nhượng các khoản nợ cả có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm.

VAMC cho biết, tính đến 31/10/2021, cơ quan này đã mua nợ theo giá trị thị trường (GTTT) với tổng giá mua đạt 1.922 tỷ đồng, chỉ bằng 38,44% kế hoạch mua nợ theo GTTT năm 2021.

Tính đến 30/9/2021, VAMC xử lý được 18.358 tỷ đồng, bằng 61% kế hoạch xử lý thu hồi nợ năm 2021. VAMC cho biết, đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ tuy nhiên do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, các khách hàng vay nợ đã không đảm bảo nguồn thu trả nợ theo dự kiến.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ